Năng lực của doanh nghiệp trong ngành

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 33 - 34)

Mục tiêu chung của các doanh nghiệp là đạt được lợi nhuận tối đa, và tích lũy vốn để mở rộng sản xuất. Trong quá trình đầu tư phát triển cơng nghiệp chế biến nông sản bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cũng như được sự hỗ trợ từ các chính sách kinh tế của Tỉnh, của Nhà nước; nếu các doanh nghiệp có đủ năng lực về tài chính, nhân lực, cơng nghệ, trình độ tổ chức quản lý… thì sẽ có nhiều cơ hội hơn để phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất, doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao, tăng nguồn vốn tích lũy để tiếp tục thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng, thúc đẩy sự phát triển của ngành. Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh về mặt hàng nông sản chế biến giữa các doanh nghiệp, các quốc gia ngày càng diễn ra gay gắt cả về chất lượng, mẫu mã và chủng loại sản phẩm, để tồn tại và phát huy khả năng sản xuất, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tiếp tục đẩy mạnh phát triển mở rộng quy mô sản xuất, chế biến thơng qua các hình thức liên doanh, liên kết với nhau, huy động được nhiều nguồn lực hơn tạo điều kiện thuận lợi để ứng dụng công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo thêm nhiều việc làm, thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh phát triển. Ngược lại, nếu các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, tốc độ thu hồi vốn chậm, thêm vào đó là nền kinh tế ngày càng có nhiều biến động, khủng hoảng, điều kiện phát triển sản xuất, cơ chế chính sách cịn nhiều hạn chế thì rất khó khăn để các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất dẫn đến có thể kìm hãm sự phát triển cơng nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w