Gian lận tại Royal Ahold 3 4-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 48 - 49)

2.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NA M 3 1-

2.2.1.4. Gian lận tại Royal Ahold 3 4-

Một vụ bê bối khá nổi tiếng xảy ra ở Hà Lan là vụ gian lận xảy ra tại Royal Ahold, một tập đồn bách hố có lịch sử 116 năm và cũng là tập đoàn bán lẻ lớn thứ ba trên thế giới. Sau khi đạt được những thành công liên tiếp, thu mua hàng loạt các cửa hàng và thiết lập nên một chuỗi các siêu thị với doanh thu lên tới 1,9 tỷ USD/năm, Ahold bắt đầu phải đấu tranh vật lộn trong thị trường có nhiều biến động và phải vay mượn rất nhiều để tiếp tục “trò chơi” và dẫn đến chịu thua lỗ 500 triệu USD. Giống như tất cả các nhà phân phối khác, Ahold được hưởng một khoản chiết khấu từ nhà cung cấp nếu đạt được một mức doanh số nhất định. Nhưng chi nhánh Mỹ của Ahold đã tính cả những khoản chiết khấu đó vào thu nhập của mình trước

khi đạt được ngưỡng doanh thu quy định, khiến lợi nhuận thu được vượt trội lên.

Royal Ahold đã khai khống lợi nhuận của chi nhánh thực phẩm Mỹ ít nhất là 500 triệu USD và đã có những giao dịch phi pháp tại Argentina. Thêm vào đó, bản BCTC năm 2001, Ahold đã khai khống lợi nhuận thành 1 tỷ USD theo các nguyên tắc kế toán của Hà Lan, trong khi đó chỉ là 109 triệu USD nếu kế toán theo nguyên tắc kế toán của Hoa Kỳ. Do vậy, cổ phiếu của Ahold đã giảm 2/3 khiến hàng triệu

người đầu tư vào cổ phiếu Blue-Chip của Ahold lo lắng. Giám đốc điều hành Cees

Kết luận: Từ các vụ bê bối điển hình trên, ta thấy gian lận phổ biến ở các công

ty đại chúng niêm yết là “khai khống doanh thu, giảm chi phí nhằm thổi phồng lợi nhuận”. Hiệu ứng dây chuyền của sai phạm kéo theo là làm giá cổ phiếu tăng lên trên thị trường chứng khoán, thế là người “trong cuộc” được hưởng lợi từ việc mua bán những cổ phiếu với giá “ảo” này. Các cách thức thường thực hiện gian lận trên BCTC là:

Lập ra các công ty con để che dấu các khoản nợ, hoặc các khoản vay

quá khả năng chi trả; để hứng chịu những hợp đồng đầy rủi ro; để giấu bớt

những trách nhiệm nợ của mình, làm cho BCTC "đẹp đẽ" hơn...

Tạo ra những hợp đồng mua đi bán lại giữa công ty mẹ và công ty con

để tạo ra doanh thu và lợi nhuận để báo cáo

Vốn hóa chi phí để làm tǎng lợi nhuận

Khai khống doanh thu, gian lận doanh thu trong vụ sáp nhập Thực hiện những vụ giao dịch phi pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)