- Rau quả đóng hộp các loại 2.554 3.451 6.199 9,27 12,
2009 2010 2011 Tăng trưởng 2011/2010 Hàng nông sản
3.2.3.2. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển chế biến nông sản
triển chế biến nông sản
Coi trọng công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vì đây là một trong những nhân tố quyết định đến việc phát triển công nghiệp chế biến nông
sản của Tỉnh theo hướng bền vững. Ủy Ban nhân dân tỉnh vận dụng thực hiện chính sách hỗ trợ về đào tạo nghề hiện tại của Trung ương để phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp nông thôn theo Quyết định số 81/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/4/2005, hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn và Quyết định số 1950/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/11/2009 về phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Việc khai thác, sử dụng hợp lý và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ nâng cao năng suất lao động, góp phần cải thiện đời sống của người lao động. Các chính sách và giải pháp đối với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong chế biến nông sản cần tập trung vào những vấn đề sau:
Một là, chú trọng công tác đào tạo và thu hút nguồn nhân lực cho chế
biến nông sản, xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn để có một lực lượng lao động chế biến có chất lượng cao, linh hoạt, thích ứng được yêu cầu của hội nhập. Tăng cường năng lực hệ thống các cơ sở đào tạo phục vụ công nghiệp chế biến nơng sản theo xu hướng xã hội hóa hoạt động đào tạo nhằm thu hút nguồn lực xã hội vào các hoạt động đào tạo nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo gắn với giải quyết việc làm cho lao động. Mở rộng các loại hình đào tạo, phân bổ tỷ trọng hợp lý các cấp độ đào tạo đại học, trung cấp và công nhân kỹ thuật. Đặc biệt là mơ hình đào tạo tại chỗ, thu hút lực lượng lao động trẻ, có văn hố ở nơng thơn vào các cơ sở chế biến.
Hai là, các cấp, các ngành tăng cường hỗ trợ đầu tư hoạt động đào tạo
mới và đào tạo lại, thực hiện dịch vụ tư vấn sản xuất, dịch vụ tiếp cận thị trường… nhằm nâng cao nhận thức, tri thức khoa học, kỹ năng cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và người lao động có liên quan đến sản xuất, chế biến, đáp ứng yêu cầu vận hành của các dây chuyền thiết bị hiện đại. Đẩy mạnh đào tạo và phát triển công nhân lành nghề; nâng cao chất lượng đào tạo, dạy nghề của các cơ sở dạy nghề; kết hợp tốt giữa lý thuyết và thực hành; bồi
dưỡng, nâng cao trình độ cơng nhân; tăng cường liên kết giữa đào tạo trong tỉnh và gởi đào tạo ngoài tỉnh; phân loại doanh nghiệp để xác định yêu cầu, trình độ về nguồn nhân lực, hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực.
Ba là, có cơ chế, chính sách thu hút và đãi ngộ hợp lý, công khai đối
với cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật, cơng nhân có tay nghề cao làm việc tại các doanh nghiệp chế biến nơng sản.
Bốn là, cần có chính sách và giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực
tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, cơng nghệ sạch cho cơng nhân qua các chương trình học tập, huấn luyện.