Tiếp tục phát triển và mở rộng vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng hiện đạ

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 88 - 90)

- Rau quả đóng hộp các loại 2.554 3.451 6.199 9,27 12,

2009 2010 2011 Tăng trưởng 2011/2010 Hàng nông sản

3.2.2. Tiếp tục phát triển và mở rộng vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng hiện đạ

nông nghiệp tập trung theo hướng hiện đại

Thời gian qua, tỉnh Tiền Giang đã dần dần hình thành các vùng sản xuất chuyên canh theo hướng tập trung và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, kết quả đó là chưa đáng kể, vẫn còn thể hiện tính chất tự túc, theo kinh nghiệm truyền thống của nông dân nên chưa mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, tiếp tục phát triển và mở rộng các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại là công việc phải được quan tâm sâu sắc hơn nữa. Điều trước mắt và quan trọng là phải thực hiện tốt công tác quy hoạch, đây là việc làm cần thiết để phát triển nông nghiệp hiện đại theo chiều sâu và bền vững. Phải có chính sách thiết lập các vùng nông nghiệp tập trung chuyên canh dựa trên lợi thế so sánh của Tỉnh gắn với công nghiệp chế biến nông sản và thị trường. Quy hoạch các vùng sản xuất này phải được đặt trong hệ thống các chuỗi giá trị, để sản xuất nông nghiệp thực sự trở thành ngành chủ lực, gắn kết một cách chặt chẽ với công nghiệp chế biến, đồng thời gắn với thương mại thành các chuỗi sản phẩm với quy mô lớn, giá trị gia tăng cao, đảm bảo sức cạnh tranh mạnh và thị trường đầu ra ổn định.

Trong thời gian tới, gắn với quy hoạch sản xuất tập trung, để nguồn nguyên liệu nông sản của Tỉnh tiếp tục phát triển bền vững đáp ứng nhanh và kịp thời cho công nghiệp chế biến nông sản, cần đẩy mạnh nghiên cứu xác định cây trồng chủ lực để nâng cao hiệu quả và chất lượng nông sản. Các

vùng sản xuất những nông sản chủ lực phải đảm bảo được quy mô sản xuất lớn, đủ đáp ứng những hợp đồng cung cấp nguyên liệu cho chế biến hoặc hợp đồng thương mại cho tiêu dùng; đảm bảo được những tiêu chuẩn kỹ thuật đồng đều và lâu dài để giữ vững uy tín thương hiệu; giá trị gia tăng cao và có khả năng cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại của các nước khác.

Tỉnh đã có quyết định về một số sản phẩm chủ lực trong nông nghiệp, như quyết định về bảy loại sản phẩm cây ăn trái chủ lực (xoài, bưởi, sầu riêng, vú sữa, thanh long, sơ ri, khóm) đến năm 2020 là 100 nghìn ha, đạt sản lượng hơn một triệu tấn. Trong tương lai, nếu hình thành được các vùng sản xuất tập trung chun canh với quy mơ lớn và quy trình tiên tiến, Tiền Giang có thể hình thành các chuỗi nơng sản chủ lực sau đây:

Một là, lúa gạo với giống đặc biệt, chất lượng và giá trị cao.

Hai là, củ (khoai mỡ, khoai lang) tươi và chế biến thành thực phẩm

hoặc nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm.

Ba là, trái cây chế biến cơng nghiệp như: Khóm (dứa), xồi, sầu riêng,

bưởi, cam, sơ ri chế biến ra nhiều loại sản phẩm đông lạnh, sấy khô, đồ hộp, nước uống, bánh mứt kẹo...

Bốn là, trái cây ăn tươi như: Thanh long, bưởi, cam, xoài bán tươi

hoặc sơ chế.

Năm là, rau, hoa (sản xuất theo cơng nghệ an tồn nhà kính, nhà lưới). Điểm chung trong tất cả những chuỗi nông sản chủ lực này là:

- Công nghệ cao được ứng dụng để tạo giống mới, quy trình sản xuất đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế, khâu sau thu hoạch hiện đại (xử lý bảo quản, đóng gói, phương tiện và phương thức vận tải), tiếp thị và tạo thương hiệu có uy tín quốc tế;

- Đóng vai trị trụ cột trong các chuỗi này là doanh nghiệp công nghiệp chế biến hoặc cơng ty thương mại lớn;

- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa “4 nhà” đó là: Doanh nghiệp cơng nghiệp, thương mại + Viện nghiên cứu khoa học đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào ứng dụng + Nhà nước hỗ trợ về thể chế + Nông dân sản xuất theo công nghệ mới.

Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân và các ban, ngành có liên quan cần tiếp tục triển khai rà soát, điều chỉnh quy hoạch các vùng sản xuất nơng sản để có

được những diện tích trồng mở rộng, ổn định, lâu dài, phù hợp với điều kiện và lợi thế của vùng, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới. Việc điều chỉnh này cần phải đảm bảo phát triển hài hòa vùng nguyên liệu gắn với các cơ sở, doanh nghiệp chế biến, kinh doanh xuất khẩu, xử lý và ngăn chặn ô nhiễm môi trường. Trên cơ sở đó, nơng dân có điều kiện áp dụng phương thức canh tác cơ giới hóa để tiến tới phương thức sản xuất chuyên nghiệp hóa, chun mơn hóa các hoạt động từ khâu cung cấp dịch vụ đầu vào đến khâu trực tiếp sản xuất và hoạt động dịch vụ đầu ra (thu gom, phân loại, bảo quản, chế biến và tiêu thụ) hình thành nền nơng nghiệp hiện đại.

Trên địa bàn tỉnh hiện có bốn cơ quan khoa học - giáo dục nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoạt động rất hiệu quả là Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản nước ngọt Nam bộ, Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam và Trường Cao đẳng nông nghiệp Nam bộ. Đây là điều kiện thuận lợi để triển khai các hoạt động đưa tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất nơng nghiệp, nếu có cơ chế thích hợp, thì các cơ quan khoa học - giáo dục này có thể phát huy thế mạnh và đóng góp to lớn vào việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp của Tỉnh.

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w