Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 31)

Hàng nông sản là những sản phẩm mang tính chất đặc thù nên chủng loại và chất lượng phụ thuộc rất lớn vào tính chất sinh học, điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, nguồn nước, thời tiết khí hậu... Đất đai màu mỡ và đa dạng, thời tiết khí hậu thuận lợi sẽ tạo điều kiện nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, tạo ra các loại nơng sản đặc sản riêng có của mỗi vùng, gia tăng lượng nguyên liệu cung ứng cho cơng nghiệp chế biến nơng sản [26, tr.25].

Nếu một tỉnh có lợi thế về vị trí địa lý, là cửa ngõ hay trung tâm liên kết phát triển kinh tế của vùng với những điều kiện thuận lợi như trên thì sẽ có nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ cơng nghiệp chế biến nơng sản. Dựa trên địa hình thuận lợi cùng với nguồn quỹ đất còn dồi dào là điều kiện lớn để tỉnh đó quy hoạch hình thành khu, cụm cơng nghiệp chế biến nông sản tập trung, huy động tốt mọi lợi thế về các nguồn lực của tỉnh và cả trong vùng. Trái lại, nếu vị trí địa lý, kinh tế khơng thuận lợi thì vấn đề đó càng trở nên khó khăn hơn, các doanh nghiệp chế biến nơng sản khó có điều kiện tiếp cận với khoa học và cơng nghệ hiện đại, quy mô chế biến chủ yếu dưới dạng nhỏ lẻ, phân tán, trình độ, chất lượng thấp kém. Thêm vào đó, với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, nguồn nước dần dần có xu hướng giảm xuống, bị ơ nhiễm, cạn kiệt; thời tiết khí hậu thường xuyên gây mất ổn định cho sản xuất nông nghiệp sẽ làm cho năng suất cây trồng giảm, sản lượng và chất lượng nông sản cũng sẽ giảm xuống, ảnh hưởng đến nguồn cung ứng cho phát triển cơng nghiệp chế biến nơng sản. Vì vậy, sự đa dạng về thời tiết khí hậu địi hỏi cơng nghệ bảo quản và chế biến khác nhau với từng loại nông sản [26, tr.25].

1.2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội là một nhân tố quan trọng, trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến q trình phát triển cơng nghiệp chế biến nơng sản trên địa bàn

tỉnh. Cơng nghiệp chế biến nơng sản là ngành gắn bó chặt chẽ với sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến nông sản một mặt phụ thuộc lớn vào trình độ phát triển của ngành nông nghiệp, nhưng đồng thời là ngành sử dụng nhiều lao động nên nó góp phần giải quyết việc làm cho phần lớn lao động nông nhàn, tạo thêm nguồn thu nhập, nâng cao đời sống cho dân cư ở nông thôn. Là một phân ngành quan trọng trong ngành công nghiệp cũng như tồn bộ nền kinh tế của tỉnh, nên nó chịu ảnh hưởng lớn từ các nhân tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, kết cấu hạ tầng… Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định, nền kinh tế đạt hiệu quả, trình độ sản xuất nơng nghiệp tăng lên, lao động được đào tạo nâng cao trình độ chun mơn, kỹ thuật, cơng nghệ sản xuất được ứng dụng mạnh mẽ tăng năng suất, chất lượng nông sản; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư phát triển mạnh mẽ,… thì đây là điều kiện thuận lợi để kích thích đầu tư phát triển mở rộng sản xuất, kinh doanh, chế biến nông sản. Tuy nhiên, nếu trong điều kiện khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ mà tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh chủ yếu về mặt quy mô, chưa thực sự tăng trưởng về mặt chất lượng; trình độ sản xuất nơng nghiệp cịn lạc hậu, manh mún, năng suất, chất lượng nông sản kém; trình độ lao động cịn thấp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nơng nghiệp, nơng thơn cịn chậm; kết cấu hạ tầng chưa được hoàn thiện đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu của phát triển sản xuất thì cơng nghiệp chế biến nơng sản trên địa bàn tỉnh sẽ phát triển rất chậm chạp, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, công nghệ lạc hậu, thiếu lao động chất lượng cao để vận hành công nghệ hiện đại; nguồn nguyên liệu cung cấp không đồng đều, chất lượng kém... dẫn đến chất lượng nông sản chế biến không cao, khó đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm, khả năng cạnh tranh kém so với hàng ngoại nhập.

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w