Bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 76 - 78)

- Rau quả đóng hộp các loại 2.554 3.451 6.199 9,27 12,

2009 2010 2011 Tăng trưởng 2011/2010 Hàng nông sản

3.1.1.1. Bối cảnh quốc tế

Tình hình chung trên thế giới những năm tới sẽ còn nhiều biến động lớn, theo dự báo của Đảng ta tại Đại hội XI:

Tồn cầu hố và cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy q trình hình thành xã hội thơng tin và kinh tế tri thức. Kinh tế thế giới mặc dù có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng nhưng vẫn cịn nhiều khó khăn, bất ổn;... Những vấn đề tồn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, thiên tai, dịch bệnh... sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp [17, tr.183-184].

Về thuận lợi:

Hiện nay và thời gian sắp tới, dân số thế giới tăng liên tục sẽ làm cho mức độ tiêu thụ lương thực, thực phẩm tăng nhanh hơn. Đồng thời, các nguồn tài nguyên căn bản phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng khan hiếm, từ đó sẽ làm cho giá cả nơng sản có xu hướng tăng lên, sản xuất nơng nghiệp sẽ trở thành một ngành kinh tế rất có triển vọng. Vấn đề này đe dọa đến tình hình an ninh lương thực thế giới, nhưng nó là một cơ hội đối với sản xuất nơng nghiệp

Việt Nam nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng. Xu hướng sử dụng lương thực, thực phẩm sẽ có nhiều thay đổi so với trước đây. Một mặt, đảm bảo năng lượng dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể; mặt khác, ngày nay, ở các nước phát triển con người coi thức ăn là thước đo đánh giá chất lượng cuộc sống, là văn hóa, giá trị của địa phương. Hàng hóa nơng sản khơng chỉ đơn thuần đo lường bằng giá cả thị trường, hay nói cách khác, người ta khơng chỉ nhìn lương thực như hàng hóa trao đổi trên thị trường, họ có xu hướng chấp nhận một mặt bằng giá cả cao hơn để có thể thưởng thức được giá trị của thức ăn. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường to lớn đó, nơng nghiệp sẽ phải phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, cùng với công nghiệp chế biến nông sản trong mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ, tạo ra nhiều loại hàng hóa phong phú, đa dạng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, gia tăng giá trị hàng nông sản, bảo vệ môi trường và các giá trị văn hóa, xã hội.

Bên cạnh châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Á là những vùng kinh tế có đời sống phát triển, trong tương lai sẽ tiếp tục có thêm những vùng phát triển mới như các nước trước đây thuộc Liên Xô, Trung Quốc, Đông Nam Á, Nam Mỹ. Đây sẽ là những thị trường mới, tiềm năng lớn về mở rộng nhu cầu tiêu thụ hàng nông sản chế biến. Trên thế giới sẽ xuất hiện các nhu cầu mới về hàng nông sản như sản xuất nhiên liệu sinh học, thức ăn nhanh theo xu hướng thân thiện với môi trường, bảo vệ sức khỏe, làm đẹp... Điều đó sẽ tạo cơ hội để phát triển công nghiệp chế biến nông sản nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp và tăng giá bán đối với mặt hàng nông sản chế biến.

Nhìn chung, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, mở ra nhiều thị trường lớn cho hàng nông sản chế biến của tỉnh Tiền Giang. Đồng thời, mở ra cơ hội thu hút đầu tư, tiếp thu công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất, chế biến, tăng sức cạnh tranh và lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Trong tương lai, khoa học và công nghệ sẽ là động lực quan trọng tạo nên năng suất, chất lượng và giá thành sản

phẩm mới, trực tiếp làm thay đổi cơ cấu và tổ chức sản xuất. Đây là cơ hội để các cơ sở chế biến của Tỉnh nắm bắt để phát triển mở rộng sản xuất theo chiều sâu nâng cao giá trị sản xuất, góp phần đáng kể vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

Về khó khăn, thách thức:

Thị trường hàng nơng sản chế biến trên thế giới luôn chứa đựng nhiều biến động cũng như xu hướng phát triển mới theo những phương diện khác nhau cả về sản xuất, tiêu thụ, giá cả và những thương lượng buôn bán giữa các quốc gia và các khu vực với nhau. Một xu hướng chung tác động đến phát triển công nghiệp chế biến nơng sản trên thế giới đó là người tiêu dùng ln lo lắng về chất lượng, vệ sinh, giá trị sản phẩm và yêu cầu bảo vệ môi trường trở nên quan trọng cả trong công nghệ chế biến và tổ chức sản xuất với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Thách thức trong giai đoạn hiện nay là làm thế nào để duy trì tính ổn định và hạ giá thành nguồn nguyên liệu, đa dạng hóa mặt hàng chế biến, đổi mới cơng nghệ và nâng cao trình độ tinh chế sản phẩm. Tất cả điều đó đang mở ra những thuận lợi và cả những khó khăn đối với tỉnh Tiền Giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đây sẽ là sức ép lớn để đẩy nhanh phát triển, đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất của các cơ sở, doanh nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w