Chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước; quan điểm của Đảng bộ, cơ chế chính sách của tỉnh về phát triển công

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 52 - 55)

quan điểm của Đảng bộ, cơ chế chính sách của tỉnh về phát triển công nghiệp chế biến nông sản

Xác định phát triển công nghiệp chế biến nông sản là nội dung quan trọng, trực tiếp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao giá trị nông sản và thúc đẩy phát triển nhanh nền sản xuất nơng nghiệp hàng hóa lớn, hiện đại. Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu tiêu dùng hàng nông sản chế biến trên thị trường ngày càng được mở rộng với những địi hỏi khó tính… Để thích ứng với bối cảnh đó, ngành cơng nghiệp chế biến nơng sản phải chủ động mọi nguồn lực để mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Định hướng phát triển đó đã được Đại hội IX (2001) xác định:

… chú trọng công nghiệp chế biến…, tạo nhiều việc làm mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống nông dân và dân cư ở nơng thơn… Phát triển mạnh các ngành cơng nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu như công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản,… [3, tr.136-137].

Đến Đại hội X (2006), Đảng tiếp tục nhấn mạnh:

Xây dựng các vùng sản xuất nơng sản hàng hố tập trung gắn với việc chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến và bảo quản… Tập trung nguồn lực phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành cơng nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tạo ra sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động, như: chế biến nông, lâm, thuỷ sản... [15, tr.191-195]. Ngày 18/05/2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 69/2007/QĐ-TTg về “Đề án phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn đến năm 2010 và

định hướng đến năm 2020” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Mục tiêu của Đề án là: Xây dựng các ngành hàng chế biến có sức cạnh tranh cao; tăng nhanh giá trị gia tăng của các sản phẩm, làm cơ sở thúc đẩy sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển; tạo thêm việc làm và tăng thu nhập của người dân; tạo sản phẩm có chất lượng cao, bảo đảm an tồn thực phẩm, vệ sinh cơng nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế.

Xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn là một vấn đề quan trọng trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết Hội nghị Trung ương bảy, khóa X (7/2008) đã nêu rõ: “Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và thị trường” [2, tr.52]. Đến Đại hội XI (2011), Đảng tiếp tục khẳng định: “Ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là công nghiệp sản xuất trang thiết bị, máy móc làm đất, thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm nông - lâm - thuỷ sản, sản phẩm xuất khẩu...” [17, tr.193-196].

Thực hiện những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, dựa vào những điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Tỉnh, chiến lược phát triển công nghiệp chế biến nông sản là vấn đề rất được sự quan tâm của Đảng bộ và Ủy Ban nhân dân tỉnh Tiền Giang. Tại Đại hội Đại biểu lần thứ VIII (2006), Đảng bộ tỉnh đã xác định: “Chú trọng đầu tư cho công nghệ bảo quản, công nghệ chế biến… Đầu tư thâm canh các vùng cây ăn trái, tạo ra giá trị ngày càng cao trên mỗi đơn vị diện tích vườn,… chọn giống mới có giá trị cao gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ” [16, tr.71-72]. Đến Đại hội Đại biểu lần thứ IX (2010), Đảng bộ tỉnh nhấn mạnh:

Tập trung đầu tư ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, bảo quản và chế biến hàng hóa nơng sản để tăng giá trị sản xuất và thu nhập trên đơn vị diện tích... Hình thành và mở rộng vùng sản xuất chuyên canh lớn, đặc biệt là các vùng chuyên canh cây ăn trái, gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ [14, tr.162].

Ngoài ra, trong thời gian qua Tỉnh đã phê duyệt và ban hành một số cơ chế, chính sách liên quan đến khuyến khích đầu tư và thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản, như: Chỉ thị 13/CT-UBND ngày 09/7/2007 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2010 - 2015 và Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020”; Kế hoạch 171/KH-UBND ngày 24/12/2008 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Tiền Giang thực hiện chương trình hành động của Tỉnh ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Đề án “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Tiền Giang đến năm 2020”; Kế hoạch 82/KH-UBND, ngày 22/6/2012 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học từ nay đến năm 2015; Quyết định 1777/QĐ-UBND, ngày 02/8/2012 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống kho chứa lúa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011 - 2013..v.v.

Nhìn chung, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, cũng như những cơ chế chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang đã tạo điều kiện môi trường thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông sản. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản những năm qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, gia tăng giá trị sản xuất cơng nghiệp và đóng góp lớn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, q trình phát triển vẫn cịn biểu hiện nhiều hạn chế nhất định, cơ chế chính sách chưa đáp ứng kịp thời, thiếu đồng bộ; việc tổ chức quản lý còn nhiều yếu kém, thiếu tính kiểm tra, giám sát gây nhiều khó khăn cho việc đầu tư phát triển; phát triển công nghiệp chế biến nông sản những năm qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của Tỉnh, sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, cơng nghệ chế biến cịn lạc hậu, năng suất, chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh thấp… Năng lực phát triển của ngành cịn thấp so với tiến trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢNỞ TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2006 - 2012 Ở TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2006 - 2012

Tiền Giang là một tỉnh nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh được quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển kể từ sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, đặc biệt là từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng ta. Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, từ khi xây dựng và phát triển cho đến nay mặc dù cịn nhiều hạn chế nhưng cơng nghiệp chế biến nông sản đã mang lại nhiều kết quả rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp và quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh [31, tr.12].

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w