Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 70 - 76)

- Rau quả đóng hộp các loại 2.554 3.451 6.199 9,27 12,

2009 2010 2011 Tăng trưởng 2011/2010 Hàng nông sản

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu trên thì phát triển cơng nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang những năm qua vẫn còn nhiều hạn chế nhất định.

Thứ nhất, mặc dù là phân ngành công nghiệp mũi nhọn, từng bước

phát triển nổi bật, nhưng nhìn chung cơng nghiệp chế biến nơng sản vẫn cịn phát triển chậm, quy mô nhỏ, sức cạnh tranh thấp. Ngồi một vài doanh nghiệp có quy mơ lớn, đa số các cơ sở, doanh nghiệp chế biến nơng sản cịn lại có qui mơ sản xuất nhỏ và vừa (chiếm đến 99,4%), khả năng tích lũy thấp, thiếu vốn đầu tư mở rộng quy mô, hiệu quả sản xuất - kinh doanh chưa cao.

Thứ hai, phần lớn các cơ sở, doanh nghiệp chế biến chưa có sự gắn

kết chặt chẽ với vùng sản xuất nguyên liệu tập trung và thị trường. Sản xuất nông nghiệp vẫn chưa đáp ứng được nguồn nguyên liệu đảm bảo cả về số lượng, chất lượng và giá thành cho công nghiệp chế biến, do tỷ lệ thất thốt sau thu hoạch cịn lớn, theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỷ lệ thất thốt sau thu hoạch đối nơng sản như sau: Đối với sản xuất lúa, tổn thất về sản lượng, chất lượng trong và sau thu hoạch khoảng 11,5%

(tương đương 150.000 tấn lúa, gần bằng sản lượng lúa của 1 huyện). Đối với rau màu và cây ăn trái, tổn thất về sản lượng, chất lượng từ 10 - 20%, tương

ứng với giá trị tổn thất khoảng 960 tỷ đồng. Tổn thất này tập trung ở các khâu: thu hoạch, phơi sấy, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, xay xát và chế biến. Vì vậy, có thể nói phát triển cơng nghiệp chế biến nông sản chưa khai thác hiệu quả lợi thế nơng nghiệp của Tỉnh, tình trạng mất cân đối lớn giữa nguồn nguyên liệu với năng lực phát triển doanh nghiệp xảy ra thường xuyên.

Chính vì chưa tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể trong các chuỗi giá trị nên nguồn nguyên liệu nông sản và sản phẩm chế biến còn đơn điệu, kém chất lượng. Các cơ sở, doanh nghiệp chế biến tách rời với nông dân, chưa chủ động được nguồn nguyên liệu trong chế biến, vốn đầu tư thấp, quy mô nhà máy, công suất chế biến nhỏ, lạc hậu... các doanh nghiệp có quy mơ lớn, cơng nghệ hiện đại do chưa gắn kết tốt với vùng nguyên liệu nên gây lãng phí vốn, cơng suất máy móc và lao động chế biến… Bên cạnh đó, thị trường ln có nhiều biến động khó lường, nhưng các thơng tin kinh tế, tiếp thị, khai thác thị trường cịn yếu cho nên việc tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu trực tiếp của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, sức cạnh tranh còn nhiều hạn chế, lợi nhuận thấp.

Ba là, công nghiệp chế biến nông sản chưa phát triển đủ mạnh để thúc

đẩy tăng trưởng ngành công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông sản tăng liên tục hàng năm nhưng tốc độ tăng bình qn khơng đều và chậm lại những năm gần đây (nếu xét công nghiệp chế biến thực phẩm - đồ uống thì năm 2008 tăng 25,4% so với 2007, nhưng sang năm 2010 chỉ tăng 11,1% so với năm 2009 và năm 2011 tăng 19,2% so với năm 2010), biểu hiện ở tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm dần (từ 28,3% năm 2010 giảm xuống cịn 28% năm 2011), do đó cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm. Chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn (tốc độ tăng lao động bình qn trong ngành cơng nghiệp chế biến

hàng năm chưa đáng kể, năm 2010 so với 2009 là 0,53%, năm 2011 so với 2010 là 0,64%). Trình độ chuyên môn, kỹ năng quản lý, tay nghề kỹ thuật của người lao động trong các cơ sở chế biến tuy có được nâng lên nhưng nhìn chung vẫn cịn thấp, chưa đáp ứng được u cầu của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nguồn lao động chưa đáp ứng được nhu cầu về kiến thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp.

Bốn là, công nghệ chế biến lạc hậu, sản phẩm chủ yếu còn ở dạng sơ

chế nên giá trị gia tăng của hàng nơng sản chưa cao, khó khăn trong việc bảo đảm chất lượng và an toàn vệ sinh sản phẩm, giảm kim ngạch xuất khẩu. Hệ thống nhà máy sơ chế, chế biến, bảo quản ở Tỉnh hiện nay rất ít, hệ thống kho, công nghệ, phương pháp bảo quản cịn lạc hậu. Do đó, phần lớn những sản phẩm chế biến chưa đáp ứng đầy đủ được các tiêu chí phát triển và những điều kiện trong kinh doanh - thương mại quốc tế. Ngoại trừ một số cơ sở liên doanh với nước ngoài và những cơ sở thuộc doanh nghiệp nhà nước có nhà xưởng và kho tàng bảo quản nơng sản được trang bị hiện đại, cịn lại đại bộ phận cơ sở chế biến là tư nhân, sản xuất, chế biến với thiết bị, máy móc lạc hậu, dây chuyền cơng nghệ khơng đồng bộ. Vì thế, mức tiêu hao ngun, nhiên, vật liệu cao, không hạ được giá thành dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp.

Trong những năm qua, ngành chế biến gạo và chế biến rau quả ở Tỉnh đã tự động hóa một số doanh nghiệp có qui mơ lớn, nhưng các doanh nghiệp cịn lại trình độ trang bị cịn thấp, máy móc, thiết bị có thời gian sử dụng lâu chưa được thay thế. Số nhà xưởng kiên cố chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp, tỷ lệ đổi mới trang thiết bị hàng năm khoảng 5 - 7%, trong khi các nước trên thế giới tỷ lệ này là 20%. Riêng trong ngành chế biến gạo xuất khẩu, hầu như khơng có doanh nghiệp nào có hệ thống dự trữ lúa gạo hiện đại (Cylo). Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh sang thị trường Châu Âu giảm 1,9% so năm 2010, tuy nhiên đây vẫn là thị trường trọng yếu. Tiếp theo là thị trường Châu Á chiếm 30,6%, giảm 4,4% so năm 2010 (nhiều nhất là gạo).

Ngồi ra, cịn một số hạn chế khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của công nghiệp chế biến nông sản, như: Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều bất cập như giao thông vận tải, điện, nước, đường sá,... chưa phát triển đồng bộ, hiện đại. Một số vấn đề thuộc về cơ chế, chính sách pháp luật, nhất là các chính sách tài chính, thuế, lãi suất tín dụng, tiền tệ, chính sách thị trường, năng lực quản lý vĩ mô của Nhà nước và Tỉnh còn thiếu nhất quán, thiếu tính đồng bộ và kịp thời là một trong những lực cản lớn cho sự phát triển công nghiệp chế biến nông sản của Tỉnh.

Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân khách quan:

Một là, điều kiện tự nhiên ngày càng có nhiều biến đổi, thời tiết khí

hậu diễn biến bất thường, đất đai thổ nhưỡng dần dần mất tính màu mỡ, nguồn nước ngày càng bị ơ nhiễm… thêm vào đó, vùng sản xuất nguyên liệu tập trung chuyên canh chưa phát triển rộng rãi, cơng nghệ thấp, tỷ lệ thất thốt lớn nên gây ra nhiều hạn chế về sản lượng và chất lượng nông sản.

Hai là, phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở Tỉnh xuất phát từ

nền sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, các cơ sở chế biến chủ yếu mang tính chất truyền thống, thủ cơng, ít đầu tư máy móc, thiết bị, kết cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế - thiếu đồng bộ, lao động ít được đào tạo.

Ba là, tác động của tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, bên cạnh những

yếu tố tích cực, bối cảnh đó cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho ngành chế biến nông sản của Tỉnh. Thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ trong môi trường kinh doanh năng động, địi hỏi các doanh nghiệp phải nhạy bén, trình độ, kỹ năng quản lý sản xuất, tay nghề lao động phải phù hợp những tiến bộ của khoa học và công nghệ, sản xuất tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn chất lượng của pháp luật trong nước và quốc tế, doanh nghiệp có khả năng dự báo cao về nhu cầu của thị trường,… Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở, doanh nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang hiện nay vẫn chưa thực hiện tốt những vấn đề đó.

Nguyên nhân chủ quan:

Một là, nhận thức vai trị của cơng nghiệp chế biến nơng sản trên địa

bàn tỉnh thời gian qua cịn nhiều hạn chế, chưa hình thành được hệ thống lý luận cơ bản về công nghiệp chế biến nông sản gắn với thực tiễn. Một bộ phận cán bộ quản lý chưa nhận rõ đây là ngành mũi nhọn, mang tính đột phá, gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp tăng trưởng kinh tế của Tỉnh. Mặc dù, Tỉnh đã đề ra chiến lược phát triển công nghiệp chế biến nông sản theo hướng phù hợp với điều kiện, lợi thế và bối cảnh hội nhập kinh tế, nhưng vẫn chưa thể hiện rõ tính đột phá trong phát triển, hàng nông sản chế biến chịu ảnh hưởng lớn của các chính sách bảo hộ nghiêm ngặt bởi các hàng rào thuế quan và phi thuế quan ngày càng tinh vi, phức tạp từ phía các nước phát triển, điển hình như EU, Mỹ,… gây nhiều khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp chế biến nông sản.

Hai là, quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến nơng sản chưa cụ

thể, tình trạng quy hoạch khơng đầy đủ hoặc có quy hoạch nhưng cịn yếu kém trong tổ chức, quản lý nên các doanh nghiệp chế biến vẫn còn phát triển phân tán, sản xuất cịn mang tính tự phát, chất lượng khơng đồng nhất; vùng nguyên liệu thì phát triển tràn lan, gây mất cân đối nghiêm trọng giữa khâu cung cấp nguyên liệu và khâu chế biến.

Ba là, cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp

chế biến nông sản chưa đồng bộ, chậm được điều chỉnh nên còn nhiều bất cập gây ra nhiều hạn chế trong thủ tục đăng ký sản xuất - kinh doanh. Các chính sách như đất đai, tín dụng, khoa học và công nghệ, xúc tiến thương mại, thuế… chưa được hỗ trợ kịp thời đã gây nhiều khó khăn để các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư phát triển mở rộng quy mô sản xuất, chế biến.

Bốn là, thiếu vốn, các cơ sở, doanh nghiệp chưa mạnh dạn chủ động đầu

tư đổi mới công nghệ chế biến, hoặc đổi mới công nghệ chế biến không gắn với các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung nên dẫn đến chi phí cao, lãng phí nguồn lực và công suất chế biến. Các cơ sở chế biến chủ yếu thiếu vốn trung và dài

hạn, nguyên nhân là thị trường đầu ra khơng ổn định, địi hỏi chất lượng cao, giá cả hạ nên xác định phương hướng sản xuất khó khăn, tỷ suất lợi nhuận thấp, trong lúc lãi suất cho vay của ngân hàng còn cao, thủ tục và điều kiện vay không thuận lợi cho các cơ sở sản xuất kinh doanh nên không huy động được các nguồn vốn. Nhiều cơ sở, doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư tái sản xuất mở rộng, thiếu điều kiện vật chất - kỹ thuật đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm hay tạo ra những sản phẩm mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Trong kinh doanh - thương mại, công tác tuyên truyền quảng bá, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại chưa đạt hiệu quả. Các doanh nghiệp chủ yếu thực hiện thu mua và xuất khẩu, chứ chưa chú trọng đầu tư vào khâu bảo quản nên chất lượng thấp, dẫn đến giá cả sản phẩm luôn thấp hơn so với các nước trong khu vực (nhất là Thái Lan). Ngoài ra, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua, thị trường hàng nơng sản có nhiều biến động phức tạp khó lường, nhu cầu tiêu dùng hàng nông sản đã bị giảm mạnh. Tất cả những vấn đề này đã gây khó khăn khơng nhỏ cho ngành chế biến nông sản của tỉnh Tiền Giang, khi mà năng lực cạnh tranh của sản phẩm này còn ở mức thấp như hiện nay.

Tiền Giang là một tỉnh có nhiều ưu thế trong phát triển kinh tế - xã hội, nếu như khai thác hiệu quả các tiềm năng dựa trên những lợi thế của Tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế. Công nghiệp chế biến nông sản là một ngành quan trọng của Tỉnh, với nhiều đặc điểm lợi thế như đã phân tích, thật ra Tiền Giang phải là tỉnh đi đầu và phát triển mạnh mẽ ngành này trong những năm qua. Bối cảnh quốc tế và trong nước trong những năm tới sẽ có nhiều biến động lớn về kinh tế - xã hội tác động đến ngành chế biến nơng sản của Tỉnh. Do đó, để thật sự là ngành mũi nhọn, phát triển đột phá và bền vững, thì điều quan trọng là phải làm thế nào nâng cao chất lượng, mẫu mã, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng nông sản chế biến hướng tới phát triển ổn định và giữ vững thị trường nội địa; phải có kế hoạch phát triển phù hợp với yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng nông sản chế biến của Tỉnh đủ sức chinh phục thị trường quốc tế.

Chương 3

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w