Tăng cường công tác xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng nông sản chế biến

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 94 - 96)

- Rau quả đóng hộp các loại 2.554 3.451 6.199 9,27 12,

2009 2010 2011 Tăng trưởng 2011/2010 Hàng nông sản

3.2.3.3. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng nông sản chế biến

trường tiêu thụ hàng nông sản chế biến

Trong bối cảnh thế giới ln có sự biến động lớn và khó dự đốn về giá cả, cũng như xu thế bảo hộ hàng nông sản với nhiều biện pháp tinh vi, phức tạp, cần có những biện pháp hỗ trợ cụ thể từ phía Nhà nước để giúp các doanh nghiệp có thể chủ động nắm bắt những thông tin của thị trường và kịp thời ứng phó với những thay đổi này. Tỉnh cần phải hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách thường xuyên cung cấp thông tin và dự báo những diễn biến của thị trường, đặc biệt là những thị trường trọng điểm và thị trường truyền thống.

Thứ nhất, đối với công tác xúc tiến thương mại.

Một là, đẩy mạnh đổi mới phương thức hoạt động xúc tiến thương mại

theo hướng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp như cung cấp thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh, tư vấn pháp lý. Hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp trong các hoạt động nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, đăng ký và quảng bá thương hiệu hàng hóa, thực hiện nghiên cứu thị trường trong và ngồi nước. Lựa chọn triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại có giá trị gia tăng cao như kết hợp xúc tiến thương mại với các hoạt động quảng bá du lịch, truyền thơng đại chúng, văn hóa ẩm thực,…

nhằm giúp cho các doanh nghiệp tranh thủ được các cơ hội cung ứng hàng hóa và giảm thiểu rủi ro trên thị trường.

Hai là, tiếp tục nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác

xúc tiến thương mại những kiến thức căn bản về thương mại quốc tế, các kỹ năng dự báo, đàm phán, ký kết hợp đồng,… Tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng ở các cấp: Ủy Ban nhân dân tỉnh, các tổ chức xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp, lấy hợp tác và cạnh tranh là cơ sở để phát triển mạng lưới xúc tiến thương mại. Các doanh nghiệp chế biến nông sản một mặt phải cung cấp thường xuyên cho các cơ quan quản lý về các hoạt động, sản phẩm của doanh nghiệp, mặt khác phải chủ động nghiên cứu thị trường trong và ngồi nước để có chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp.

Ba là, để nâng cao năng lực thương mại hàng nông sản chế biến của

tỉnh Tiền Giang, đặc biệt đối với các mặt hàng chủ yếu như gạo, trái cây chế biến, đồ uống phải tổ chức các kênh phân phối đa dạng, phù hợp với đặc điểm và lợi thế của Tỉnh. Đối với thị trường xuất khẩu, cần phải tổ chức tốt công tác xúc tiến thương mại, phân phối bán hàng, mở các văn phòng đại diện ở các thị trường trọng điểm trên thế giới, xây dựng các sàn giao dịch, trung tâm ký gửi đối với từng ngành hàng xuất khẩu. Thông qua hoạt động của sàn giao dịch, giá trị và chất lượng hàng nông sản chế biến cũng sẽ được nâng lên đạt yêu cầu của thị trường quốc tế.

Thứ hai, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng nông sản chế biến. Đối với

thị trường trong nước, đây là thị trường tiềm năng để các doanh nghiệp có thể khai thác một cách hiệu quả trong những năm tới. Do đó, cần phải phối hợp chặt chẽ các hoạt động thương mại của Tỉnh với các tỉnh trong nước nhằm tạo nguồn hàng và thị trường tiêu thụ vững chắc. Trong đó, chú trọng tập trung phát triển các thị trường có sức mua lớn thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Vũng Tàu. Để thực hiện hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt các

khâu như: chất lượng sản phẩm, đóng gói, bao bì tiện dụng, hấp dẫn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; đồng thời, tăng cường tiếp thị sản phẩm, mở rộng mạng lưới bán hàng cho hàng nơng sản chế biến.

Đối với thị trường nước ngồi, mở rộng thị trường nước ngồi có ý nghĩa rất quan trọng đối với chiến lược phát triển công nghiệp chế biến nông sản của Tiền Giang trong những năm tới. Để thực hiện tốt điều này, trước hết cần phải nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, bao bì, hạ giá thành sản phẩm trên cơ sở ứng dụng rộng rãi khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất, chế biến. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (GAP, SQF, ISO, HACCP, GMP,…) và các công cụ quản lý chất lượng tiên tiến (sản xuất sạch hơn, 5S, Kaizen, Layout, JIT, 7Waste,…) trong doanh nghiệp để giảm chi phí sản xuất và đảm bảo sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Tăng cường nghiên cứu thị trường, phân khúc thị trường, xác định thị trường mục tiêu cho từng mặt hàng, làm căn cứ xây dựng và triển khai các chương trình, dự án sản xuất kinh doanh phù hợp cho từng mặt hàng cụ thể trên cơ sở, nắm vững quy mô, tiềm năng, giá cả, đặc tính của thị trường... để có định hướng phát triển hàng hóa phù hợp nhằm đảm bảo thị trường ổn định, tăng sức cạnh tranh và thu được lợi nhuận cao. Duy trì và phát triển các thị trường khu vực Đông Nam Á, Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc…), đồng thời chú ý mở rộng thị trường sang các nước khu vực Tây Phi, Bắc Phi… tăng nguồn hàng xuất khẩu thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w