KỸ THUẬT KIỂM TOÁN NỢ PHẢI TRẢ 93

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 107 - 110)

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 6 6-

3.2.3.3.4. KỸ THUẬT KIỂM TOÁN NỢ PHẢI TRẢ 93

Nợ phải trả có khuynh hướng bị khai thiếu. Thủ thuật để giấu bớt các khoản

Không ghi nhận khoản phải trả. Hố đơn mua hàng có thể bị ghi nhận vào niên độ sau thay vì phải được hạch toán vào tài khoản nợ phải trả của năm hiện hành. Vì vậy lợi nhuận báo cáo sẽ tăng lên đúng bằng giá trị hố đơn đó.

Trình bày sai khoản phải trả: khơng trình bày thơng tin về các khoản nợ tiềm tàng, những khoản cam kết hoặc thông tin về các mua hàng với các bên liên quan.

Các thủ tục kiểm toán

(1) Kiểm tra, đối chiếu

a. Thu thập Bảng kê chi tiết các khoản công nợ phải trả cho người bán (gồm số dư đầu năm, số dư cuối kỳ, tăng, giảm). Kiểm tra việc cộng dọc, cộng ngang trên Bảng kê chi tiết.

b. Đối chiếu số dư đầu năm trên Bảng kê chi tiết, Sổ chi tiết với số dư cuối năm trước hoặc hồ sơ kiểm tốn năm trước (nếu có).

c. Trường hợp năm trước chưa kiểm tốn, thì đối chiếu số dư đầu năm với Báo cáo kiểm tốn do của cơng ty khác kiểm tốn, xem hồ sơ kiểm tốn năm trước của cơng ty kiểm tốn khác hoặc đối chiếu với thư xác nhận, xem chứng từ gốc để xác nhận số dư đầu năm.

d. Đối chiếu số dư cuối kỳ trên Bảng kê chi tiết với Sổ chi tiết phải trả cho

người bán.

e. Xem lướt qua Bảng kê chi tiết để xem có các khoản mục bất thường khơng? (ví dụ như số dư nợ quá chẵn, số dư nợ quá lâu, số dư nợ lớn, nhà cung cấp là các bên liên quan, nhà cung cấp cũng là người mua hàng, các khoản nợ phải trả khơng mang tính chất là phải trả cho người bán,…).

f. Kiểm tra các nghiệp vụ mua hàng ghi nhận sau ngày kết thúc kỳ kế tốn năm, xem xét liệu có những nghiệp vụ mua hàng trong năm nhưng ghi nhận vào năm sau không.

(2) Gửi thư xác nhận

Trường hợp đã có xác nhận hay Biên bản đối chiếu công nợ của khách hàng, kiểm tra số liệu trên Bảng kê chi tiết với xác nhận hay Biên bản đối chiếu

công nợ (lưu ý phải xem bản gốc). Sao lại các Biên bản đối chiếu công nợ của

đơn vị để lưu hồ sơ kiểm toán.

Chọn mẫu một số khách hàng chưa được đối chiếu trong Bảng kê chi tiết để tiến hành gửi thư xác nhận.

Lập mẫu thư xác nhận, chuyển cho khách hàng kiểm tra lại và ký duyệt. Sau khi khách hàng đã ký duyệt và đóng dấu, KTV sao lại và lưu hồ sơ kiểm toán trước khi tiến hành gửi thư xác nhận.

Thực hiện việc gửi thư xác nhận đã ký duyệt, đồng thời lập bảng theo

dõi Thư xác nhận.

Trong vịng 10 ngày, nếu khơng có thư trả lời, có thể gửi thư xác nhận lần 2, hoặc liên hệ với khách hàng để tìm hiểu nguyên nhân.

Trường hợp có sự khác biệt giữa số liệu trên thư xác nhận với số liệu trả

lời: đề nghị đơn vị giải thích, hoặc yêu cầu họ trao đổi lại với khách hàng để

thống nhất số liệu.

(3) Thực hiện các bước kiểm toán thay thế cho việc gửi thư xác nhận hoặc trường hợp thư xác nhận không được trả lời: kiểm tra các chứng từ chứng minh cho

các khoản nợ của khách hàng như: Đơn đặt hàng, Hợp đồng, Hóa đơn, Biên bản

thanh lý hợp đồng, Phiếu nhập kho,… (dựa trên số chi tiết theo khách hàng để thu thập chứng từ kiểm tra).

(4). Các khoản trả trước cho người bán: thực hiện kiểm tra 100% các khoản trả trước

Đối chiếu các khoản ứng trước với điều khoản thanh toán trong hợp đồng

Kiểm tra chứng từ chi Kiểm tra thanh toán kỳ sau

Đối chiếu với biên bản thanh lý hợp đồng (nếu có vào thời điểm kiểm toán).

(5) Thực hiện thủ tục chia cắt niên độ (cut – off)

Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh vào các ngày trước và sau ngày kết thúc năm

tài chính/kỳ kế tốn để đảm bảo rằng các khoản này được phản ánh vào tài khoản

(6) Chênh lệch tỷ giá

Kiểm tra việc quy đổi các khoản phải thu có gốc ngoại tệ cuối kỳ theo tỷ

giá qui định. Xác định chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện tại thời điểm

lập BCTC đối với các khoản cơng nợ có số dư gốc ngoại tệ (phục vụ cho việc phân loại doanh thu, chi phí tài chính và các khoản điều chỉnh khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ).

Xác định chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện tại thời điểm lập

BCTC đối với các khoản công nợ có số dư gốc ngoại tệ (phục vụ cho việc phân loại doanh thu, chi phí tài chính và các khoản điều chỉnh khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ).

(7) Liệt kê các giao dịch, số dư với các bên liên quan phát sinh từ tài khoản

Phải trả cho người bán để phục vụ cho việc trình bày giao dịch với các bên liên

quan. (Căn cứ vào danh sách các bên liên quan của Công ty và thu thập sổ chi tiết

theo từng đối tượng tài khoản 331, cần thu thập cả số năm trước nếu không phải là

khách hàng đã được kiểm toán năm trước).

(8) Xem xét các khoản nợ tiềm tàng: xem xét các cam kết mua hàng nếu có và tình hình thực hiện các cam kết đó. Trong trường hợp đơn vị vi phạm nội dung cam kết, các khoản nợ tiềm tàng phát sinh cần được xem xét, tính tốn, ghi nhận nghĩa vụ nợ phải trả và công bố trên Bản thuyết minh BCTC.

(9) Xem xét các khoản nợ phải trả bất thường: xem lướt qua sổ chi tiết Phải trả cho người bán để phát hiện các khoản mục bất thường và kiểm tra với chứng từ gốc. (10) Trình bày và cơng bố: Kiểm tra việc phân loại các khoản Phải trả người bán, Trả trước người bán ngắn hạn và dài hạn bằng cách kiểm tra các hợp đồng về

điều kiện thanh toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)