Phát triển công nghiệp chế biến nông sản gắn với nguồn nguyên liệu tập trung và gia tăng giá trị sản phẩm

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 83 - 84)

- Rau quả đóng hộp các loại 2.554 3.451 6.199 9,27 12,

2009 2010 2011 Tăng trưởng 2011/2010 Hàng nông sản

3.1.2.1. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản gắn với nguồn nguyên liệu tập trung và gia tăng giá trị sản phẩm

nguyên liệu tập trung và gia tăng giá trị sản phẩm

Trong bối cảnh kinh tế thế giới ln có nhiều biến động, quy mơ sản xuất nhỏ lẻ, phân tán là không thể tồn tại và phát triển bền vững, mà phải dựa trên cơ sở liên kết phát triển theo hướng tập trung quy mơ rộng lớn, thì mới có cơ hội huy động được tối đa mọi nguồn lực kinh tế - xã hội vào phát triển chế biến nông sản phù hợp với những tiến bộ của khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng hàng nông sản, tăng sức cạnh tranh và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh.

Căn cứ vào những lợi thế về vị trí và tiềm năng, sản xuất nông nghiệp ở Tiền Giang đến 2020 sẽ phải phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, thâm canh, gắn với điều kiện sinh thái và là ngành sản xuất chủ lực, đóng góp lớn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh. Quy hoạch phát triển nông nghiệp quy mô lớn, mở rộng thâm canh tăng vụ là nhằm tạo thêm nhiều việc làm trong nông nghiệp, tạo ra khối lượng nông sản lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản và xuất khẩu, đặc biệt là vành đai lương thực, thực phẩm, rau quả hàng hóa cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhất là thành phố Hồ Chí Minh; hướng tới nâng cấp và xây dựng mới các trung tâm giống cây trồng, vật nuôi, các mơ hình nơng nghiệp cơng nghệ cao, mơ hình sản xuất sạch và an tồn... góp phần lơi kéo cả vùng Đồng bằng sơng Cửu Long cùng phát triển. Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn ở Tỉnh phải được đẩy nhanh trên cơ sở ứng dụng khoa học và công nghệ, công nghệ sinh học, chuyển đổi giống cây trồng, vật ni có năng suất và chất lượng cao nhằm để đáp ứng yêu cầu của thị trường và tăng thu nhập trên đơn vị diện tích. Định hướng phát triển các loại cây trồng chủ

lực phù hợp với điều kiện, có giá trị kinh tế cao, giữ vững thương hiệu và uy tín trên thị trường.

Công nghiệp chế biến nông sản trong thời gian tới phải được tập trung phát triển phù hợp với những đặc điểm, thế mạnh của Tỉnh, phát huy được vai trò là phân ngành cơng nghiệp mũi nhọn, có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với phát triển nông nghiệp. Hoạt động của các cơ sở, doanh nghiệp chế biến phải theo hướng quy hoạch sản xuất tập trung gắn kết với vùng nguyên liệu, đồng thời đầu tư sản xuất gắn với nhu cầu của thị trường, tạo sự cân đối giữa các khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Liên kết chặt chẽ các thành phần tham gia vào các chuỗi giá trị, mỗi chủ thể tham gia vào các chuỗi giá trị tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình, bảo đảm đạt được lợi nhuận thỏa đáng, khắc phục sự cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho các bên và làm giảm giá trị nông sản.

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w