Đánh giá tài sản không hợp lý 13

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 27 - 29)

1.1. TỔNG QUAN VỀ GIAN LẬN VÀ SAI SÓT 1-

1.1.4.2.3. Đánh giá tài sản không hợp lý 13

Các ngun tắc kế tốn được chấp nhận chung địi hỏi tất cả tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Vào cuối kỳ cần lập dự phòng nếu tài sản có dấu hiệu giảm giá. Phần lớn việc đánh giá tài sản không phù hợp liên quan đến việc thổi phồng giá trị hàng tồn kho hoặc nợ phải thu thơng qua việc khơng lập dự phịng đầy đủ.

Đánh giá Hàng tồn kho:

Chuẩn mực kế toán yêu cầu hàng tồn kho được đánh giá theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được vào cuối kỳ kế toán. Dựa vào

dựa trên bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính (sự biến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan), đa số các doanh nghiệp hầu như khơng ước tính giá trị thuần có thể thực hiện để tiến hành lập dự phòng giảm giá phù hợp làm cho giá trị tài sản bị thổi phồng.

Ngoài ra, Hàng tồn kho có thể được khai cao thơng qua việc ghi tăng số

lượng hàng qua để thổi phồng tổng giá trị, giảm giá vốn hàng bán thông qua các thủ tục trong phương pháp tính giá thành, hoặc các thủ thuật khác.

Ghi nhận Hàng tồn kho khơng có thực liên quan đến việc giả mạo chứng từ

như: phiếu kiểm đếm hàng tồn kho, biên bản giao nhận hàng hoá, và những

chứng từ tương tự. Các doanh nghiệp thậm chí có hẳn báo cáo hàng tồn kho in

bằng chương trình máy tính để cung cấp cho kiểm tốn trong đó đã thêm vào

giá trị khơng đúng để thổi phồng số dư hàng tồn kho.

Các khoản phải thu:

Hai cách phổ biến nhằm khai cao nợ phải thu là ghi nhận các khoản công nợ khơng có thực và khơng lập dự phịng nợ phải thu khơng thể thu hồi, nợ khó

địi.

Ghi nhận cơng nợ khơng có thực thường đi kèm với việc thổi phồng doanh

thu Các nghiệp vụ ma này thường được ghi nhận xung quanh thời điểm khoá sổ

lập BCTC năm và doanh nghiệp che dấu bằng cách lập những biên bản đối

chiếu xác nhận công nợ giả mạo.

Ngoài ra, liên quan đến việc đánh giá TSCĐ, có những sai phạm phổ biến sau:

Vốn hố chi phí: sai phạm thường xảy ra trong trường hợp doanh

nghiệp mua trả góp tài sản hoặc vay tiền để mua tài sản và trả một số tiền

hàng tháng. Doanh nghiệp hạch toán giá trị tài sản theo số tiền thực trả hàng tháng bao gồm cả nợ gốc và lãi vay hoặc lãi cho trả góp. Theo quy định, giá trị TSCĐ phải ghi bằng giá mua trả tiền 1 lần, chi phí tăng lên do việc trả chậm hoặc do trả góp phải ghi nhận là chi phí tài chính trong kỳ.

Giảm tỷ lệ khấu hao: dẫn đến giảm chi phí khấu hao tương ứng nhằm thổi phồng lợi nhuận trong kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)