KỸ THUẬT KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỔ ĐỊNH 98

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 112 - 162)

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 6 6-

3.2.3.3.6. KỸ THUẬT KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỔ ĐỊNH 98

Phần lớn việc đánh giá tài sản không phù hợp liên quan đến việc thổi phồng giá trị TSCĐ, hàng tồn kho hoặc nợ phải thu. Các sai phạm liên quan đến TSCĐ thơng thường là:

Vốn hố chi phí: sai phạm thường xảy ra trong trường hợp doanh nghiệp mua trả góp tài sản hoặc vay tiền để mua tài sản và trả một số tiền hàng tháng.

Doanh nghiệp hạch toán giá trị tài sản theo số tiền thực trả hàng tháng bao gồm cả nợ gốc và lãi vay hoặc lãi cho trả góp. Trong khi đó, theo quy định, giá trị TSCĐ phải ghi bằng giá mua trả tiền 1 lần, chi phí tăng lên do việc trả chậm hoặc do trả góp phải ghi nhận là chi phí tài chính trong kỳ. Vốn hố chi phí cịn

được thực hiện bằng cách ghi nhận vào chi phí XDCB dở dang các chi phí hoạt động trong kỳ.

Phân loại sai tài sản: tài sản phân loại vào các tài khoản không phù hợp. Thủ thuật này có thể bóp méo các chỉ số tài chính để tuân thủ các điều khoản hợp đồng vay hoặc tuân thủ các yêu cầu của các khoản mượn nợ khác.

Giảm tỷ lệ khấu hao: dẫn đến giảm chi phí khấu hao tương ứng nhằm

thổi phồng lợi nhuận trong kỳ.

Các thủ tục kiểm toán

(1) Thu thập bảng kê chi tiết TSCĐ hữu hình, th tài chính, vơ hình, các cơng trình XDCB dở dang và đối chiếu với Biên bản kiểm kê TSCĐ có sự chứng kiến của KTV.

(2) Trường hợp đơn vị không tiến hành kiểm kê hoặc KTV không tham gia

chứng kiến kiểm kê, chọn một số TSCĐ, cơng trình XDCB dở dang quan trọng, có

giá trị lớn thực hiện kiểm kê tại thời điểm kiểm toán để khẳng định tính hiện hữu

của các TSCĐ, cơng trình, hạng mục cơng trình đang xây dựng. (3) Kiểm tra TSCĐ và chi phí XDCB dở dang

a. Đối với các cơng trình XDCB: Thu thập và kiểm tra Quyết định đầu tư; Dự

toán, phê duyệt dự toán; Thư mời thầu, Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu,…;

Hợp đồng kinh tế; Biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế; Quyết toán, quyết định phê duyệt quyết toán; Các chứng từ khác chứng minh các chi phí đã phát sinh thực tế và phục vụ thi cơng cơng trình,...;

b. Đối với TSCĐ mua sắm mới: Thu thập và kiểm tra Quyết định đầu tư; Dự

toán, phê duyệt dự toán; Hợp đồng kinh tế và Biên bản thanh lý hợp đồng; Hóa đơn, Biên bản giao nhận,…;

c. Đối với chi phí sửa chữa lớn TSCĐ: Thu thập và kiểm tra Kế hoạch sửa

chữa; Dự toán, phê duyệt dự toán; Hợp đồng kinh tế, Biên bản thanh lý hợp đồng, quyết toán,...;

d. Xem xét xem có cơng trình hay hạng mục cơng trình nào phát sinh đã lâu mà chưa hoàn thành hoặc trong kỳ khơng phát sinh chi phí khơng. Tìm hiểu ngun nhân và xem xét các điều chỉnh phù hợp.

e. Kết hợp với việc gửi thư xác nhận tài khoản phải trả nhà cung cấp để xem xét xem có khối lượng công việc nào mà bên B đã bàn giao được nghiệm thu và chấp

nhận thanh toán mà chưa được hạch tốn vào tài khoản Chi phí XDCB dở dang

không.

(4) Kiểm tra chứng từ gốc các TSCĐ tăng trong kỳ.

a. Đối với TSCĐ hình thành từ XDCB: đối chiếu với số liệu kết chuyển từ tài khoản Chi phí XDCB dở dang.

b. Đối với TSCĐ thuê tài chính cịn phải chú ý kiểm tra:

Việc ghi nhận là TSCĐ thuê tài chính phù hợp với hướng dẫn của VAS 06.

Tính chính xác của những tính tốn, bao gồm gốc/lãi th và tính tốn hiện giá thuần của tài sản.

(5) Xem xét xem các chi phí được vốn hóa trong kỳ có liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ vào sử dụng khơng.

(6) Đảm bảo các chi phí sau đây khơng bao gồm trong nguyên giá TSCĐ hữu hình, vơ hình tự làm:

Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất chung khơng liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ vào sử dụng.

Chi phí nguyên vật liệu lãng phí, chi phí lao động và các khoản chi phí khác sử dụng vượt mức bình thường.

Chi phí đào tạo nhân viên để vận hành. Lãi nội bộ.

(7) Kiểm tra việc hạch toán nguyên giá TSCĐ hữu hình, vơ hình được mua dưới hình thức trao đổi xem có phù hợp với VAS 03 và VAS 04 không.

(8) Kiểm tra để đảm bảo thuế giá trị gia tăng thu lại được từ cơ quan thuế không

được cộng vào nguyên giá TSCĐ, Chi phí XDCB dở dang.

(9) Kiểm tra các chi phí nâng cấp TSCĐ trong kỳ để đảm bảo khơng có chi phí sửa chữa, bảo trì được vốn hóa.

(10) Kiểm tra chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh

nghiệp, chi phí trả trước để đảm bảo khơng có tài sản nào đủ điều kiện là TSCĐ,

chi phí có liên quan đến việc trực tiếp đến việc đưa TSCĐ vào sử dụng hoặc chi phí nâng cấp TSCĐ được hạch tốn vào chi phí.

(11) Kiểm tra việc vốn hóa chi phí lãi vay

a. Xem xét xem chi phí lãi vay được vốn hóa trong kỳ có phù hợp với VAS 16 không.

b. Kiểm tra các khoản chi phí lãi vay được vốn hóa trong kỳ. (12) Chi phí nghiên cứu, phát triển

a. Kiểm tra xem có chi phí trong giai đoạn nghiên cứu được vốn hóa trong kỳ khơng.

b.Kiểm tra xem chi phí phát triển được vốn hóa có phù hợp với các điều kiện của VAS 04 khơng.

(13) Chi phí XDCB dở dang giảm

a. Kiểm tra hồ sơ liên quan đến việc kết chuyển gồm:

Quyết toán, quyết định phê duyệt quyết tốn của các cấp có thẩm quyền. Các thủ tục kết chuyển: Biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng, Biên bản bàn giao,...

Nguyên giá TSCĐ, chi phí kết chuyển phù hợp với số liệu quyết tốn. b. Kiểm tra hạch tốn giảm Chi phí XDCB dở dang trong kỳ.

(14) Kiểm tra TSCĐ giảm

a. Kiểm tra chứng từ gốc liên quan đến TSCĐ giảm trong kỳ (Quyết định thanh lý, quyết định điều chuyển nội bộ, hóa đơn,…).

b. Kiểm tra hạch tốn giảm TSCĐ do điều chuyển, thanh lý, nhượng bán trong kỳ.

c. Kiểm tra hạch toán giảm TSCĐ do điều chuyển, thanh lý, nhượng bán trong kỳ.

(15) Khấu hao TSCĐ

a. Kiểm tra xem thời gian/ tỷ lệ khấu hao của TSCĐ có hợp lý khơng. b. Các khoản lỗ hoặc lãi thanh lý TSCĐ trong các năm trước.

c. Thời hạn thuê (đối với TSCĐ thuê tài chính).

d. Kiểm tra sự nhất quán về chính sách khấu hao với năm trước (phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao).

e. Đánh giá xem có bất kỳ sự kiện và hồn cảnh nào có thể dẫn đến sự thay đổi thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ.

f. Kiểm tra chọn mẫu việc tính khấu hao các TSCĐ trong kỳ.

g. Xem xét để đảm bảo TSCĐ đã được khấu hao hết khơng được tính khấu hao. h. Xem xét để đảm bảo tất cả các TSCĐ (trừ TSCĐ đã được khấu hao hết) đều

được tính khấu hao.

i. Tổng hợp khấu hao của các TSCĐ không sử dụng hoặc sử dụng cho mục

đích khác ngồi hoạt động sản xuất kinh doanh để loại trừ khi xác định thu nhập

chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp.

(16) Kiểm tra việc cam kết và cầm cố, thế chấp.

a. Trao đổi với những người có trách nhiệm liên quan tới tài sản để tìm hiểu

xem đơn vị có cầm cố, thế chấp TSCĐ và có cam kết liên quan đến việc mua sắm

TSCĐ không.

b. Kiểm tra các hợp đồng, thỏa thuận, hóa đơn, đơn đặt hàng,… liên quan đến các khoản cam kết vốn và thế chấp TSCĐ.

c. Đảm bảo việc thế chấp và các cam kết đã được công bố phù hợp trên Bản

thuyết minh BCTC.

(17) Xem xét thu thập giải trình của BGĐ về các vấn đề liên quan đến TSCĐ và chi phí XDCB dở dang.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Những thay đổi đáng kể trong môi trường hoạt động của các doanh nghiệp dưới tác động của q trình tồn cầu hố và sự phát triển của thị trường chứng khoán, dưới áp lực cạnh tranh để tồn tại phát triển đã dẫn đến việc gia tăng gian lận BCTC. Sự gia tăng gian lận địi hỏi KTV và cơng ty kiểm tốn khơng ngừng nâng cao năng lực và trình độ chun mơn và hồn thiện các kỹ thuật kiểm toán. Trong phạm vi hạn hẹp của đề tài, người viết chỉ có một số đề xuất nhằm hồn thiện thủ tục phát hiện gian lận sai sót trên BCTC trong kiểm tốn các cơng ty đại chúng. Các đề xuất

dựa trên thực trạng mà người viết đã khảo sát từ các bài viết trên báo chí, trang

thơng tin điện tử và các KTV đang hành nghề tại các cơng ty kiểm tốn. Đề xuất tập trung vào các thủ tục kiểm tốn BCTC - nguồn thơng tin chủ yếu và dường như là duy nhất - của các công ty đại chúng cung cấp cho các nhà đầu tư hiện nay.

LỜI KẾT LUẬN

Từ khi VN chuyển sang kinh tế thị trường và trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới - WTO thì vấn đề minh bạch hố tình hình tài chính

trong các quan hệ kinh tế trở thành một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Thêm

vào đó, sự phát triển của thị trường vốn nói chung, thị trường chứng khốn đặt ra

những áp lực và thử thách mới cho nghề kiểm tốn. Q trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “Hồn thiện các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm tốn báo cáo tài chính” là cơ hội cho người viết hệ thống hoá kiến thức về ngành nghề kiểm toán cũng như kiến thức về các thủ tục kiểm toán, giúp người viết nhận thức rõ hơn những yếu điểm của kiểm toán, kể cả khi cơng việc của kiểm tốn đạt chất lượng cao nhất.

Thơng qua việc tìm hiểu các thủ tục phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm tốn báo cáo tài chính trong chuẩn mực kiểm toán quốc tế, Hoa Kỳ và Việt Nam, cùng với quá trình khảo sát thực tiễn về thực trạng gian lận, sai sót trên báo cáo tài chính trên thế giới và tại Việt Nam, khảo sát thực trạng thủ tục kiểm tốn của các cơng ty kiểm tốn đang hoạt động tại VN, người viết đã thu thập nhiều kiến thức cơ sở lý luận và việc áp dụng các chuẩn mực trên trong thực tiễn tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm tốn tại các cơng ty kiểm tốn độc lập tại VN.

Trong q trình khảo sát và thực hiện đề tài người viết không thể tránh khỏi

những sai sót, rất mong được sự góp ý của các Thầy Cơ và đồng nghiệp để người viết có thể hồn thiện đề tài. Người viết xin chân thành cảm ơn.

Tiếng Việt

1. Minh An (2005), Cái giá phải trả cho những tham vọng vô biên, Link:

[http://bwportal.com.vn/]

2. Lê Anh Đú, Võ Hồng Quỳnh (2007), Cơng ty cơng nghiệp cơ khí Sài Gịn: 10

năm gian lận hoành hành, www3.tuoitre,com.vn 11/01/2007

3. TS Vũ Hữu Đức (2005), Bài giảng chuyên đề “Kiểm soát nội bộ”, Trường Đại

học Kinh tế TP.HCM.

4. Ian Lydall - Tổng Giám đốc PWC(2006), Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế

(IFRS): Thách thức đối với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam trong tiến trình hội nhập, Tạp chí kế tốn.

5. Hug A. Adams, Đỗ Thuỳ Linh (2005), Hội nhập với các nguyên tắc kế toán và

kiểm toán quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia.

6. Trịnh Hoàng Liên (BWP) (Dịch từ tài liệu của Ward Howell International)

(2003), Bài học từ Enron, , www.bwportal.com.vn

7. Trần Phương Minh (2005), Báo cáo tài chính, phơi bày hay che dấu,

www.bwportal.com.vn

8. Trần Đức Nam (VACO) (2006), Các màn “phù phép” trên báo cáo tài chính,

Link:

[http://www.saga.vn/Taichinh/Thitruong/Tongquanthitruongtaichinh/4928.saga]

9. Trần Quang (2007), Tiêu cực tại Cơng ty cơng nghiệp cơ khí Sài Gịn: Hai năm

mới chuyển cho cơ quan điều tra, Báo Lao Động số 80 ngày 09/04/2007.

10. TS Trần Thị Giang Tân (2006), Bài giảng chuyên đề “Trách nhiệm KTV”,

gian lận trong cuộc kiểm tốn báo cáo tài chính, Tạp chí Kế tốn Việt Nam số

69/12 năm 2007.

12. Thutrangcat (Bản dịch từ tài liệu Francis C. Brulenski, CPA, and Ricardo J.

Zayas, CPA, CFE, CVA.(2004), Fraud Detection is not Just by the Numbers, Accountingweb) ) (2006), Phát hiện gian lận không chỉ qua những con số!,

www.kiemtoan.com.vn, Link:

[http://kiemtoan.com.vn/modules.php?name=News&file=article&sid=239]

13. Ngô Việt, Đinh Thu (2008), Loạt bài viết: “Cosevco: Sai phạm kép dài, vì

sao?”, “Vụ tham nhũng tại Cosevco: Chúa chổm xài sang”, “Vụ tham nhũng tại

Cosevco:”Nhắm mắt” đàm phán gây thất thoát gần 540 tỷ đồng”,

http://www.sggp.org.vn/phapluat

14. Các bài báo và số liệu thống kê trên các trang web : www.kiemtoan.com.vn,

www.vacpa.org.vn, www.mof.gov.vn, www.hoiketoan-tp.org.vn, www.accaglobal.com, www.saga.vn, www.vietbao.vn, www.bwportal.com, www.inteves.com, www.vnexpress.net, www.sggp.org.vn, www.ssc.gov.vn.

15. Các bài báo trên các tờ báo Sài Gịn Giải Phóng, Thanh Niên, Lao Động, Nhịp

Cầu Đầu tư, Thời báo Kinh tế Sài Gịn, Tuổi Trẻ, Cơng an Nhân dân, Đầu tư

Chứng khốn, Tiền Phong, Nhân Dân, Cơng An.

Tiếng Anh

16. ACFE – Association of Certified Fraud Examiners, 1996 Report to the Nation

Occupational Fraud and Abuse, Association of Certified Fraud Examiners, Inc.

17. ACFE - Association of Certified Fraud Examiners (2002) 2002 Report to the

Nation Occupational Fraud and Abuse, Association of Certified Fraud

Nation Occupational Fraud and Abuse, Association of Certified Fraud

Examiners,Inc.

19. ACFE - Association of Certified Fraud Examiners (2006) 2006 Report to the

Nation Occupational Fraud and Abuse, Association of Certified Fraud

Examiners,Inc.

20. A&C, A&C Audit Manual.

21. AICPA (1999), The CPA’s Handbook of Fraud and Commercial Crime

Prevention.

22. AICPA (2002), Statement on auditing Standards (SAS) no. 99 “Consideration of

fraud in fianancial statement”.

23. AICPA (2004), Arresting Financial Fraud: The Inside Story From The FBI.

24. Casabona, Patrick A.Grego, Michael J. (2003), Consideration of Fraud in a

Financial Statement Audit: A revision of statement on auditing standards 82,

Link: [http://www.entrepreneur.com/tradejournals/article/102270928.html]

25. DeFond, M.L. and J.R. Francis (2005), Audit research after Sarbanes-Oxley,

Auditing: A Journal of Practice and Theory 24 (Supplement): 5-30

26. Evan Maltese (2007), Consideration of Fraud in a Financial Statement Audit,

Ernst & Young New York.

27. Ernst & Young LLP, Audit Manual Volume I & Supplement Implementation of

Audit Innovation Phase I & II.

28. Howard R. Davia, Patrick C. Coggins, John C. Wideman, and Joseph T.

Kastantin (2002), Fraud detection and control - Accountant's Guide to Fraud

Detection and Control, Second Edition

29. IFAC-International Federation of Accountants(2005), Handbook of

financial statement fraud prevention, Accounting Horizons.

31. Jean C. Bedard Northeastern University (1997), Consideration of fraud in a

financial statement audit: a new Aicpa auditing standard.

32. Jensen, M.C. (2004), The agency costs of overvalued equity and the current

state of corporate finance, European Financial Management 10 (4), pp. 549-565.

33. Jim Kim (2008), Sarbox and financial statement fraud, Link:

[http://www.fiercesarbox.com/story/sarbox-and-financial-statement-fraud/2008- 07-24]

34. Joseph T.Wells (2004), Principles of Fraud Examnination, John Wiley & Sons,

Inc.

35. Koornhof, C. and Du Plessis, D. 2000, Red flagging as indicator of financial

statement fraud: The Perspectives of Investors and Lenders, Meditari.

36. Mark R.Simmons, CIA, CFE, (1995), Recognizing the Elements of Fraud,

[http://www.facilitatedcontrols.com], Web Wise Concepts, LLC.

37. Nelson M.W., J.A. Elliott, and R.L. Tarpley (2003), How are earnings

managed ? Examples from auditors, Accounting Horizons (Supplement), pp. 17-

35.

38. Paul M.Clikeman, PhD., CPA (May 2003), The Greatest Frauds of the (Last)

Century, Robins School of Business University of Richmond.

39. Person, Stanley (2002), Financial Statement Fraud: Preventation and Detection,

Journal of Accountancy.

40. Roychowdhury (2005), Earnings management through real activities

(Committee of Sponsoring Organizations) và những vấn đề kiểm tốn

viên cần tìm hiểu)

Theo Báo cáo COSO (1992) thì một HTKSNB bao gồm 5 bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đó là:

1. Mơi trường kiểm sốt

Mơi trường kiểm soát tạo ra sắc thái chung trong đơn vị - nơi mỗi người tiến hành

các hoạt động và thực hiện nghĩa vụ kiểm sốt của mình. Chính mơi trường kiểm

soát làm nền tảng cho các thành phần khác của HTKSNB.

1.1. Các yếu tố của môi trường kiểm soát

Triết lý quản lý và phong cách hoạt động Cơ cấu tổ chức

Phương pháp ủy quyền Khả năng đội ngũ nhân viên Chính sách nguồn nhân lực

Sự trung thực và các giá trị đạo đức Hội đồng quản trị và Ban kiểm sốt

1.2. Tìm hiểu mơi trường kiểm sốt

Ví dụ về nội dung cần tìm hiểu:

Doanh nghiệp có ban hành dưới dạng văn bản các quy tắc, chuẩn mực phòng ngừa ban lãnh đạo và các nhân viên trong trường hợp gặp xung đột lợi ích với doanh nghiệp, kể cả việc ban hành các quy định xử phạt thích hợp khi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 112 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)