Đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 28)

Phát triển, mở rộng sản xuất, kinh doanh, chế biến nông sản trong xu thế vận động chung của nền kinh tế là một quy luật tất yếu khách quan. Để tồn tại, phát triển ổn định và bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế, các

doanh nghiệp chế biến cần phải chủ động chuẩn bị đầy đủ yếu tố đầu vào (vốn, sức lao động, công nghệ, nguồn nguyên liệu), thực hiện tổ chức hiệu quả quá trình sản xuất và giải quyết tốt yếu tố đầu ra cho nông sản chế biến.

Thứ nhất, đối với các yếu tố đầu vào.

Một là, doanh nghiệp tích lũy và tranh thủ tốt mọi nguồn vốn để phát

triển sản xuất, chế biến nông sản. Công nghiệp chế biến nông sản được xem là ngành sử dụng vốn ít so với các ngành công nghiệp khác. Tuy nhiên, để thực hiện mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới cơng nghệ chế biến, đào tạo nâng cao trình độ chun mơn, tay nghề kỹ thuật của người lao động, phát triển thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ... trong điều kiện phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ, vốn đầu tư để phát triển công nghiệp chế biến nơng sản là một yếu tố rất quan trọng, nó quyết định năng lực sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Với quá trình hoạt động sản xuất hiệu quả, nguồn vốn tích lũy được của các doanh nghiệp là yếu tố quyết định để thực hiện quá trình tái sản xuất và đầu tư mở rộng quy mơ sản xuất. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tăng cường phát triển các hình thức liên doanh, liên kết hợp tác sản xuất với các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, tranh thủ tối đa các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ để thực hiện hiệu quả phát triển sản xuất, chế biến.

Hai là, chiến lược thu hút nguồn lao động thực hiện phát triển chế biến

nông sản. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản là cơ sở khai thác lợi thế so sánh về nguồn lực lao động, tạo ra việc làm cho nhiều lao động nông nhàn trên địa bàn tỉnh, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư ở nơng thơn. Do đó, lao động là yếu tố cơ bản của sự phát triển công nghiệp chế biến nông sản. Là một trong những ngành sử dụng nhiều lao động, cho nên địi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược thu hút hiệu quả nguồn lao động cả về số lượng lẫn chất lượng, tập trung phát triển lao động có tay nghề kỹ thuật cao, giỏi chun mơn nghiệp vụ, có kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm cao, tinh xảo, khéo léo trong cơng việc, đồng thời phải có các chế độ đảm bảo nguồn thu nhập ổn định, thường xuyên đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân.

Ba là, doanh nghiệp tăng cường đổi mới công nghệ chế biến. Phát triển

công nghiệp chế biến nông sản phù hợp với những tiến bộ của cách mạng khoa học và cơng nghệ có tác dụng đẩy mạnh sản xuất, tạo ra những biến đổi lớn nhằm nâng cao giá trị và giá trị sử dụng của hàng nơng sản. Vì vậy, các doanh nghiệp phải chủ động đầu tư đổi mới công nghệ, đẩy mạnh phát triển đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học đủ về số lượng lẫn chất lượng, trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại (máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phịng thí nghiệm…), ứng dụng cơng nghệ vào chế biến tạo ra những sản phẩm tinh và đa dạng, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Bốn là, các doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ sản

xuất. Nông sản là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho công nghiệp chế biến nông sản, sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao, nếu nền sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, trình độ lực lượng sản xuất thấp… thì sẽ khơng thể có được những sản phẩm chế biến đạt chất lượng cao và đảm bảo tính liên tục trong sản xuất, gây lãng phí lớn cho các nguồn lực của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp ln chủ động xây dựng chiến lược phát triển gắn kết chặt chẽ với các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung chuyên canh, với những nông sản chủ lực phù hợp với lợi thế của vùng và nhu cầu của thị trường, đảm bảo tính dồi dào, đa dạng, kịp thời và liên tục cho hoạt động chế biến nông sản, trên cơ sở đảm bảo bình đẳng và cùng có lợi trong phân phối lợi ích kinh tế giữa các chủ thể tham gia chuỗi giá trị.

Thứ hai, tổ chức quá trình sản xuất, chế biến. Đây là một quá trình gắn

kết chặt chẽ các yếu tố đầu vào với nhau, dựa trên những điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội và sự phân công lao động hợp lý. Các doanh nghiệp tiến hành thực hiện thu mua nguyên liệu theo hợp đồng, tăng đầu tư hệ thống kho chứa, bến bãi nhà xưởng hiện đại, đảm bảo điều kiện vận tải để tránh tổn thất nguồn nguyên liệu sau thu hoạch. Áp dụng thiết bị dây chuyền công nghệ tiến tiến cùng với đội ngũ lao động kỹ thuật cao tiến hành khâu chế biến tạo ra

hàng hóa có giá trị gia tăng cao, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Khối lượng hàng nơng sản qua chế biến phụ thuộc vào trình độ, quy mô, công nghệ chế biến. Phương tiện bảo quản tốt, bảo đảm vệ sinh và bao bì, đóng gói an tồn sẽ giữ cho chất lượng hàng hóa được lâu, góp phần làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa [26, tr.26].

Thứ ba, thực hiện giá trị sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường, tiêu

thụ sản phẩm là khâu quyết định sự tồn tại của sản xuất. Vì vậy, giải quyết đầu ra cho nông sản chế biến là khâu quan trọng cuối cùng có ý nghĩa sống cịn đối với các doanh nghiệp chế biến. Trên cơ sở hàng hóa được bảo quản tốt, mẫu mã, bao bì và đóng gói đẹp, an tồn, hấp dẫn người tiêu dùng, các doanh nghiệp chú trọng xây dựng, đăng ký và quảng bá thương hiệu, tạo uy tín và lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Kết hợp chặt chẽ với dịch vụ xúc tiến thương mại, kịp thời nắm bắt thông tin về thị trường, về yêu cầu tiêu chuẩn của sản phẩm cũng như thị hiếu của người tiêu dùng để xây dựng phương án phát triển phù hợp đảm bảo lợi nhuận cao, nâng cao nguồn tích lũy cho đầu tư phát triển mở rộng quy mô sản xuất, chế biến.

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w