Bài học rút ra từ thực trạng gian lận và sai sót trên BCTC trên thế giớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 58 - 60)

giới và tại VN hiện nay

Những sai phạm trong các vụ gian lận lớn đã được phát hiện ở VN trong thời

gian qua cho thấy tính chất gian lận tùy thuộc vào hình thức hoạt động của doanh

nghiệp. Các phương pháp thực hiện gian lận khác nhau đối với 2 loại hình doanh nghiệp là:

Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Cổ phần niêm yết.

2.2.3.1. Đối với Doanh nghiệp Nhà nước:

Gian lận chủ yếu là hành vi biển thủ, tham ô tài sản do lãnh đạo và các nhân viên trong Công ty thực hiện.

Để thực hiện hành vi tham ô biển thủ, Ban lãnh đạo phải nghĩ ra các màn phù

phép để biến hóa tài sản công thành tài sản tư, tài sản của Nhà nước thành tài sản cá

nhân. Sai phạm tại những đơn vị này bao gồm cả 2 loại gian lận: gian lận trên

BCTC và gian lận do hành vi biển thủ, tham ô tài sản. Trong 2 loại gian lận trên thì gian lận trên BCTC có ảnh hưởng lớn nhất vì chính BCTC được lập trên cơ sở thiếu trung thực đã tạo một bức tranh ảo về hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian kéo dài, làm cho cơ quan quản lý không thấy được thực trạng, và tạo cơ hội cho tình trạng tham nhũng kéo dài mà không gặp trở ngại nào.

Cách thức Gian lận trên BCTC tại doanh nghiệp Nhà nước:

BCTC được “chế biến” theo hướng che giấu lỗ để báo cáo thành tích

hàng năm, để che đậy trình độ quản lý thấp kém, duy trì thời gian giữ chức vụ

để tham nhũng và để vay tiền ngân hàng. Cách thức phổ biến để thực hiện gian

lận trên BCTC: khai khống doanh thu nhằm che dấu lỗ trên BCTC.

Các phương pháp khai khống doanh thu thường bao gồm: lập chứng từ bán giả, tạo khách hàng ảo khơng có thật (là tên cá nhân khơng có mã số thuế, khơng có địa chỉ cụ thể) vào những ngày cuối thời khóa, và đầu thời khóa sau sẽ ghi nhận bằng bút toán hàng bán bị trả lại. Hoặc ghi nhận doanh thu của các nghiệp vụ bán hàng chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu.

Khai thiếu chi phí: bằng cách vốn hóa chi phí hoạt động, trì hỗn chi phí, hạch tốn chi phí thường xun vào chi phí XDCBDD, hoặc khơng ghi nhận chi phí, khơng lập dự phịng, giảm giá trị vật tư xuất trong kỳ,…

Khai khống hàng tồn kho bằng cách tạo ra chứng từ giả như phiếu kiểm hàng Báo cáo tồn kho, phản ánh khống tình hình nhập xuất tồn, khơng lập dự phịng hàng tồn kho mất phẩm chất.

Đánh giá TSCĐ không hợp lý, khai khống TSCĐ, tăng giá TSCĐ hoàn

thành đưa vào sử dụng.

Nợ phải trả: che dấu trách nhiệm trả nợ đến hạn bằng cách đảo nợ.

Khai khống tài sản để che dấu tình hình tài chính và khả năng thanh

tốn thấp

Khơng cơng bố đầy đủ thông tin, đặc biệt là không công bố thông tin về giao dịch với các bên liên quan và mối quan hệ với các bên liên quan nhằm để che dấu những hành vi chiếm đoạt tài sản của các lãnh đạo cao cấp của Công ty. Chủ yếu là hình thức chuyển lợi nhuận cho các cơng ty “sân sau”.

2.2.3.2. Đối với Công ty Cổ phần đại chúng niêm yết trên thị trường chứng khoán khoán

Gian lận trên BCTC của các Công ty Cổ phần niêm yết chủ yếu là che dấu nhà đầu tư về tình hình tình hình tài chính khó khăn để duy trì thị giá cổ phiếu.

Những cách thức phổ biến để thực hiện gian lận phù phép BCTC ở Công ty cổ phần chủ yếu là gian lận trên BCTC tương tự như đối với gian lận tại các doanh nghiệp nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)