Áp dụng quy trình phân tích trong chương trình kiểm toá n-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 95 - 99)

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 6 6-

3.2.3.2.2. Áp dụng quy trình phân tích trong chương trình kiểm toá n-

a. Mục tiêu của thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Giúp KTV xác định những vùng có rủi ro cao cần tập trung hay những vùng có rủi ro thấp để thu hẹp phạm vi kiểm tốn.

Giúp phát triển các ước tính về các tài khoản, từ đó xác định các nghiệp vụ bất thường và đánh giá tính hợp lý chung của những tính tốn hay số dư các tài khoản trước khi thực hiện kiểm tra chi tiết số dư hay thực hiện các thủ tục phân tích chi tiết bổ sung.

Những biến động trong dữ liệu có thể khơng ảnh hưởng đến chiến lược tiếp cận kiểm tốn của KTV đối với một số tài khoản riêng biệt, nhưng có thể làm gia tăng sự hồi nghi của KTV trong q trình kiểm tốn.

b. Phương pháp phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch

Để tiến hành phân tích, KTV cần:

Đọc hồ sơ kiểm tốn năm trước nhằm:

Xác định những điểm đặc biệt trong hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Xác định những thay đổi trong môi trường kinh doanh của khách

hàng, các điều kiện về tài chính, khả năng sinh lợi… từ đó, cập nhật các

thơng tin cần thiết.

Trong giai đoạn lập kế hoạch, kiểm toán thường sử dụng đến các dữ liệu gồm cả thông tin tài chính và phi tài chính. Nguồn thơng tin chủ yếu là các BCTC gần nhất trong nội bộ doanh nghiệp, các phân tích về tình hình hoạt động

được chuẩn bị bởi ban quản lý doanh nghiệp bao gồm các dự toán cho năm hiện

hành hay các phân tích về những thay đổi so với dự tốn. Từ đó, KTV tiến hành phân tích các BCTC, xem xét tính hợp lý của các thơng tin phi tài chính.

Đối với những khách hàng có nhiều chi nhánh hay có nhiều dịng sản

phẩm, KTV thường tập trung đầu tiên vào các thông tin ở cấp độ chung nhất để hiểu những xu hướng trong toàn bộ doanh nghiệp hay tập đồn. Sau đó, áp dụng thủ tục phân tích sơ bộ cho từng đơn vị thành viên nhằm xác định các sự kiện,

xu hướng có thể tác động đến từng đơn vị thành viên và những ảnh hưởng của

các sự kiện đó lên báo cáo hợp nhất.

Ghi nhận lại các kết quả thu được từ thủ tục phân tích và lưu trữ một số tài liệu quan trọng vào hồ sơ kiểm toán năm hiện hành bao gồm:

Bản sao các BCTC giữa niên độ (hay BCTC gần nhất) của khách hàng;

Bản sao các phân tích của khách hàng;

Phân tích của KTV về các yếu tố bên ngồi, các tính chất trong q trình hoạt động, tình hình tài chính của doanh nghiệp và phân tích sơ bộ cho các khoản mục cụ thể.

Đối với các khách hàng cũ, phương pháp phân tích xu hướng nên được mở rộng để có thể thấy được xu hướng biến động của các chỉ tiêu trong

nhiều năm. Biến động của một tài khoản cần được phân tích trong mối liên

hệ với biến động của các tài khoản khác.

Bên cạnh phương pháp phân tích xu hướng, theo chiều ngang, KTV nên áp dụng phương pháp phân tích theo chiều dọc khi phân tích các BCTC. Trong phân tích theo chiều dọc, tỷ lệ % được sử dụng để chỉ mối quan hệ của các bộ phận khác nhau so với tổng số trong báo cáo. Số tổng cộng của một báo cáo sẽ được đặt là 100% và từng phần của báo cáo sẽ được tính tỷ lệ %

so với số đó. Đối với bảng cân đối kế toán, số tổng cộng sẽ là tổng tài sản

hoặc tổng nguồn vốn. Đối với báo cáo kết quả kinh doanh, số tổng cộng sẽ là doanh thu thuần.

Việc phân tích nên được mở rộng cho Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. (2) Phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm tốn

Thủ tục phân tích là thủ tục bắt buộc đối với kiểm toán mọi phần hành. Tuy nhiên, do những gian lận xảy ra phổ biến đối với công ty đại chúng những thủ tục phân tích cho các phần hành sau là đặc biệt quan trọng bao gồm: thủ tục phân tích trong kiểm toán doanh thu, nợ phải thu, TSCĐ, hàng tồn kho và giá vốn hàng bán, chi phí. (Xin xem Phụ lục số 04 đính kèm. Ngồi ra, Phụ lục 05 trình bày Bảng liệt

kê một số gợi ý về nguyên nhân tăng giảm bất thường của các khoản mục trên BCTC trong thủ tục phân tích).

(3) Phân tích trong giai đoạn hồn thành kiểm tốn

a. Mục tiêu của thủ tục phân tích trong giai đoạn hồn thành kiểm tốn

Đưa ra kết luận tổng quát về sự phù hợp trên các khía cạnh trọng yếu của

BCTC với những hiểu biết của KTV về tình hình kinh doanh của đơn vị; đồng

thời cũng chỉ ra những điểm yêu cầu KTV phải thực hiện cơng việc kiểm tốn

bổ sung.

Chuẩn bị cho buổi họp kết thúc cuộc kiểm toán với khách hàng.

Hoàn thành bảng câu hỏi (checklist) khi thực hiện đánh giá tính đầy đủ của việc trình bày và cơng bố BCTC.

b. Phương pháp phân tích trong giai đoạn hồn thành kiểm tốn

Thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn sốt xét tổng thể cuộc kiểm toán

được thực hiện tương tự như khi lập kế hoạch kiểm tốn. Đối tượng phân tích chủ

yếu vẫn là các BCTC. Tuy nhiên, BCTC dùng trong giai đoạn soát xét tổng thể là báo cáo đã qua điều chỉnh của KTV.

Dựa vào kết quả của thủ tục phân tích, xác định các số dư, xu hướng, các mối quan hệ bất thường. Xem xét biến động của từng khoản mục trong mối quan hệ với biến động của các khoản mục khác có liên quan.

KTV phải đưa ra giải thích hợp lý cho các biến động bất thường trước

khi tiến hành phỏng vấn khách hàng. Sau đó, so sánh lý giải của khách hàng với những ước tính của mình để đánh giá mức độ hợp lý của chúng. Các phát hiện sẽ

được ghi nhận trong bản sao BCTC sơ thảo hay trong một bảng ghi nhận riêng

biệt.

Kết hợp việc thu thập lời giải thích với việc thu thập các bằng chứng hỗ trợ cho chúng. Nếu cần thiết, KTV sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung.

(4) Lưu trữ kết quả phân tích

Đối với các khách hàng cũ của công ty, việc xem xét các kết quả phân tích từ

cho số liệu kỳ hiện hành. Vì vậy, bên cạnh các dữ liệu dưới dạng bằng chứng kiểm toán cần phải lưu trữ trong hồ sơ kiểm tốn, cơng ty nên chuyển mọi dữ liệu thành dạng tập tin để đưa lên mạng cơng ty nhằm thuận tiện cho việc tìm hiểu của KTV.

3.2.3.3. Thủ tục kiểm tra chi tiết

Sau khi nhận diện những yếu tố tạo nên gian lận (áp lực và cơ hội) các kỹ thuật phát hiện gian lận sẽ khác nhau đối đối với các khoản mục hay quy trình nghiệp vụ. Các thủ tục được đề xuất cho các khỏan mục và quy trình cơ bản như sau:

Kỹ thuật kiểm toánDoanh thu Kỹ thuật kiểm toán Nợ phải thu Kỹ thuật kiểm toán Hàng tồn kho Kỹ thuật kiểm toán Nợ phải trả Kỹ thuật kiểm tốn Chi phí Kỹ thuật kiểm toán TSCĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)