ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 42 - 46)

NHÀ NƯỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN Ở TỈNH TIỀN GIANG

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Về vị trí địa lý, Tiền Giang có vị trí địa lý kinh tế - chính trị thuận lợi,

kết nối hai vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia đó là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long. Về mặt địa lý, Tiền Giang thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng về mặt kinh tế, Tiền Giang lại thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với vị trí đó, Tiền Giang một mặt gắn bó khăng khít với vùng ngun liệu nơng nghiệp rộng lớn; mặt khác, lại gắn với thị trường tiêu thụ nông sản là thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đơng Nam Bộ, đây là vùng có sức ảnh hưởng và hỗ trợ cho sự phát triển của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Nằm trên các trục giao thông - kinh tế quan trọng như quốc lộ 1A, quốc lộ 50, quốc lộ 60, quốc lộ 30, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Cần Thơ, nối thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam bộ với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tạo cho Tiền Giang vị thế là một cửa ngõ của các tỉnh miền Tây về thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Mặt khác, Tiền Giang cịn có 32 km bờ biển và hệ thống sơng Tiền, sơng Vàm Cỏ Tây, sơng Sồi Rạp, kênh Chợ Gạo... nối liền các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh và là cửa ngõ ra biển Đơng của các tỉnh ven sơng Tiền và Campuchia. Chính vì vậy, đây là địa bàn trung chuyển hàng hoá quan trọng cả về đường thuỷ lẫn đường bộ.

Về địa hình, Tiền Giang có địa hình đồng bằng, có độ dốc dưới 1% và

1,1m. Toàn bộ diện tích tỉnh nằm trong vùng hạ lưu châu thổ sơng Cửu Long, bề mặt địa hình được tạo nên bởi sự lắng đọng phù sa của dịng sơng này.

Về thời tiết khí hậu, Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió

mùa mang tính đặc trưng chung của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chịu ảnh hưởng hai mùa gió chính, đó là gió mùa Tây Nam mang theo nhiều hơi nước xuất hiện vào mùa mưa và gió mùa Đơng Bắc xuất hiện vào mùa khơ, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 26,80C, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng không lớn, khoảng 1 - 1,50C. Do đó, nó tác động lớn đến sản xuất nơng nghiệp cả về thuận lợi và khó khăn, các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, bức xạ cho phép sản xuất trồng trọt đạt năng suất cao, tạo điều kiện thuận lợi cho thâm canh, tăng vụ, đặc biệt đối với nhóm cây ưa sáng và thu hoạch ít bị hao hụt. Tuy nhiên, thời gian chuyển tiếp từ mùa mưa sang mùa khô kéo dài, trong điều kiện đất và nguồn nước bị nhiễm mặn là một khó khăn lớn đối với sản xuất nơng nghiệp. Hàng năm lũ thường xảy ra từ tháng 7 đến tháng 10, không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp mà cả đến bảo quản, chế biến nông sản, làm hư hỏng kết cấu hạ tầng và ảnh hưởng đời sống nhân dân.

Về tài nguyên đất, diện tích tự nhiên của Tỉnh tính đến năm 2011 là

250.830,34 ha, chiếm khoảng 6% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long và 8,1% diện tích vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Diện tích đất tự nhiên trong những năm qua có sự gia tăng do quá trình hiệu chỉnh cập nhật số liệu đo đạc và một phần diện tích đất cù lao, bãi bồi mới tăng thêm. Đất nơng nghiệp hiện có 191.390,54 ha, chiếm 76,3% tổng diện tích. Vì vậy, trong tương lai, Tiền Giang vẫn cịn có quỹ đất để phát triển vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến nông sản và xây dựng các khu, cụm công nghiệp.

Điều kiện tự nhiên tác động cả về mặt thuận lợi và khó khăn đến phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang:

Về mặt thuận lợi, với địa hình, thời tiết khí hậu, đất đai thổ nhưỡng đã

năng phát triển, nâng cao năng suất tạo ra nhiều loại cây trồng, vật ni đặc sản của vùng. Ngồi cây lúa với sản lượng hàng năm tương đối lớn, Tỉnh có thế mạnh phát triển nhiều loại cây ăn trái, dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long về diện tích và sản lượng các loại trái cây như: khóm (dứa), cam, quít, xồi, sầu riêng, chuối và đứng thứ hai về nhãn, bưởi. Ngoài ra, Tiền Giang cịn có một số cây ăn trái độc đáo như thanh long Chợ Gạo (tuy khơng bằng thanh long Bình Thuận về một số tiêu chuẩn, nhưng là đặc sản có tiếng ở Nam Bộ), sơ ri Gị Cơng, vú sữa lị rèn Vĩnh Kim.

Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng một số cây ăn quả chủ yếu từ 2006 - 2011

Đơn vị tính: Diện tích (ha), sản lượng (tấn)

2006 2010 2011

Tổng diện tích cây ăn trái 61.384 67.698 69.587

Tổng sản lượng 798.371 976.000 1.062.407 Cam Diện tích 6.630 7.400 5.928 Sản lượng 79.204 112.957 126.706 Khóm (dứa) Diện tích 10.129 11.695 13.175 Sản lượng 163.624 193.639 207.945 Xồi Diện tích 6.294 6.657 5.521 Sản lượng 76.717 87.103 93.470 Vú sữa Diện tích 2.013 2.731 3.904 Sản lượng 38.405 50.983 63.107

Chơm chơm Diện tích 242 435 907

Sản lượng 3.568 8.285 13.785

Thanh long Diện tích 1.426 1.885 2.158

Sản lượng 21.214 32.798 35.302

Sầu riêng Diện tích 4.957 5.319 6.389

Sản lượng 43.813 83.032 97.277 Quýt Diện tích 1.976 1.909 1.189 Sản lượng 19.177 27.221 25.805 Bưởi Diện tích 5.908 6.212 4.721 Sản lượng 56.488 76.035 77.934 Nhãn Diện tích 8.555 8.598 8.050 Sản lượng 105.185 118.922 119.482

Qua bảng 2.1 cho thấy, cây khóm hiện đang chiếm diện tích và sản lượng cao nhất qua các năm. Năm 2006, diện tích trồng khóm là 10.129 ha, đạt sản lượng 163.624 tấn; đến năm 2011, diện tích tăng lên 13.175 ha (chiếm 18,9% tổng diện tích cây ăn trái), đạt sản lượng 207.945 tấn (chiếm 19,6% tổng diện sản lượng); tiếp theo đó là cam, nhãn, sầu riêng, xồi,... Nhìn chung, diện tích và sản lượng các loại cây ăn trái chủ yếu của Tỉnh tăng hàng năm, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường và là nguồn nguyên liệu nông sản dồi dào, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời cho phát triển cơng nghiệp chế biến nơng sản.

Với những lợi thế về vị trí địa lý, Tiền Giang có điều kiện thuận lợi tận dụng quỹ đất hợp lý để quy hoạch phát triển ngành chế biến nông sản theo hướng tập trung quy mô lớn, gắn kết chặt chẽ với khu công nghiệp tập trung của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hướng đến trở thành một trong những khu vực chế biến nông sản trung tâm của vùng.

Về mặt khó khăn, mặc dù vị trí địa lý, địa kinh tế có nhiều luận lợi,

nhưng do nằm giữa hai thành phố lớn của hai vùng kinh tế trọng điểm đó là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ, nên trong thời gian qua sức hút kinh tế của Tiền Giang còn bị phân cực lớn, nhiều dự án đầu tư trong và ngồi nước khơng đến được Tiền Giang [31, tr.23-24], đây là một điều bất lợi và gây lãng phí lớn nguồn tài nguyên mà Tỉnh đang có thế mạnh. Dẫn đến ngành chế biến nông sản phát triển chậm chạp, số lượng ít, nhỏ lẻ, phân tán trong khi hàng nơng sản chiếm số lượng lớn thì cung ứng ra thị trường dưới dạng thô, sơ chế, chất lượng không cao, lợi nhuận thấp. Bên cạnh đó, đặc điểm thời tiết khí hậu có nhiều bất thường như mưa, bão, lũ xảy ra hàng năm gây khó khăn khơng nhỏ đến sản xuất nơng nghiệp; thiên tai, dịch bệnh, sâu, rầy thường xuyên tấn cơng cây trồng vật ni gây thất thốt lớn cho mùa vụ dẫn đến năng suất, chất lượng nông sản chưa được đảm bảo đáp ứng theo yêu cầu của công nghiệp chế biến nông sản.

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w