BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM 2 9-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 43)

Ở Việt Nam, mãi cho đến năm 1995, hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước

lần đầu tiên được Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành. Đến năm 1999, Chuẩn mực Kiểm toán VN (kiểm toán độc lập) mới được ban hành. Tính đến tháng 06/2007, đã có 37 chuẩn mực kiểm tốn độc lập ra đời. Nhìn chung các chuẩn mực kiểm toán VN đã tuân thủ các Chuẩn mực kiểm tốn quốc tế do Chính phủ VN cam kết thực hiện hoà hợp với hệ thống chuẩn mực kiểm toán với quốc tế.

Trước những năm 1990, kiểm tốn độc lập khơng có vị trí trong hệ thống kiểm tốn Việt Nam, nó chỉ mới xuất hiện sau khi một vài cơng ty kiểm tốn độc lập trong nước được thành lập vào năm 1991. Ngành kiểm toán VN chỉ đang trong giai

đoạn đang phát triển và cần phải tiếp tục cải tiến hơn nữa để có thể tiếp cận các

chuẩn mực kiểm tốn quốc tế. Qua nghiên cứu thực tiễn trên thế giới, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho VN như là:

- Cần bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực kiểm toán cho phù hợp thay đổi của nên kinh tế

Các chuẩn mực kiểm toán VN hiện hành dựa trên nền tảng chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, các chuẩn mục này không phải bất biến mà cần được thay đổi liên tục cho phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế thông qua kế thừa sự phát triển của các chuẩn mực kiểm tốn quốc tế. Có thể dựa vào nghiên cứu về nhân tố tạo ra gian lận và các khoản mục thường phát sinh gian lận để đưa ra các hướng dẫn chi tiết cho KTV

Cho đến thời điểm hiện nay, VN chưa thực sự có một cơng trình nghiên cứu, khảo sát về gian lận nhằm mục đích tìm ra ngun nhân dẫn đến hành vi gian lận và xác lập các thủ tục ngăn ngừa, phát hiện gian lận. Do vậy, VN có thể ứng dụng và ứng

dụng các kết quả của các cơng trình nghiên cứu về gian lận trên thế giới để giúp

tham ô, biển thủ và gian lận trên BCTC. Những nhân tố dẫn đến hành vi gian lận tại VN cũng sẽ không khác các nước trên thế giới. Đó là các nhân tố áp lực (ví dụ như áp lực khó khăn về tài chính, khó khăn về kinh doanh, áp lực lợi nhuận, áp lực đạt

được tham vọng muốn đạt địa vị nằm ngoài khả năng, áp lực của các cá nhân cống

hiến nhiều nhưng không được đối đãi công bằng trong công ty...), nhân tố cơ hội

(có thể là cơ hội được giao vị trí quan trọng, cơ hội thiếu sự kiểm sốt,...) và nhân tố thái độ, cá tính (tiền sử đa xảy ra các gian lận..). Các báo cáo thống kê về các khoản mục thường xuất hiện gian lận và các phương pháp thực hiện gian lận tương ứng là một chỉ dẫn thiết thực cho kiểm toán Việt Nam trong việc nhận diện dấu hiệu phát sinh gian lận, đưa ra giải pháp ngăn ngừa và xây dựng các thủ tục kiểm tốn thích hợp để phát hiện gian lận, sai sót trong kiểm tốn BCTC.

Cập nhật thường xuyên trách nhiệm KTV đối với gian lận và sai sót và thủ tục phát hiện GL và sai sótchuẩn mực:

Lịch sử phát triển các chuẩn mực kiểm tốn quốc tế nói chung và các các chuẩn mực kiểm toán quốc tế liên quan đến gian lận, sai sót nói riêng, cho thấy cứ sau các vụ bê bối về kế tốn và tài chính bị phát hiện, thì những bất cập của các thủ tục phát hiện gian lận, sai sót được nhận ra. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán liên quan gian

lận, sai sót được nghiên cứu để hiệu đính bổ sung cho phù hợp với sự phát triển

ngày càng tinh vi của các phương pháp thực hiện gian lận. Trong điều kiện nền kinh tế VN hiện nay, chuẩn mực kiểm tốn VN phải ln được cập nhật thay đổi và mang tính thống nhất với các chuẩn mực kiểm tốn quốc tế, đặc biệt là chuẩn mực liên quan đến trách nhiệm KTV và các thủ tục phát hiện gian lận và sai sót.

Tóm lại, nghiên cứu các lý luận căn bản về gian lận và chuẩn mực kiểm toán của quốc tế cũng như các quốc gia phát triển sẽ giúp thấy được sự phát triển của gian lận và thủ tục phát hiện gian lận, từ đó giúp xây dựng các thủ tục kiểm tốn thích hợp cho VN.

CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG GIAN LẬN, SAI SĨT VÀ THỦ TỤC KIỂM TỐN PHÁT HIỆN GIAN LẬN, SAI SĨT TRONG KIỂM TỐN BCTC TẠI VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI 2.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM

Hoạt động kiểm toán độc lập VN ra đời vào năm 1991 và ngày càng thể hiện

vai trò quan trọng trong nền kinh tế. So với các nước trên thế giới có hoạt động

kiểm tốn độc lập từ hơn 100 năm thì kiểm tốn độc lập VN vẫn cịn rất non trẻ. Trong hơn 17 năm qua, hoạt động kiểm toán độc lập VN phát triển khá nhanh. Tuy nhiên, quy mô thị trường kiểm tốn vẫn cịn nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng và

tốc độ tăng trưởng của kinh tế - xã hội. Khách hàng kiểm toán chủ yếu là bị bắt

buộc theo yêu cầu của luật định chứ không phải do tự nguyện. Thị trường dịch vụ kiểm toán được chia riêng rẽ thành thị phần của các công ty trong nước và các công ty nước ngoài. Các khách hàng là tập đoàn quốc tế và cơng ty tồn cầu, ngân hàng lớn hầu hết chọn đơn vị kiểm tốn là các cơng ty “Big Four” trong khi khách hàng của các công ty kiểm tốn trong nước chủ yếu là cơng ty có quy mơ nhỏ và các công ty liên doanh.

Trong những năm gần đây, các cơng ty kiểm tốn độc lập ở VN đã phát triển

nhanh chóng về số lượng, quy mô và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Nếu năm 1991 chỉ có 2 cơng ty kiểm tốn độc lập và 15 nhân viên thì đến cuối năm 2007 cả nước đã có 145 cơng ty với hơn 5.414 nhân viên, cung cấp hơn 20 loại dịch vụ nghề nghiệp. Theo thống kê của VACPA cho đến cuối năm 2007, KTV nước ta hiện nay có 892 KTV hành nghề có chứng chỉ KTV. Tuy vậy, so với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khốn, tính minh bạch trong thơng tin tài chính là một u cầu cấp bách thì kiểm tốn độc lập VN vẫn cịn thiếu yếu tố "con người". Tính bình qn mỗi cơng ty kiểm tốn mới chỉ có 6 KTV có chứng chỉ. Có một số cơng ty

tính, mức cầu từ dịch vụ kiểm toán độc lập tăng gấp 10 lần so với năm 2006. Nguồn nhân lực vẫn chưa đủ đáp ứng đủ nhu cầu hiện nay.

So với các cơng ty nước ngồi, năng lực cạnh tranh của các cơng ty kiểm tốn

VN rất yếu. Trong những năm gần đây, do các công ty kiểm toán mới được thành

lập gia tăng đáng kể nên dẫn đến sự cạnh tranh giữa các công ty kiểm toán ngày

càng gay gắt, cả về chất lượng dịch vụ và giá phí. Mức phí dịch vụ trung bình của các cơng ty kiểm tốn VN chỉ bằng một nửa, thậm chí một phần ba so với mức phí cùng loại của cơng ty nước ngồi. Và do cạnh tranh giảm giá phí, một số cơng ty kiểm toán VN đã cắt giảm một số thủ tục, quy trình sốt xét chất lượng kiểm tốn nên chất lượng dịch vụ cung cấp giảm. Ngồi ra, trình độ tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm toán và kế toán của các công ty kiểm tốn cịn nhiều hạn chế.

Các chuẩn mực kế toán, kiểm toán, các quy định luật pháp đã được ban hành

khá đầy đủ như: Luật kế toán và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành, Nghị

định về kiểm toán độc lập, hệ thống 26 chuẩn mực kế tốn và các thơng tư hướng

dẫn chi tiết, hệ thống 37 chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Tất cả đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho nghề kiểm toán Việt Nam. Ngày 15/4/2005, VACPA được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ 1/1/2006 là tiền đề quan trọng cho cơng tác quản lý và sốt xét chất lượng dịch vụ của các KTV hành nghề cũng như trợ giúp Bộ Tài chính thực hiện các chức năng quản lý nhà nước của mình.

2.2. THỰC TRẠNG VỀ GIAN LẬN VÀ SAI SÓT TRÊN BCTC 2.2.1. Thực trạng về gian lận và sai sót trong BCTC trên thế giới

Các vụ gian lận lớn đã bị phát hiện

2.2.1.1. Gian lận tại Enron

Trong những năm gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều vụ gian lận trên BCTC. Tiêu biểu trong các vụ bê bối trên là vụ gian lận của Enron - một công ty đa quốc gia hùng mạnh trong lĩnh vực năng lượng. Ngày 22 tháng 10 năm 2001, Enron bị

08/11/2001, Enron thừa nhận trong 5 năm qua đã bị lỗ 586 triệu USD chứ khơng có lãi như các báo cáo trước. Sau đó, Enron đã chính thức tun bố phá sản vào tháng 12/2001. Vụ sụp đổ của Enron đã gây tổn thất cho thị trường vốn ở Mỹ lúc bấy giờ gần 70 tỷ USD. Nguyên nhân Enron đi đến phá sản nhanh chóng là do các nhà lãnh

đạo của Enron đã làm ăn liều lĩnh dẫn tới thua lỗ nhưng lại cấu kết với cơng ty kiểm

tốn để đưa ra BCTC không trung thực. Lãnh đạo Enron không chỉ ngừng ở lĩnh

vực sản xuất và buôn bán năng lượng mà lại chuyển sang cả lĩnh vực dịch vụ tài chính – một lĩnh vực kinh doanh nhiều rủi ro và cần nhiều vốn đầu tư. Enron đã vay nợ nhiều đến mức mất khả năng chi trả. Enron đã lập ra các công ty con mà không khai báo trên BCTC. Bằng cách này, Enron không phải công khai các khoản nợ, lại vừa che dấu được các khoản lỗ thông qua các hợp đồng mua đi bán lại giữa công ty mẹ và công ty con. Kết quả là Enron đã thổi phồng lợi nhuận của mình và giá cổ phiếu của cơng ty cũng theo đó mà tăng lên vùn vụt. Đến khi Enron buộc phải thông báo rằng từ năm 1997 công ty đã thua lỗ trên 500 triệu USD thì những người “trong cuộc” đã kịp thu được những món lợi khổng lồ từ cổ phiếu của công ty.

2.2.1.2. Gian lận tại Công ty Viễn thông Quốc tế Quest

Cuối năm 2001, Ban lãnh đao Công ty Viễn thông Quốc tế Quest thú nhận với Bộ Tư pháp và Uỷ ban Chứng khoán Mỹ là đã khai khống 1,2 tỷ USD doanh thu. BGĐ và các thành viên trong lãnh đạo đã thơng đồng với cơng ty kiểm tốn làm sai lệch doanh thu từ việc kinh doanh các sản phẩm cơng nghệ viễn thơng, qua đó tạo

giá cổ phiếu ảo trên thị trường chứng khoán trong ba năm liền từ năm 1999 đến

năm 2001. Ngồi ra, Quest cịn báo cáo gian lận 3 tỷ USD doanh thu trong vụ sáp nhập với một công ty viễn thông khác.

2.2.1.3. Gian lận trên BCTC của WorldCom

Một trong hai vụ gian lận lớn nhất thế giới ngồi Enron phải kể đến “quả bom tài chính” mới là WorldCom. Vào ngày 26 tháng 06 năm 2003, Worldcom đã bị

buộc tội làm sai sổ sách mức độ nghiêm trọng. Cách thức tiến hành gian lận của

nhuận. Vào tháng 04/2003, Tổng Giám đốc mới là ông John Sidmore và một KTV nội bộ đã phát hiện công ty đang có những biểu hiện bất thường trong việc ghi sổ các tài sản. Một điều tra sau đó của hãng KPMG đã phát hiện ra khoản chi phí đã bị vốn hố đó lên tới 3,8 tỷ USD. Khoản chi phí này đã bị phân loại một cách nhầm lẫn vào tài sản trong suốt thời gian 5 q kể từ đầu năm 2001. Chính vì vậy, tài sản

và lợi nhuận đã bị thổi phồng. WorldCom đã cho các nhà đầu tư thấy rằng đang

hoạt động rất tốt trong khi thực tế thì ngược lại. Theo ước tính, vụ bê bối tài chính

tại WorldCom đã khiến các cổ đông của hãng chịu thiệt hại khoảng 180 tỷ USD.

Kéo theo phản ứng dây chuyền là giá cổ phiếu của nhiều hãng viễn thông khác cũng tụt dốc thê thảm và Chính phủ Mỹ buộc phải cải cách lại toàn bộ các quy định hiện hành về kế toán.

2.2.1.4. Gian lận tại Royal Ahold

Một vụ bê bối khá nổi tiếng xảy ra ở Hà Lan là vụ gian lận xảy ra tại Royal Ahold, một tập đồn bách hố có lịch sử 116 năm và cũng là tập đoàn bán lẻ lớn thứ ba trên thế giới. Sau khi đạt được những thành công liên tiếp, thu mua hàng loạt các cửa hàng và thiết lập nên một chuỗi các siêu thị với doanh thu lên tới 1,9 tỷ USD/năm, Ahold bắt đầu phải đấu tranh vật lộn trong thị trường có nhiều biến động và phải vay mượn rất nhiều để tiếp tục “trò chơi” và dẫn đến chịu thua lỗ 500 triệu USD. Giống như tất cả các nhà phân phối khác, Ahold được hưởng một khoản chiết khấu từ nhà cung cấp nếu đạt được một mức doanh số nhất định. Nhưng chi nhánh Mỹ của Ahold đã tính cả những khoản chiết khấu đó vào thu nhập của mình trước

khi đạt được ngưỡng doanh thu quy định, khiến lợi nhuận thu được vượt trội lên.

Royal Ahold đã khai khống lợi nhuận của chi nhánh thực phẩm Mỹ ít nhất là 500 triệu USD và đã có những giao dịch phi pháp tại Argentina. Thêm vào đó, bản BCTC năm 2001, Ahold đã khai khống lợi nhuận thành 1 tỷ USD theo các nguyên tắc kế toán của Hà Lan, trong khi đó chỉ là 109 triệu USD nếu kế toán theo nguyên tắc kế toán của Hoa Kỳ. Do vậy, cổ phiếu của Ahold đã giảm 2/3 khiến hàng triệu

người đầu tư vào cổ phiếu Blue-Chip của Ahold lo lắng. Giám đốc điều hành Cees

Kết luận: Từ các vụ bê bối điển hình trên, ta thấy gian lận phổ biến ở các công

ty đại chúng niêm yết là “khai khống doanh thu, giảm chi phí nhằm thổi phồng lợi nhuận”. Hiệu ứng dây chuyền của sai phạm kéo theo là làm giá cổ phiếu tăng lên trên thị trường chứng khoán, thế là người “trong cuộc” được hưởng lợi từ việc mua bán những cổ phiếu với giá “ảo” này. Các cách thức thường thực hiện gian lận trên BCTC là:

Lập ra các công ty con để che dấu các khoản nợ, hoặc các khoản vay

quá khả năng chi trả; để hứng chịu những hợp đồng đầy rủi ro; để giấu bớt

những trách nhiệm nợ của mình, làm cho BCTC "đẹp đẽ" hơn...

Tạo ra những hợp đồng mua đi bán lại giữa công ty mẹ và công ty con

để tạo ra doanh thu và lợi nhuận để báo cáo

Vốn hóa chi phí để làm tǎng lợi nhuận

Khai khống doanh thu, gian lận doanh thu trong vụ sáp nhập Thực hiện những vụ giao dịch phi pháp.

2.2.2. Thực trạng về gian lận và sai sót trong BCTC tại VN

Ở Việt Nam, các vụ gian lận trên BCTC chưa nghiêm trọng như các quốc gia

trên thế giới, nhưng nó cũng tác động khơng nhỏ đến kinh tế xã hội và niềm tin của công chúng vào BCTC của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên cho đến nay, tại Việt Nam, vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu gian lận có quy mơ tầm cỡ quốc gia để phác họa các gian lận và các phương pháp thực hiện gian lận trên BCTC

Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI), trong hai năm qua (2006-2007), gian lận đã xuất hiện ở 45% công ty được khảo sát (tăng 8% so với 2 năm trước). Bên cạnh số vụ tham nhũng và hối lộ tăng 71%, số vụ rửa tiền tăng 133%, gian lận về BCTC được phát hiện tăng nhiều nhất với 140%. Bình qn về thiệt hại tài chính cho một vụ gian lận là 1,7 triệu USD. Đóng vai trị lớn nhất trong việc phát hiện gian lận này là bộ phận kiểm toán nội bộ, chiếm 26% (theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)