Ngành chế biến gạo

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 59 - 63)

Tiền Giang không phải là vùng sản xuất lúa gạo lớn so với các tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng do địa điểm thuận lợi, là cửa ngõ

gắn kết vùng lúa gạo với thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nên đây là một trong những trung tâm chế biến gạo quan trọng nhất của vùng, là đầu mối của các hoạt động thu gom, chế biến, xuất khẩu gạo. Vì là nơi tập trung cơng nghiệp chế biến gạo cũng như yếu tố lịch sử đã tạo cho Tiền Giang một lực lượng thương lái đơng đảo có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thu gom và cung ứng gạo. Năng lực thu mua của thương lái khá lớn, trung bình mỗi vụ, thu gom được khoảng 500 - 700 tấn, có thương lái lớn có thể mua được 1000 tấn. Vốn lưu động để thực hiện thu gom vào thời kỳ cao điểm lúc thu hoạch ước tính khoảng 5 - 7 tỷ đồng. Lực lượng thương lái không chỉ thu gom lúa gạo ở trong địa bàn tỉnh mà còn thu gom hàng tại các tỉnh khác như Đồng Tháp, Long An và cả Campuchia.

Do ưu thế là địa bàn có vùng nguyên liệu, cùng với mạng lưới thu gom, vận chuyển, buôn bán nông sản vận hành năng động theo cơ chế thị trường nên ngành chế biến gạo ở Tiền Giang phát triển khá mạnh. Hiện nay, Tỉnh có khoảng 1.216 cơ sở xay xát, chế biến gạo, tổng công suất lên đến 4 triệu tấn/năm, sản lượng xay xát, lau bóng gạo hàng năm vào khoảng 2,6 - 2,7 triệu tấn, xay xát lương thực tại chỗ hàng năm chỉ vào khoảng 800 - 900 nghìn tấn, phần cịn lại là từ các tỉnh lân cận. Trình độ cơng nghệ của các cơ sở chế biến nhìn chung đạt mức tiên tiến, có lợi thế so sánh cao trong khu vực, nên khi hội nhập có nhiều lợi thế và cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu.

Trên địa bàn tỉnh, hoạt động sản xuất, chế biến gạo tập trung chủ yếu trên các địa bàn huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành và Gị Cơng Tây. Trong đó, hai địa bàn hoạt động lớn nhất là Cái Bè và Cai Lậy, vì đây là hai khu vực thương mại lúa gạo nhộn nhịp nhất của Tỉnh, có chợ mua bán gạo (chợ Bà Đắc - Cái Bè), đã hình thành khu chế biến tập trung, với các nhà máy chế biến gạo có qui mơ, cơng suất lớn và cơng nghệ tốt. Ở huyện Châu Thành cũng tập trung nhiều doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, cịn tại huyện Gị Cơng Tây chủ yếu là các nhà máy chế biến nhỏ, dây chuyền khép kín và chế biến gạo

tiêu dùng nội địa (mức độ phức tạp trong chế biến ít hơn). Trong số đó, có 6 doanh nghiệp quy mơ lớn ở huyện Cái Bè và Châu Thành (ở huyện Cái Bè gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Hưng, Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Phong. Ở huyện Châu Thành có: Xí nghiệp chế biến gạo Việt Nguyên, Công ty cổ phần Mỹ Tường, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hiệp Thành, Công ty trách nhiệm hữu hạn Song Thuận) [46]. Hầu hết các cơ sở thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xay xát, đánh bóng gạo cung cấp cho thị trường nội địa và là vệ tinh cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

Ngồi ra, cịn có các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, chủ yếu tập trung ở Cái Bè, Cai Lậy và Châu Thành, cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh và phục vụ tiêu dùng nội địa. Tại Cái Bè có 286 cơ sở chế biến gạo, chiếm 44% cơ sở cơng nghiệp của huyện, đặc biệt ở đây có cụm cơng nghiệp An Thạnh, chuyên tập trung các doanh nghiệp thuộc ngành xay xát, lau bóng gạo. Cai Lậy có 256 cơ sở chế biến gạo, các cơ sở còn lại hoạt động chính là sơ chế [46].

Thị trường tiêu thụ gạo của Tỉnh rất lớn, bao gồm cả trong nước và ngoài nước. Theo báo cáo của ngành Công thương Tiền Giang, trong các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, gạo là mặt hàng có nhiều biến động thất thường. Kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2010 đạt 89 triệu USD, tăng 31% về lượng và tăng 47% về trị giá so với năm 2009 do giá gạo thế giới những tháng cuối năm tăng mạnh. Nếu trong đầu quí I/2010, thị trường xuất khẩu gạo ấm lên do các doanh nghiệp trúng 2 đợt thầu vào thị trường Philippines (trên 1 triệu tấn) thì những tháng cuối quí II/2010, thị trường xuất khẩu gạo thế giới gặp nhiều khó khăn như: Hợp đồng Chính phủ khơng xúc tiến được, hợp đồng thương mại khó ký kết; do đó, làm cho giá gạo xuất khẩu liên tục sụt giảm (giảm từ 28 - 30% so với tháng 12/2009). Gần giữa quí III/2010 trở về sau, thị trường lúa gạo đã sôi động hẳn lên do nhiều tác động: (1) Chính phủ triển khai mua tạm

trữ 1 triệu tấn gạo, (2) xuất khẩu tiểu ngạch gạo chất lượng thấp sang Trung Quốc với số lượng lớn, (3) các doanh nghiệp xuất khẩu ráo riết mua vào để giao theo hợp đồng đã ký trước đây cho kịp thời hạn.

Năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh trên 744 triệu USD, tăng 45,4% so với năm 2010 tương đương khoảng 174 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu tăng một phần do gạo xuất khẩu tăng đột biến 55,6% về lượng và 63,2% về trị giá (bảng 2.9) và trên địa bàn tỉnh có thêm một số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu như: Công ty Nông sản thực phẩm Tiền Giang, Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Đồn Phát, Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Thành Phát.

Bảng 2.9: Tình hình chế biến gạo xuất khẩu ở tỉnh Tiền Giang

giai đoạn 2009 - 2011 2009 2010 2011 Tăng trưởng2011/2010 Hàng nông sản chế biến Số lượng (tấn) 155.915 202.061 309.150 53% Trị giá (nghìn USD) 67.606 97.710 156.510 60,2% Gạo Số lượng (tấn) 149.212 192.772 300.000 55,6% Trị giá (nghìn USD) 60.454 88.825 145.000 63,2%

Nguồn: Báo ngành Công thương Tiền Giang năm 2010 và 2011 [42],[43].

Bảng 2.9 cho thấy, số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của tỉnh Tiền Giang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số hàng nông sản chế biến xuất khẩu (năm 2011 chiếm 97,04% về số lượng và 92,65% về trị giá). Thời gian qua, các doanh nghiệp đã mở rộng xuất khẩu thêm một số thị trường mới ở Tây Phi như Bờ Biển Ngà, Senegal… đã có 8 doanh nghiệp được Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo vào các thị trường này. Nhìn chung, nguồn nguyên liệu lúa gạo cung cấp cho phát triển công nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có số lượng lớn nhưng do tập quán canh tác và điều kiện sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ, phân tán, nên chất lượng thấp và không đồng đều, dẫn đến sản phẩm gạo chưa đạt các tiêu chuẩn chất lượng, giá trị chưa cao, làm giảm khả năng cạnh tranh.

Đến 6 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu gạo tăng thấp so với cùng kỳ, do ngay từ tháng 1/2012 xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn bởi sự cạnh tranh mạnh của Myanmar, Ấn Độ, Thái Lan.

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w