- Rau quả đóng hộp các loại 2.554 3.451 6.199 9,27 12,
2009 2010 2011 Tăng trưởng 2011/2010 Hàng nông sản
3.1.2. Phương hướng phát triển công nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, tầm nhìn
trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, tầm nhìn 2030
Bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới đã đặt ra nhiều cơ hội và thách thức lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang, để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX của đã thống nhất đề ra phương hướng, nhiệm vụ chung của giai đoạn 2010 - 2015 đó là:
Phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, hợp lý và bền vững; chuyển dịch mạnh mẽ, đồng bộ cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp và thương mại dịch vụ, phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên cơ sở cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn đi đơi với phát triển mạnh công nghiệp và thương mại - dịch vụ; đẩy nhanh
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là các cơng trình trọng điểm; tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hóa - xã hội; chủ động tạo việc làm, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; bảo vệ môi trường sinh thái; giữ vững ổn định chính trị - xã hội làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội;...[14, tr.158-159].
Tỉnh đã xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 với các mục tiêu chủ yếu như sau:
Mục tiêu tổng quát đến năm 2020, phấn đấu xây dựng Tiền Giang là một trong những tỉnh của vùng Đồng bằng sơng Cửu Long đạt trình độ phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và là một tỉnh động lực mới của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đạt mục tiêu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp trước 2 - 3 năm so với mức trung bình cả nước, với các mục tiêu cụ thể như:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng bình quân 12,5%/năm giai đoạn 2006 - 2020. GDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt khoảng 4.050 USD/người (theo giá thực tế).
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng đạt 48,5%; thương mại - dịch vụ đạt 36,5%; nông, lâm, ngư nghiệp đạt 15,0%.
- Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 16,2%/năm giai đoạn 2011 - 2020. Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người đạt trên 900 USD vào năm 2020.
- Huy động nguồn vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm đạt hơn 40%/GDP.
- Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống còn dưới 4% và nâng thời gian sử dụng lao động khu vực nông thôn lên khoảng trên 90% năm 2020.
- Trong giai đoạn 2011 - 2020, mỗi năm tạo mới trên 40 ngàn lao động. Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên khoảng 51%, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) xuống dưới 6% vào năm 2020; - Đến năm 2020: 100% cơ sở sản xuất xây dựng mới có cơng nghệ sạch, phấn đấu đạt tốc độ đổi mới công nghệ bình quân 20 - 25%/năm; 70% các khu đô thị và 100% các khu công nghiệp, khu cơng nghệ cao có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn mơi trường..v.v. [46].
Để góp phần thực hiện thành cơng các mục tiêu trên trong thời gian tới, cơng nghiệp chế biến nơng sản giữ một vai trị hết sức quan trọng. Tỉnh tập trung tạo mọi điều kiện thuận lợi phát huy hiệu quả những tiềm lực tự nhiên, kinh tế - xã hội, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông sản. Đại hội lần thứ IX của Đảng bộ tỉnh đã nhấn mạnh:
Tập trung phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và chế biến sâu, khuyến khích đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến, nâng cao giá trị gia tăng trong cơng nghiệp. Trên cơ sở đó, phải tập trung đầu tư ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, bảo quản và chế biến hàng hóa nơng sản để tăng giá trị sản xuất... Hình thành và mở rộng vùng sản xuất chuyên canh lớn, đặc biệt là các vùng chuyên canh cây ăn trái, gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ... Tổ chức lại sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước. Tiếp tục đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất [14, tr.74-78].
Trên cơ sở đó, phát triển cơng nghiệp chế biến nơng sản phải vừa phát huy lợi thế của Tỉnh gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long; vừa hỗ trợ phát triển nông nghiệp
và mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngồi nước. Phát triển cơng nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới, cụ thể là đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo những phương hướng cơ bản sau: