Khái quát chung về thực trạng phát triển công nghiệp chế biến nông sản một số năm gần đây

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 55 - 59)

biến nơng sản một số năm gần đây

Tiền Giang có tiềm năng lớn về phát triển công nghiệp chế biến nói chung và cơng nghiệp chế biến nơng sản nói riêng. Tồn tỉnh hiện có 8 khu cơng nghiệp với diện tích 3.051 ha, các làng nghề từng bước phát triển, sản xuất thuận lợi, nâng cao chất lượng, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Số lượng cơ sở, doanh nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng tuyệt đại bộ phận trong tổng số cơ sở, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.

Bảng 2.3: Số lượng cơ sở, doanh nghiệp chế biến tỉnh Tiền Giang

giai đoạn 2006 - 2011

2006 2010 2011

Tổng số cơ sở, doanh nghiệp toàn ngành 5.594 7.352 7.298

Trong đó: Số lượng cơ sở, doanh nghiệp chế biến 5.406 7.151 7.258

Tỷ trọng (%) 96,6 97,3 99,5

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang 2008 và 2011 [10],[12].

Bảng 2.3 cho thấy, năm 2006, số lượng cơ sở, doanh nghiệp chế biến ở tỉnh Tiền Giang là 5.406 cơ sở (chiếm 96,6% tổng số toàn ngành), đến năm 2011 tăng lên đến 7.258 cơ sở (chiếm 99,5% tổng số toàn ngành). Giai đoạn 2006 - 2011, giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng trưởng cao 27,38%/năm, trong

đó, giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số giá trị sản xuất công nghiệp của Tỉnh.

Bảng 2.4: Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến tỉnh Tiền Giang

giai đoạn 2006 - 2011

Đơn vị tính: Triệu đồng

2006 2008 2009 2010 2011

Giá trị sản xuất tồn ngành 3.412.218 6.121.175 7.200.763 8.524.137 10.094.900

Trong đó: Giá trị sản xuất

công nghiệp chế biến 3.263.976 5.945.523 7.002.863 8.302.800 9.864.200

Tỷ trọng (%) 95,66 97,13 97,25 97,40 97,71

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang 2008 và 2011 [10],[12].

Qua tổng hợp từ niên giám thống kê và các báo cáo của ngành công thương tỉnh Tiền Giang, trong giai đoạn 2006 - 2011, giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến chiếm 96,9%; 6 tháng đầu năm 2012 chiếm 98%; trong đó, tập trung là cơng nghiệp chế biến thực phẩm - đồ uống (nông sản và thủy sản), với nguồn nguyên liệu đầu vào là lúa gạo, rau quả (chủ yếu là trái cây) và thủy sản.

Bảng 2.5: Giá trị sản xuất công nghiệp thực phẩm và đồ uống

tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2006 - 2010

Đơn vị tính: Triệu đồng 2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ tăngbình qn Ngành cơng nghiệp tồn tỉnh 3.412.218 4.954.358 6.121.175 7.200.763 8.524.137 29,16% Trong đó: Cơng nghiệp thực phẩm - đồ uống 2.522.117 3.941.148 4.915.165 5.923.498 6.554.830 26,94% Tỷ trọng (%) 73,9 79,6 80,3 82,2 76,9

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang năm 2011 [12].

Từ bảng 2.5 cho ta thấy, sản xuất thực phẩm và đồ uống có tốc độ tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp của tỉnh, giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng bình qn là 26,94%/năm. Trong cơng nghiệp chế biến thực phẩm - đồ uống thì chế biến hàng nơng sản

(bao gồm gạo và rau quả) luôn chiếm tỷ trọng cao so với chế biến thủy sản cả về sản lượng và tăng trưởng bình qn hàng năm. Năm 2011, ngồi sản phẩm gạo, tăng trưởng bình quân của hàng rau quả chế biến là 32,02% (trong đó, đồ hộp tăng 57,63%, dứa đông lạnh tăng 21,04%, nước quả cô đặc và pure tăng 17,41%), còn hàng thủy sản chế biến tăng 27,24%.

Tổng hợp từ bảng 2.4 và 2.5 ta được biểu đồ như sau:

Biểu đồ 2.4: Giá trị sản xuất công nghiệp thực phẩm - đồ uống

tỉnh Tiền Giang năm 2006 và 2010

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang 2008 và 2011 [10],[12].

Biểu đồ 2.4 nói lên vị trí quan trọng của ngành cơng nghiệp chế biến nói chung và phân ngành cơng nghiệp chế biến nơng sản nói riêng trong tồn ngành cơng nghiệp ở tỉnh Tiền Giang. Vị trí đó ngày càng được khẳng định và chiếm tỷ trọng cao trong tồn ngành, năm 2006 cơng nghiệp chế biến thực phẩm - đồ uống chiếm 73,9%, đến năm 2010 tỷ trọng đó tăng lên 76,9%, bình qn giai đoạn 2006 - 2010 chiếm 78,6% giá trị sản xuất tồn ngành.

Vì đây là ngành chiếm tỷ trọng giá trị sản xuất lớn nhất trong tổng số giá trị sản xuất công nghiệp nên số lượng và tỷ trọng lao động trong ngành

công nghiệp chế biến so tổng số lao động ngành cơng nghiệp tồn Tỉnh bình qn cũng tăng dần qua các năm.

Bảng 2.6: Số lượng lao động trong các cơ sở, doanh nghiệp chế biến

tại tỉnh Tiền Giang 2006 - 2010

Đơn vị tính: Người

2006 2007 2008 2009 2010

Lao động trong toàn ngành 46.019 54.841 58.295 61.651 69.250

Trong đó: Lao động cơng

nghiệp chế biến 44.328 52.457 56.076 59.672 66.294

Tỷ trọng (%) 96,3 95,7 96,2 96,8 95,7

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang năm 2008 và 2011 [10],[12].

Qua bảng 2.6 cho ta thấy, lao động công nghiệp nằm tuyệt đại bộ phận trong ngành công nghiệp chế biến, đây là lĩnh vực giải quyết việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn hiệu quả nhất trong thời gian qua. Năm 2006, lao động trong các doanh nghiệp chế biến là 26.564 người (chiếm 57,7%), đến năm 2010 tăng lên 46.829 (chiếm 67,6%). Có thể nói, các cơ sở, doanh nghiệp chế biến đã từng bước tạo ra sự gắn kết với sản xuất nguyên liệu, gia công, chế biến sản phẩm, bảo quản nơng sản hàng hố,… của hộ nông dân; thu hút ngày càng nhiều lao động, tạo ra nhiều việc làm mới, tăng thêm thu nhập, góp phần ổn định đời sống vật chất, tinh thần của dân cư ở nơng thơn. Và do đó, vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các doanh nghiệp chế biến có xu hướng ngày càng tăng cao và chiếm phần lớn trong tồn ngành cơng nghiệp.

Bảng 2.7: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các doanh nghiệp

chế biến tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2006 - 2010

Đơn vị tính: Tỷ đồng

2006 2007 2008 2009 2010

Tổng số trong tồn ngành 2.771 3.994 6.267 9.651 15.796

Trong đó: Cơng nghiệp chế biến 2.447 3.642 5.923 9.269 15.035

Tỷ trọng (%) 88,3 91,2 94,5 96 95,2

Thích ứng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển công nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang dần dần được đầu tư phát triển theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm... hàng nông sản chế biến đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới. Hoạt động xuất khẩu toàn tỉnh giai đoạn 2006 - 2011 đạt được nhiều kết quả khả quan, sản phẩm xuất khẩu ngày càng đa dạng, từng bước có thị trường ổn định, tập trung vào các mặt hàng như gạo, thủy sản đông lạnh, rau quả, sản phẩm may mặc… kim ngạch xuất khẩu tăng bình qn 23,4%/năm, trong đó mặt hàng gạo chiếm số lượng và tỷ trọng lớn nhất.

Bảng 2.8: Sản lượng một số mặt hàng nông, thủy sản chế biến xuất khẩu

chủ yếu của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2006 - 2011

Đơn vị tính: Tấn Hàng xuất khẩu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Gạo 195.464 181.053 149.162 144.722 221.495 303.520 Đồ hộp 2.819 4.010 3.381 2.695 3.383 7.878 Cá tra 24.505 - - - 88.490 92.160

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang năm 2008, 2009 và 2011 [10],[11],[12].

Giữ vai trò quan trọng trong ngành, xuất khẩu nông sản chế biến vẫn chiếm sản lượng lớn so với hàng thủy sản chế biến, trong đó sản lượng gạo chiếm vị trí cao tuyệt đối (bảng 2.8). Năm 2006, sản lượng gạo và đồ hộp xuất khẩu đạt 198.283 tấn; đến năm 2011, tăng lên là 311.398 tấn. Hàng thủy sản chế biến xuất khẩu cũng tăng từ 24.505 tấn (2006) lên 92.160 tấn (2011). Tuy nhiên, trong sản lượng hàng nông sản chế biến xuất khẩu, thì đồ hộp (sản phẩm chế biến từ rau quả) cịn chiếm tỷ trọng rất thấp về sản lượng và trị giá.

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w