Kinh nghiệm của Đài Loan và Thái Lan về phát triển công nghiệp chế biến nông sản

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 34 - 36)

SẢN MỘT SỐ QUỐC GIA, VÙNG LÃNH THỔ, ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO TỈNH TIỀN GIANG

1.3.1. Kinh nghiệm một số quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phươngtrong nước về phát triển công nghiệp chế biến nông sản trong nước về phát triển công nghiệp chế biến nông sản

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Đài Loan và Thái Lan về phát triển côngnghiệp chế biến nông sản nghiệp chế biến nông sản

Thứ nhất, kinh nghiệm phát triển công nghiệp chế biến nông sản của

Đài Loan. Là một hòn đảo với tổng diện tích khoảng 36.000 km2, có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, thích hợp để sản xuất nhiều loại rau quả quanh năm, trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, chính phủ Đài Loan đã tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông sản phục vụ xuất khẩu. Các nhà máy chế biến nông sản hoạt động trên cơ sở ký hợp đồng sản xuất nguyên liệu với nông dân, thúc đẩy nông nghiệp phát triển, tăng thu nhập cho nông dân, đồng thời tạo ra thị trường nội địa lớn cho công nghiệp chế biến nơng sản. Thực hiện q trình sản xuất, chế biến nơng sản, việc sơ chế, bảo quản nông sản sau thu hoạch được thực hiện theo một dây chuyền chặt chẽ với các công nghệ mới nên giảm được thiệt hại thất thoát sau thu hoạch và giá trị sản phẩm tăng. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, chính quyền Đài Loan đã áp dụng các biện pháp an tồn thực phẩm đối với nơng sản chế biến, kỹ thuật sản xuất và chế biến được áp dụng cho trái cây và rau quả, sản phẩm chăn nuôi và cá ngày càng được giám sát chặt chẽ hơn, nâng cao mức độ tin cậy và năng lực cạnh tranh nông sản chế biến trong xu hướng tồn cầu hóa.

Năm 1989, chứng nhận tiêu chuẩn nơng nghiệp (CAS) được áp dụng để nâng cao chất lượng các sản phẩm nơng nghiệp và thực phẩm chế biến được kiểm sốt từ cơ sở vật chất, chất lượng, vệ sinh và an toàn cho 14 loại thực phẩm khác nhau, cơ sở được kiểm tra

thường xuyên và ngẫu nhiên. Năm 2009, có 301 nhà sản xuất được chứng nhận để sử dụng nhãn hiệu CAS trên 6.056 sản phẩm, được bán với trị giá 1,3 tỷ USD trong thị trường nội địa [37, tr.84-85].

Thứ hai, kinh nghiệm phát triển công nghiệp chế biến nông sản của

Thái Lan. Là một nuớc nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước, nông nghiệp Thái Lan trong hàng thập kỷ qua có vai trị quan trọng, góp phần tăng trưởng kinh tế, bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người dân. Chính phủ Thái Lan đã tập trung vào phát triển sản xuất hàng nông, thủy hải sản, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công nghiệp phát triển, với các chính sách cụ thể sau:

Một là, chính sách phát triển nông nghiệp là một trong những nội dung

quan trọng nhất của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại mặt hàng nông sản, nhằm mục đích nâng cao chất lượng và sản lượng hàng nông sản. Chính phủ Thái Lan cho rằng, càng có nhiều ngun liệu cho chế biến thì ngành cơng nghiệp chế biến lương thực thực phẩm mới phát triển và càng thu được nhiều ngoại tệ cho đất nước. Nhiều sáng kiến làm gia tăng giá trị cho nơng sản được khuyến khích trong chương trình mỗi làng, một sản phẩm và chương trình quỹ làng.

Hai là, chính sách đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính phủ

Thái Lan thường xuyên thực hiện chương trình quảng bá vệ sinh an toàn thực phẩm. Năm 2004, Thái Lan phát động chương trình “Năm an tồn thực phẩm và Thái Lan là bếp ăn của thế giới”. Mục đích chương trình này là khuyến khích các nhà chế biến và nơng dân có hành động kiểm sốt chất lượng vệ sinh thực phẩm để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, Chính phủ thường xuyên hỗ trợ cho doanh nghiệp cải thiện chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm. Do đó, ngày nay, thực phẩm chế biến của Thái Lan được người tiêu dùng ở các thị trường khó tính như: EU, Mỹ và Nhật Bản chấp nhận.

Ba là, mở cửa thị trường khi thích hợp. Chính phủ Thái Lan rất nỗ lực

trong việc đầu tư trang thiết bị dây chuyền công nghệ chế biến tiên tiến, bảo đảm điều kiện vận tải, kỹ thuật đóng gói hiện đại, hấp dẫn đáp ứng yêu cầu của thị trường. Bên cạnh chính sách khuyến khích đầu tư trong nước, chính phủ cịn có chính sách khuyến khích, thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài vào liên doanh với các nhà sản xuất trong nước để phát triển ngành công nghiệp chế biến. Nhờ vậy, các cơ sở chế biến nơng sản thường có quy mơ lớn, trang bị dây chuyền cơng nghệ tiên tiến.

Chẳng hạn, đối với mặt hàng gạo, Thái Lan có các dây chuyền cơng nghệ, thiết bị xay xát, đánh bóng gạo hiện đại, bảo đảm được tỷ lệ tấm từ 5 - 10% cho xuất khẩu. Hiện Thái Lan có trên 90% cơ sở chế biến bao gồm xay xát, sàng tuyển, đánh bóng gạo,… có quy mơ lớn, được trang bị đồng bộ nên chất lượng gạo xuất khẩu cao hơn của Việt Nam [26, tr.40-41].

Về tiếp cận thị trường xuất khẩu, chính phủ Thái Lan là người đại diện thương lượng với chính phủ các nước để các doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu thực phẩm chế biến. Các doanh nghiệp chú trọng nhiều đến xây dựng, đăng ký và quảng bá thương hiệu, tăng cường công tác xúc tiến thương mại đảm bảo tốt thông tin về thị trường, sản phẩm và người tiêu dùng. Bên cạnh đó, chính phủ có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà máy chế biến và đầu tư trực tiếp vào cơ sở hạ tầng như: Cảng kho lạnh, sàn đấu giá và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; xúc tiến công nghiệp và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa…

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w