Đầu tư đổi mới công nghệ chế biến hiện đại, công nghệ sạch

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 91 - 92)

- Rau quả đóng hộp các loại 2.554 3.451 6.199 9,27 12,

2009 2010 2011 Tăng trưởng 2011/2010 Hàng nông sản

3.2.3.1. Đầu tư đổi mới công nghệ chế biến hiện đại, công nghệ sạch

Trong hoạt động kinh doanh, chế biến nông sản, cũng như sản xuất - kinh doanh các ngành nghề khác, mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã và chủng loại hàng hóa. Những mục tiêu đó chỉ thực hiện được khi áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất. Thực trạng về trình độ cơng nghệ của các cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong thời gian qua cịn rất nhiều hạn chế. Do đó, trong thời gian tới tỉnh cần phải tập trung vào một số vấn đề sau:

Một là, tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên dưới nhiều hình thức về

tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ mới, công nghệ sạch vào sản xuất, chế biến nông sản.

Hai là, tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa

học và cơng nghệ, áp dụng các quy trình chế biến tiên tiến để nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Đẩy mạnh việc áp dụng cơ chế đấu thầu công khai, minh bạch các đề án nghiên cứu khoa học gắn với nhu cầu thực tiễn, từ đó nâng cao chất lượng nghiên cứu của các cơ sở khoa học như các Viện nghiên cứu, các trường. Khuyến khích và tăng cường chi ngân sách hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu khoa học, triển khai kết quả nghiên cứu ứng dụng những công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh, chế biến hàng nơng

sản sạch, có giá trị gia tăng cao. Đồng thời, có chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các cơ sở, doanh nghiệp chuyển sang áp dụng công nghệ sạch với quy trình chế biến bảo đảm an tồn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế.

Ba là, có chính sách ưu đãi đối với nhập khẩu các máy móc, thiết bị và

công nghệ hiện đại, công nghệ thân thiện với môi trường. Khuyến khích doanh nghiệp chủ động hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ để tranh thủ những tiến bộ kỹ thuật mới, tiên tiến. Tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật của quốc tế trong việc xây dựng và áp dụng các mơ hình sản xuất, chế biến nơng sản.

Bốn là, để thực hiện phát triển, mở rộng sản xuất - kinh doanh, các

doanh nghiệp phải linh hoạt, chủ động huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau trong xã hội đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ chế biến hiện đại, chứ không chỉ trông chờ vào nguồn vốn của Nhà nước, của Tỉnh. Thực hiện liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến trong và ngoài nước.

Như vậy, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ chế biến hiện đại không chỉ tạo ra lợi thế cạnh tranh của những sản phẩm đã có, mà cịn sản xuất ra nhiều loại sản phẩm mới, chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng lợi nhuận, khích thích các cơ sở chế biến tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản chế biến. Xu hướng hiện nay cho đến tương lai, thương hiệu và sản phẩm của khoa học và công nghệ tạo ra là vũ khí cạnh tranh có sức mạnh nhất trên thị trường. Bên cạnh việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, chế biến, các doanh nghiệp còn phải chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu, giữ vững vị thế và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w