Gian lận trên BCTC tại Công ty Dệt Nam Định (1992 1995) 38

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 52 - 55)

2.2.2. Thực trạng về gian lận và sai sót trong BCTC tại VN 35-

2.2.2.3. Gian lận trên BCTC tại Công ty Dệt Nam Định (1992 1995) 38

Công ty Dệt Nam Định là một đơn vị thành viên hạch tốn độc lập thuộc Tổng cơng ty Dệt - May Việt Nam, là doanh nghiệp Nhà nước.

Sai phạm tại Công ty Dệt Nam Định liên quan đến việc tham nhũng và khai khống lợi nhuận hoạt động kinh doanh. Việc khai khống lợi nhuận kéo theo khoản chi khá lớn về quỹ khen thưởng phúc lợi. Nguyên do là từ 1992, Công ty đã thực hiện nhiều dự án đầu tư nhưng khơng có vốn nên phải đi vay ngân hàng và vay trả

chậm nước ngoài. Tuy nhiên, do hiệu quả đầu tư khơng cao, chi phí lãi vay tăng,

làm cho tình trạng tài chính của cơng ty càng thảm hại hơn. Đây cũng chính là một nguyên nhân chủ yếu gây lên tình trạng làm ăn thua lỗ, mất khả năng thanh toán. Thêm nữa, áp lực báo cáo thành tích đã khiến Cơng ty lập BCTC sai lệch so với tình hình tài chính và kết quả kinh doanh thực tế.

Người thực hiện: Ban lãnh đạo Công ty. Cách thức thực hiện

Cách thức che giấu lỗ trên BCTC của Công ty:

Khai khống giá trị TSCĐ khi quyết toán giá trị cơng trình XDCB.

Khai khống hàng tồn kho: Công ty tự tăng giá trị vật tư tồn kho để làm giảm chi phí vật tư để giấu lỗ.

Vốn hố chi phí: Cơng ty hạch tốn chi phí sản xuất vào chi phí đầu tư XDCB (đã thành TSCĐ đưa vào sản xuất).

Khai thiếu chi phí và nợ phải trả cho nhà cung cấp vật tư.

Không lập dự phịng: các khoản cơng nợ khó thu hồi là gần 6 tỷ đồng,

vật tư tồn kho mất phẩm chất là 1,2 tỷ đồng, phụ tùng tồn kho chờ thanh lý (đã trừ giá trị thanh lý) là 1,4 tỷ đồng.

Cách thức che giấu trách nhiệm nợ và khả năng thanh tốn thấp, làm đẹp “tình hình tài chính” của Cơng ty bằng cách sử dụng vốn vay ngân hàng để đảo nợ giữa các ngân hàng.

Nhận xét chung

Việc thực hiện gian lận trên BCTC đã che dấu khoản thua lỗ kéo dài nhiều năm. Hậu quả là đã làm thất thoát nguồn vốn Nhà nước, chưa nói đến việc phải tạo ra hiệu quả của vốn trong từng ấy năm.

2.2.2.4. Cơng ty Cơng nghiệp cơ khí Sài Gịn (SIMC) (1995 - 2005)

Cơng ty Cơng nghiệp cơ khí Sài Gịn là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Nông

nghiệp Sài Gòn (SAI), doanh nghiệp Nhà nước. Gian lận ở Cơng ty Cơng nghiệp Cơ khí Sài Gịn cũng rơi vào trường hợp BCTC không trung thực, khai khống lợi

nhuận, lỗ nhưng vẫn báo cáo lãi. Chỉ đến khi đơn vị tiến hành cổ phần hóa mới phát hiện ra.

Người thực hiện: Cả tập thể Công ty từ Giám đốc đến Trưởng phó các phịng

ban, kể cả thủ kho, thủ quỹ cùng tham gia.

Kết quả kiểm tốn tài chính 2004 và sáu tháng đầu năm 2005 cho thấy số lỗ lũy kế của SIMC là trên 62,5 tỉ đồng, trong khi vốn đầu tư chỉ có trên 36,4 tỷ đồng. Thế nhưng trên thực tế, nhiều năm qua SIMC vẫn báo cáo quyết tốn tài chính hàng năm

có lãi. Số lỗ theo số liệu của kiểm tốn cao gấp đơi so với số lỗ mà SIMC đã báo

cho Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gịn và Chi cục tài chính doanh nghiệp TP.HCM. Tất cả hóa đơn bán hàng, hồ sơ đối chiếu cơng nợ, hóa đơn xuất kho, thu chi, kiểm tra hàng tồn kho... đều được hợp thức hóa một cách hoàn chỉnh và hợp pháp.

Gian lận là do giám đốc Cơng ty muốn thổi phồng thành tích của đơn vị.

Cách thức thực hiện

Khai khống doanh thu cao gấp 4-5 lần so với con số thật: lập chứng từ doanh thu giả, tạo ra khách hàng ảo khơng có thật (là tên các cá nhân khơng có mã số thuế, khơng có địa chỉ cụ thể)…

Khai khống hàng tồn kho bằng cách phản ảnh khống vào sổ sách về tình hình nhập, xuất hàng hóa; ghi khống chi tiền hàng hóa.

Khai khống chi phí: ghi khống việc thanh tốn, chi tiền.

Tồn bộ hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán được ghi chép gian dối, BCTC lên cấp trên không trung thực trong suốt 10 năm liền. Táo tợn đến mức, cùng một hệ thống sổ sách nhưng công ty cho ghi cả số liệu khống, số liệu thật, chứng từ giả, chứng từ thật.

Nhận xét chung

Đây là trường hợp gian lận do cả công ty thực hiện. Nhà nước bị mất vốn

với con số khổng lồ là 37 tỉ đồng. Giám đốc và kế toán trưởng ngồi tù. Năm

2006 Công ty đã phá sản, chấm dứt 14 năm hoạt động, trong đó gần 10 năm trời tồn tại nhờ báo cáo gian dối.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)