Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết (Mã chứng khoán BBT) báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 57 - 58)

2.2.2. Thực trạng về gian lận và sai sót trong BCTC tại VN 35-

2.2.2.7. Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết (Mã chứng khoán BBT) báo

lãi thành lỗ (2006 – 2007)

Theo BCTC được công bố trên các phương tiện đại chúng và báo cáo các cơ

quan chức năng, năm 2005 Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết lãi 982 triệu đồng, năm 2006 có lãi 2,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo kết quả kiểm toán lại mới đây, sau khi

điều chỉnh hồi tố các khoản mục bị sai phạm thì trong năm 2006 cơng ty lỗ gần 8,5

tỷ đồng. Năm 2007, BBT tiếp tục thua lỗ hơn 6,8 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh bị

đảo ngược hoàn tồn. Đơn vị đã kiểm tốn tài chính năm 2006 và năm 2007 cho

BBT đến nay đã đưa ra hai kết quả hoàn toàn trái ngược.

Kết quả sau kiểm tra của Uỷ ban Chứng khoán lại cho biết từ khi niêm yết đến thời điểm tháng 09/2008, Cơng ty khơng duy trì điều kiện hoạt động kinh doanh có

lãi. Năm 2004, BBT lỗ 2,1 tỷ đồng, năm 2006 lỗ 8,4 tỷ đồng, năm 2007 lỗ 6,8 tỷ

đồng và 6 tháng đầu năm 2008 lỗ 4,5 tỷ đồng. Riêng năm 2005, Cơng ty có lãi 982

triệu đồng nhưng báo cáo kiểm toán ngoại trừ nhiều khoản mục như: Chưa trích lập dự phịng giảm giá Hàng tồn kho

Thay đổi chính sách khấu hao

Như thế báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 chưa thể hiện chính

xác tình hình thực tế và chưa phù hợp chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Một điểm đáng nói nữa là, sự thiếu nhất quán, minh bạch trong BCTC của

BBT. Do muốn làm rõ một số mục mà đơn vị kiểm tốn (Cơng ty kiểm toán và dịch vụ tin học - AISC) đã “loại trừ” và “lưu ý” trong BCTC năm 2006, BBT đã đề nghị AISC kiểm toán lại để điều chỉnh hồi tố, xác định lại số dư đầu kỳ năm 2007, thực hiện theo các chuẩn mực kế tốn và minh bạch tài chính trong BCTC 2007.

Các cơ quan chức năng hầu như không phát hiện những sai phạm này vì BCTC

đã được kiểm tốn bởi tổ chức kiểm toán độc lập là đơn vị được phép kiểm tốn các

cơng ty niêm yết.

Ảnh hưởng

Sau vụ việc trên, HoSE đã thông báo tạm ngưng giao dịch cổ phiếu của Công ty kể từ ngày 11/07/2008 với lý do hoạt động kinh doanh thua lỗ liên tiếp

hai năm 2006 và 2007. Đến ngày 21/07/2008 sau khi giải trình BBT mới được

giao dịch trở lại.

HoSE và thanh tra Ủy ban chứng khoán đã làm việc với AISC để làm rõ trách nhiệm của AISC trong vụ này. Cho đến ngày người viết viết xong luận văn này vẫn chưa có thơng tin cụ thể về trách nhiệm của AISC.

Sau đó Uỷ ban Chứng khốn đề nghị BBT phải kiểm toán lại BCTC từ năm 2005 đến 6 tháng đầu năm 2008.

Nhận xét

Cơ quan quản lý hiện nay chỉ tiếp nhận báo cáo và công bố trên website, chưa có một cơ chế kiểm tra và phát hiện những báo cáo có sai phạm trọng yếu

để báo động cho nhà đầu tư.

Mặc dù có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc kiểm toán, và dù kết quả

làm việc với HoSE ra sao, đối với nhà đầu tư, AISC cũng đã không làm tròn

trách nhiệm của một tổ chức độc lập. Vụ việc này đã làm giảm niềm tin vào kết quả kiểm tốn độc lập. Chính vì nhà đầu tư khơng có đầy đủ kiến thức để có thể giám sát doanh nghiệp nên đã uỷ quyền cho tổ chức kiểm toán và phần lớn họ tin tưởng và căn cứ vào lợi nhuận công ty công bố để quyết định đầu tư, mua bán. Ít ai biết đi sâu vào BCTC, hiểu những lắt léo và ý nghĩa của những thuật ngữ, phép tính. Họ khơng thể hiểu sâu sa ý nghĩa của các cụm từ “loại trừ” và “lưu ý” trong báo cáo kiểm toán về BCTC năm 2006 của AISC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)