Tiền Giang
Phân tích những kinh nghiệm thực tế cho thấy, sự phát triển của công nghiệp chế biến nông sản là xuất phát từ các lợi thế vốn có và biết tận dụng những lợi thế đó trên cơ sở điều chỉnh, đổi mới chính sách, áp dụng khoa học và công nghệ, tăng vốn đầu tư,… Qua các kinh nghiệm đó có thể rút ra một số kinh nghiệm cho tỉnh Tiền Giang như sau:
Một là, phát triển công nghiệp chế biến nông sản phải dựa trên lợi thế
so sánh về nông nghiệp, cần xây dựng chiến lược phát triển nông sản chủ lực có sức cạnh tranh cao. Quy hoạch đầu tư đồng bộ cho các vùng sản xuất chuyên canh nhằm phát huy lợi thế theo quy mơ, thực hiện đa dạng hóa sản xuất nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, tổ chức và quản lý tốt sản xuất - kinh doanh nông sản cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú và chất lượng cho công nghiệp chế biến nông sản.
Hai là, tăng cường đầu tư trang thiết bị dây chuyền công nghệ chế
biến tiên tiến, bảo đảm sự kịp thời và đồng bộ để nâng cao giá trị và chất lượng nông sản chế biến trong điều kiện tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế tri thức. Chuyển hướng sản xuất sang các ngành hàng sản phẩm công nghệ cao, đổi mới công nghệ sinh học, bảo quản và đa dạng hóa các nơng sản chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Đồng thời, đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển công nghiệp chế biến nông sản, tập trung đầu tư nghiên cứu triển khai, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất.
Ba là, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại nông sản chế biến, tăng
cường đổi mới hệ thống liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến thị trường, mở rộng thị trường khu vực và quốc tế. Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là cán bộ khoa học kỹ thuật. Chất lượng nguồn nhân lực được xem là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công trong hoạt động sản xuất, chế biến nông sản.
Bốn là, tạo môi trường cơ chế chính sách thuận lợi, đồng thời định
hướng cho cơng nghiệp chế biến nơng sản có sự điều chỉnh kịp thời, phù hợp với những quy định cũng như nhu cầu của thị trường, trên cơ sở xác định lợi thế phát triển hướng ra thị trường xuất khẩu. Phối hợp đồng bộ các chính sách (chính sách giá cả, chính sách marketing, chính sách thuế,…) và các giải pháp khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, chế biến.
Năm là, phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở một số địa phương
trong nước và nước ngồi cho thấy, q trình sản xuất, chế biến nơng sản chưa thể hiện sự gắn kết chặt chẽ với giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường, tức là chưa thực hiện hiệu quả về phát triển bền vững.
Chương 2