Bối cảnh trong nước

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 78 - 80)

- Rau quả đóng hộp các loại 2.554 3.451 6.199 9,27 12,

2009 2010 2011 Tăng trưởng 2011/2010 Hàng nông sản

3.1.1.2. Bối cảnh trong nước

Bên cạnh những biến động diễn ra trên thế giới, ở trong nước, những năm sắp tới cũng sẽ có nhiều thuận lợi và thách thức đan xen nhau.

Về thuận lợi:

Dân số Việt Nam sẽ tiếp tục tăng, ước tính đến năm 2025 sẽ đạt khoảng 100 triệu người; q trình đơ thị hóa diễn ra nhanh chóng, thu nhập dân cư tăng lên và nhu cầu về tiêu dùng hàng nông sản cũng tăng lên, đặc biệt là nơng sản đã qua chế biến có giá trị gia tăng cao, chủng loại đa dạng bảo đảm chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Một triển vọng lớn hiện nay đó là những cam kết hợp tác đầu tư của các công ty xuyên quốc gia và tổ chức quốc tế. Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, nếu có chính sách đầu tư đúng đắn và chiến lược phát huy lợi thế so sánh hợp lý, khơn khéo, thì tỉnh Tiền Giang sẽ trở thành một điểm hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư vào phát triển công nghiệp chế biến nông sản. Đây là một cơ hội phát triển rất quan trọng trong giai đoạn đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn mà Tỉnh cần phải tập trung nỗ lực để nắm bắt.

Về khó khăn, thách thức:

Điều rất quan tâm hiện nay là do quy mô phát triển sản xuất của các cơ sở, doanh nghiệp nhỏ lẻ, phân tán, trình độ cơng nghệ chế biến lạc hậu, kết cấu hạ tầng cũng như cơ chế chính sách còn nhiều hạn chế,… nên nhiều chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất của công nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thị trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong khi đó, tự do hóa thương mại sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh rất quyết liệt, hàng nông sản chế biến không thể đem ra mua bán trên thị trường dưới dạng sơ chế, chất lượng và mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm thấp kém… Quá trình này cũng mở ra những thách thức lớn về các rào cản kỹ thuật, biến động giá cả và các tranh chấp thương mại đối với hàng nông sản chế biến của Tỉnh.

Trong tương lai, tốc độ của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ tiếp tục được đẩy nhanh hơn, góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, cạnh tranh công nghệ tiên tiến đang diễn ra mạnh mẽ, các cơ sở, doanh nghiệp có xu hướng thu hút nhiều vốn, giảm lao động. Do đó, để phát triển bền vững, nâng cao sức cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận, thì các doanh nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh không thể phát triển theo hướng thu hút nhiều lao động như trước đây (nhất là lao động có trình độ chun mơn, tay nghề thấp như hiện nay), nguy cơ dẫn đến tăng tỷ lệ thất nghiệp và các vấn đề xã

hội. Ngoài ra, các rủi ro do biến động giá cả thị trường, gian lận thương mại đối với nguồn nguyên liệu, dịch vụ đầu vào sẽ gây thêm nhiều khó khăn đến q trình phát triển sản xuất, chế biến. Tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến thường xuyên diễn ra làm tăng chi phí, giảm chất lượng nông sản ảnh hưởng đến uy tín và lợi nhuận của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Với bối cảnh trên thế giới và trong nước thời gian tới cho thấy, phát triển công nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang sẽ đứng trước rất nhiều cơ hội thuận lợi cũng như những khó khăn, thách thức lớn. Điều đáng chú ý là những thách thức đó khơng làm triệt tiêu đi khả năng phát triển, mà cùng với những cơ hội định hướng cho Tỉnh đề ra những giải pháp hợp lý để phát triển ngành chế biến nông sản phù hợp với điều kiện và đặc điểm của tình hình mới. Phát triển cơng nghiệp chế biến nông sản thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, thơng qua chế biến, với trình độ khoa học và cơng nghệ hiện đại, sẽ làm gia tăng giá trị của hàng nông sản, đảm bảo chất lượng và các tiêu chuẩn theo những yêu cầu khó tính của thị trường.

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w