Chuẩn mực 500 “Bằng chứng kiểm toán” (VSA 500) 72

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 86 - 88)

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 6 6-

3.2.1.3. Chuẩn mực 500 “Bằng chứng kiểm toán” (VSA 500) 72

Sự cần thiết phải hiệu đính Chuẩn mực

Tương tự như các chuẩn mực trên, VSA 500 xây dựng dựa trên ISA 500 ban hành vào 1994 mà chuẩn mực này đã khơng cịn phù hợp. ISA 500 đã được hiệu

đính, phiên bản mới nhất có hiệu lực từ 15/12/2004.

Do vậy, VSA 500 cần sửa đổi để phù hợp với ISA 500.

Các nội dung cần thay đổi

Khái niệm “bằng chứng kiểm tốn” được mở rộng hơn. Bằng chứng kiểm tốn có thể bao gồm tài liệu từ hồ sơ kiểm toán năm trước và quy trình thủ

tục quản lý chất lượng đơn vị kiểm toán đang áp dụng. Chứng từ kế toán bao

gồm séc, giấy chuyển tiền điện tử, hoá đơn, hợp đồng, sổ chi tiết, sổ cái, sổ nhật ký chung và các điều chỉnh trên BCTC không phản ánh trong bút toán ghi sổ, kể cả giấy làm việc và các bảng tính phân bổ chi phí, các tính tốn, đối chiếu và các diễn giải thuyết minh. Do hiện nay, việc lập chứng từ, ghi sổ, xử lý và lập báo cáo dưới hình thức tập tin điện tử nên chứng từ sổ sách có thể là một phần trong hệ thống dữ liệu và cung cấp thông tin lập BCTC.

Những thông tin khác KTV có thể sử dụng như bằng chứng kiểm tốn bao gồm biên bản họp, xác nhận từ bên thứ ba, báo cáo của chuyên gia, thông tin so sánh của các đối thủ cạnh tranh, sổ tay kiểm sốt, thơng tin thu thập từ phỏng vấn, quan sát, điều tra, và những thơng tin khác sẵn có hoặc tìm ra.

Các cơ sở dẫn liệu trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán: cơ sở dẫn liệu chia thành 3 nhóm: (1) Cơ sở dẫn liệu về nghiệp vụ và sự kiện phát sinh

trong kỳ: Phát sinh (Occurrence), Đầy đủ (Completeness), Chính xác

(Accuracy), Chia cắt niên độ phù hợp (Cut-off), Phân loại (Classification)…; (2) Cơ sở dẫn liệu về số dư tài khoản cuối kỳ: Hiện hữu (Existence), Quyền và nghĩa vụ (Rights and Obligations), Đầy đủ (Completeness), Đánh giá (Valuation and allocation); (3) Cơ sở dẫn liệu về trình bày và công bố: Phát sinh, quyền và nghĩa vụ (Occurrence and right and obligations); Đầy đủ (Completeness), Phân loại (Classification and understandability), Chính xác và đánh giá (Accuracy and valuation). Như vậy so với chuẩn mực hiện hành phần cần này cần thay đổi cho phù hợp.

3.2.1.4. VSA 501 “Bằng chứng kiểm toán bổ sung đối với các khoản mục và sự kiện đặc biệt”

Trong ISA 501 “Xác nhận bên ngồi”, sự xác nhận khơng chỉ áp dụng cho các khoản phải thu như VSA 501 mà còn cho các khoản sau đây:

Số dư tài khoản ngân hàng và các xác nhận các thông tin khác từ ngân hàng

Hàng hoá nắm giữ bởi bên thứ ba tại sở giao dịch để gửi bán hoặc

làm mẫu

Các khoản đầu tư đã mua từ bên môi giới chứng khoán nhưng chưa

được chuyển tới vào ngày lập bảng cân đối kế toán

Các khoản vay

Số dư các khoản phải trả.

Ngoài ra, cần bổ sung thủ tục kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn ở đoạn

“Đánh giá và trình bày các khoản đầu tư dài hạn” (Đoạn 32 “Thủ tục kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn thường để xác định xem đơn vị có khả năng và có ý định nắm giữ các khoản đầu tư này dài hạn không và phải thu thập các bản giải trình về khoản

đầu tư dài hạn”), nên bổ sung thủ tục “xác định thông qua trao đổi với BGĐ xem đơn vị có ý định giữ các khoản đầu tư này hay không và thu thập văn bản viết về sự

việc này”.

Đối với “Các vụ kiện tụng và tranh chấp”: cần được dự phịng kể cả

phần chi phí pháp lý.

Bổ sung Phụ lục thủ tục kiểm kê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)