Chuẩn mực 240 “Gian lận và sai sót” 68

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 82 - 86)

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 6 6-

3.2.1.2. Chuẩn mực 240 “Gian lận và sai sót” 68

Sự cần thiết phải thay đổi chuẩn mực trách nhiệm KTV

Trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, chuẩn mực 240 là chuẩn mực quan trọng nhất liên quan đến trách nhiệm KTV đối với gian lận và sai sót.

Chuẩn mực kiểm tốn 240 (VSA 240) được ban hành dựa trên ISA 240 (1994)

trong đó đề cập trách nhiệm ngăn chặn và phát hiện gian lận và sai sót thuộc về

BGĐ (người quản lý), các bước đánh giá rủi ro có gian lận còn chung chung, chưa

đầy đủ để phát hiện những gian lận và sai sót. Bên cạnh đó, chuẩn mực VSA 240

chưa đưa đầy đủ định nghĩa về gian lận sai sót, chưa đề cập đến trách nhiệm của

toàn bộ ban lãnh đạo (bao gồm cả Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát) trong việc

ngăn chặn và phát hiện các gian lận và sai sót. Bởi vì gian lận thường được thực hiện khơng chỉ bởi người quản lý mà có trường hợp cả Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát). Đồng thời chưa làm rõ trách nhiệm của KTV đối với gian lận. Thực tế

các sai phạm đã xảy ra cho thấy một số nội dung trong chuẩn mực kiểm toán liên

quan đến trách nhiệm của KTV đối với gian lận lộ nhiều khiếm khuyết. Nếu cho

chuẩn mực trách nhiệm là một trong những biện pháp cần thiết nhằm làm rõ trách nhiệm và hướng dẫn KTV trong thực hiện kiểm toán.

Với sự thay đổi của nền kinh tế, với sự phát triển của thị trường chứng khốn,

tiềm ẩn nhiều rủi ro do việc cơng bố thông tin không trung thực, đặc biệt là các

công ty niêm yết, VN cần phải tăng cường trách nhiệm KTV thơng qua hiệu đính chuẩn mực trách nhiệm KTV đối với gian lận. Việc hiệu đính chuẩn mực về trách nhiệm của KTV chính là cơ sở giúp họ nâng cao trách nhiệm trong cuộc kiểm toán

đối với gian lận.

Tóm lại, việc nâng cao trách nhiệm KTV đối với gian lận là một trong những biện pháp cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán, giúp tăng cường khả năng phát hiện gian lận trên BCTC thơng qua cuộc kiểm tốn. Đó cũng là một trong những biện pháp nhằm ổn định thị trường chứng khoán và giúp cho nền kinh tế VN phát triển bền vững.

Những nội dung cần thay đổi bổ sung của chuẩn mực 240

Chuẩn mực kiểm toán VN số 240 cần phải thay đổi và bổ sung một số nội dung chính như sau:

(1). Về định nghĩa : nên bổ sung sửa đổi định nghĩa gian lận, phân biệt gian lận trên BCTC và gian lận do hành vi biển thủ, tham ô tài sản.

(2). Về trách nhiệm đối với gian lận: trách nhiệm đầu tiên trong việc ngăn ngừa

và phát hiện gian lận thuộc về ban lãnh đạo (governance) (bao gồm cả Hội đồng

quản trị, Ban kiểm sốt) của cơng ty được kiểm tốn thay vì chỉ là người quản lý như chuẩn mực hiện hành.

Về trách nhiệm của KTV, nên cho rằng việc đảm bảo tuyệt đối của việc phát

hiện sai lệch trọng yếu là khơng thực tế. Tuy nhiên, KTV phải ln duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp để xem xét liệu có thể có các dấu hiệu hay sự kiện chỉ ra có thể có sai lệch trọng yếu trong BCTC do hành vi gian lận gây ra hay khơng. Nói cách khác, KTV không thể chỉ dựa vào kinh nghiệm q khứ của mình về tính chính trực của ban lãnh đạo cơng ty được kiểm tốn.

(3). Về yêu cầu thảo luận: cần bổ sung yêu cầu cần có cuộc thảo luận trong nhóm kiểm tốn về các rủi ro có gian lận và sai sót trên BCTC. Các thảo luận này phải tập trung vào phân tích các khả năng xảy ra gian lận như:

Nguyên nhân gây ra nghi ngờ có gian lận phát sinh; Các cách thức che giấu gian lận;

Tài sản nào của cơng ty có thể bị tham ơ, biển thủ, khoản mục nào có thể phát sinh gian lận.

Khi thảo luận cần nghiên cứu cả các nhân tố bên trong và bên ngồi có thể ảnh hưởng tới cơng ty được kiểm tốn, đó là:

Ban lãnh đạo có phải chịu áp lực hay có động lực nào để tiến hành gian lận hay không;

Gian lận có thể được che giấu như thế nào;

Các yếu tố về mơi trường và văn hố của cơng ty có thể khiến cho các nhà quản trị và thành viên khác hợp thức hoá các gian lận do họ gây ra hay không.

(4). Tiến hành đánh giá rủi ro. Việc đánh giá rủi ro được tiến hành sau khi thu thập các hiểu biết về tình hình kinh doanh và KSNB của doanh nghiệp. Thủ tục thu thập các thông tin cần thiết để xác định rủi ro do các gian lận trọng yếu phát sinh là:

Phỏng vấn BGĐ và thành viên Hội đồng quản trị; tăng cường sử dụng các thủ tục

phân tích và tìm hiểu kỹ những mối liên hệ bất thường hoặc trái ngược với dự đoán ban đầu.

Để đánh giá rủi ro, KTV cần nghiên cứu các nhân tố làm gia tăng rủi ro, như

khi Ban lãnh đạo phải đáp ứng yêu cầu của bên thứ ba về kết quả kinh doanh, BGĐ

được khoản tiền thưởng lớn dựa trên kết quả kinh doanh,… Phụ lục của chuẩn mực

nên đưa ra các ví dụ về các điều kiện làm phát sinh gian lận.

* Đối với gian lận trên BCTC

a) Áp lực thường phát sinh khi khả năng sinh lợi của công ty bị sút giảm do cạnh tranh, thay đổi kỹ thuật, sản phẩm lỗi thời, lãi suất tăng,… nhưng

BGĐ vẫn muốn tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh tốt đẹp

hơn để đáp ứng mong đợi của thị trường, tối đa hoá số tiền thưởng…

b) Cơ hội: tuỳ thuộc vào đặc điểm và bản chất của ngành nghề, cơ hội

thực hiện có thể là từ: các nghiệp vụ với các bên liên quan, những ước tính

kế tốn, các nghiệp vụ bất thường, HTKSNB kém hữu hiệu.

c) Cá tính, thái độ: cơng ty đã có tiền sử vi phạm pháp luật, thiếu tôn trọng các giá trị đạo đức, BGĐ không sửa chữa các yếu kém kịp thời của HTKSNB,…

* Đối với hành vi biển thủ:

a) Áp lực có thể xuất phát từ hồn cảnh riêng của nhân viên hay do mâu thuẫn giữa nhân viên và công ty…

b) Cơ hội để thực hiện là khi KSNB yếu kém, như không phân nhiệm

đầy đủ, tồn quỹ tiền mặt quá nhiều, hàng tồn kho nhiều loại có kích thước

nhỏ nhưng giá trị lớn,…

c) Cá tính: nhân viên khơng liêm chính, thích đua địi, thay đổi cách

sống,…

(5) Phản ứng của KTV dựa trên kết quả đánh giá rủi ro. Các phản ứng có thể là xem xét lại việc phân chia trách nhiệm cho từng KTV, tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Trường hợp quyền lực tập trung vào BGĐ (BGĐ không tuân thủ các quy định của KSNB), khi đó cần tập trung vào các ước tính kế tốn, các giao dịch khơng thường xun, các bút tốn điều chỉnh, đồng thời phải thay đổi phạm vi, thời gian các thủ tục kiểm toán. Phụ lục của chuẩn mực nên đưa ra các hướng dẫn chi tiết cho các vấn đề này.

(6) Đánh giá các bằng chứng kiểm toán. Khi phát hiện sai phạm, KTV cần xem

xét liệu đó có phải là gian lận hay khơng và cần lưu ý đến tính đáng tin cậy trong

các giải trình của người quản lý. Khi đánh giá tính thích hợp và đầy đủ của bằng

chứng, KTV cần tập trung vào tính khơng đồng nhất, sự mâu thuẫn, việc bỏ sót khi ghi chép của kế tốn, ví dụ các giao dịch khơng được ghi nhận vào sổ sách, khơng có các chứng từ kèm theo; những cản trở từ phía nhà quản trị, ví dụ như từ chối

không cho KTV thu thập thông tin, cố tình trì hỗn việc cung cấp thơng tin hoặc khơng sẵn sàng hợp tác.

(7) Thông báo về các gian lận cho người quản lý, ban lãnh đạo và các cơ quan hữu quan khác. Những thơng báo này có thể được thực hiện bằng văn bản hay lời nói. Trong trường hợp KTV nghi ngờ về tính liêm chính của các thành viên trong HĐQT, KTV có thể trao đổi với các nhà tư vấn pháp luật để có các hành động thích hợp.

(8) Yêu cầu tài liệu hoá: cần tài liệu hoá hiểu biết của KTV về HTKSNB và

đánh giá của KTV về rủi ro có những sai phạm trọng yếu trên BCTC.

Những tài liệu lưu trữ có thể bao gồm những quyết định quan trọng của nhóm

kiểm tốn khi bàn về những nghi vấn về gian lận, về những sai phạm trọng yếu có thể xảy ra trên BCTC; xác định và đánh giá mức độ nghiêm trọng của rủi ro có gian lận ảnh hưởng tới BCTC.

Ngoài nội dung về đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu, tài liệu lưu trữ cần

gồm cả những nội dung như: phản ứng chung của KTV khi đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu trên BCTC; thời gian thực hiện cuộc kiểm toán, các thủ tục kiểm toán áp dụng, kết quả của các thủ tục kiểm toán đã áp dụng.

(9) Phản ứng của KTV: nếu KTV cho rằng có sai lệch trọng yếu do gian lận gây ra, trong trường hợp nghiêm trọng, KTV có thể nghiên cứu khả năng tiếp tục thực hiện hay rút khỏi hợp đồng kiểm toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)