VỊ TỪ QUÁ TRÌNH HỮU TÁC HUỶ DIỆT

Một phần của tài liệu đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của vị từ quá trình tiếng việt (Trang 146 - 171)

4.3.1. Đặc điểm ngữ nghĩa

Quan sát các câu sau:

1) Acid ăn mòn sắt. [VNNH, TĐTV]

2) Bùn đất bồi lấp dòng chảy. [VNNH, TĐTV]

3) Chất Gentamicil sẽ nhanh chóng đập tan chứng viêm phế quản đang hành hạ cậu bé. [PA, BVTTVN]

4) Trận bão tàn phá mùa màng. [VNNH, TĐTV]

5) Những luồng nắng cuối thu bỗng rực lên, như muốn thiêu đốt tất cả bằng sự cháy sáng của mình. [NTTH, MTVRR]

6) Cơn mưa buổi xế chiều làm tắt rụi ánh mặt trời, (...). [NNT, CĐBT]

Trong câu 1), “acid” đã tác động vào “sắt” khiến cho “sắt” dần dần không còn tồn tại. Trong câu 2), “bùn đất” đã tác động vào “dòng chảy” khiến “dòng chảy” cũng dần không còn tồn tại nữa. Tương tự như vậy, trong các câu tiếp theo, “chất Gentamicil”, “trận bão”, “những luồng nắng cuối thu” và “cơn mưa buổi xế chiều” tác động vào “chứng viêm phế quản đang hành hạ cậu bé”, “mùa màng”, “tất cả” và “ánh mặt trời” khiến các đối tượng này không còn tồn tại, chấm dứt hay kết thúc tình trạng của mình. Các VTQT “ăn mòn”, “bồi lấp”, “đập tan”, “tàn phá”, “thiêu đốt” và “làm” biểu thị các quá trình trên là các VTQT hữu tác huỷ diệt.

Như vậy, VTQT hữu tác huỷ diệt là những VTQT biểu thị quá trình một vật vô tri, một biến cố hay một hiện tượng tác động vào đối tượng (con người, con vật, sự vật, hiện tượng, v.v.) làm đối tượng bị huỷ diệt, không còn tồn tại nữa. Các VTQT hữu tác huỷ diệt tiêu biểu là: át, ăn, ăn mòn, bạt, bít, bồi lấp, cắt, che, đập tan, giết, hút, huỷ,

huỷ diệt, khiến, làm, phá, quét, tàn phá, thiêu, thiêu đốt, thổi, trốc, trôi, xâm chiếm, xoá, v.v.

Quá trình huỷ diệt do VTQT hữu tác huỷ diệt biểu thị có thể là quá trình huỷ diệt hoàn toàn hay không hoàn toàn.

Quá trình huỷ diệt hoàn toàn là những quá trình khi biến cố xảy ra đối tượng bị tác động hoàn toàn không còn tồn tại trong thế giới khách quan. Các VTQT hữu tác huỷ diệt hoàn toàn tiêu biểu là: ăn mòn, bạt, bít, bồi lấp, cắt, đập tan, hút, huỷ, huỷ diệt,

khiến, làm, phá, quét, thiêu, thiêu đốt, thổi, trốc, trôi, xoá, v.v. Ví dụ: 1) AcidLựcăn mòn sắtĐT. [VNNH, TĐTV]

2) LửaLựcthiêu trụiKQ khu rừngĐT. [VNNH, TĐTV]

Trong các câu trên, khi biến cố xảy ra, các Đối thể “sắt” và “khu rừng” hoàn toàn không còn tồn tại trong thế giới khách quan nữa.

Quá trình huỷ diệt không hoàn toàn là những quá trình khi biến cố xảy ra đối tượng bị tác động không hoàn toàn không còn tồn tại trong thế giới khách quan mà chỉ một phần của đối tượng bị huỷ diệt. Các VTQT hữu tác huỷ diệt không hoàn toàn tiêu biểu là: át, ăn, bít, che, giết, tàn phá, xâm chiếm, v.v.Ví dụ:

1) Sơn ăn mặt. [VNNH, TĐTV]

2) Dù mây xám đã che kín bầu trời nhưng ánh mặt trời vẫn nỗ lực thể hiện chút quyền lực yếu ớt của mình bằng một rạn mây màu hồng xám phía cuối đường chân trời. [PA, BVTTVN]

Trong các câu trên, khi biến cố xảy ra, các Đối thể “mặt” và “bầu trời” không hoàn toàn không còn tồn tại trong thế giới khách quan. Trong câu 1), “mặt” chỉ bị “sơn” tác động làm cho không còn ở tình trạng tốt hay bình thường như trước. Trong câu 2), “bầu trời” chỉ tạm thời không được nhìn thấy chứ không phải là biến mất hoàn toàn.

4.3.2. Đặc điểm cấu trúc tham tố (CTTT)

4.3.2.1. Các tham tố

Quá trình hữu tác huỷ diệt thường bao gồm các yếu tố như: đối tượng tác động, đối tượng bị huỷ diệt, kết quả của sự huỷ diệt, hay vị trí, thời gian, v.v. xảy ra quá trình tác động làm đối tượng bị huỷ diệt. Do vậy, VTQT hữu tác huỷ diệt thường có các tham tố sau:

1/ Lực: Là một vật vô tri, một biến cố hay một hiện tượng nào đó gây ra quá trình huỷ diệt. Lực luôn có tính [- Động vật]. Ví dụ:

2) Ngày mai thuyền ra khơi, cátLực sẽ xoá mọi dấu vết. [NTTH, CĐ]

Trong các câu trên, “tiếng xe máy nổ giòn từ phía ngoài vang lên” và “cát” đều có tính [- Động vật].

2/ Đối thể: Là thực thể bị huỷ diệt. Đối thể có thể có tính [+ Động vật] hay [- Động vật]. Ví dụ:

1) Bom đạn không giết nổi ông ấyĐT, (...). [PA, BVTTVN] 2) Lửa thiêu trụi khu rừngĐT. [VNNH, TĐTV]

Trong các câu trên, “ông” (câu 1) có tính [+ Động vật] còn “khu rừng” (câu 2) có tính [- Động vật].

3/ Kết quả: Là trạng thái mới của Đối thể sau quá trình hữu tác huỷ diệt. Ví dụ: 1) Nắng đã làm tan hếtKQ giá, (...). [NTCG, BTN]

2) Lần này mà không ra được, mưa trôi hếtKQ vết hoá trang trên người, còn quá trăng! [CL, LM]

Trong câu 1), “tan hết” là trạng thái mới của “giá”. Trong câu 2), “hết” là trạng thái mới của “vết hoá trang trên người”.

4/ Vị trí: Là nơi xảy ra quá trình hữu tác huỷ diệt. Ví dụ:

Lần này mà không ra được, mưa trôi hết vết hoá trang trên ngườiVị trí, còn quá trăng! [CL, LM]

Trong câu trên, “trên người” là nơi xảy ra quá trình hữu tác huỷ diệt do vị từ “trôi” biểu thị.

5/ Thời gian: Thời điểm hay thời đoạn xảy ra quá trình hữu tác huỷ diệt. Ví dụ:

Ngày maiThời gian thuyền ra khơi, cát sẽ xoá mọi dấu vết. [NTTH, CĐ]

Trong câu trên, “ngày mai” là thời gian xảy ra quá trình hữu tác huỷ diệt do vị từ “xoá” biểu thị.

6/ Phương thức: Cách xảy ra quá trình hữu tác huỷ diệt. Ví dụ:

Chất Gentamicil sẽ nhanh chóngPhương thức đập tan chứng viêm phế quản đang hành hạ cậu bé. [PA, BVTTVN]

Trong câu trên, “nhanh chóng” biểu thị cách xảy ra quá trình hữu tác huỷ diệt do vị từ “đập tan” biểu thị.

Trong số các tham tố nêu trên, chỉ có các tham tố Lực, Đối thể và Kết quả có thể là diễn tố của VTQT hữu tác huỷ diệt. Các tham tố Vị trí, Thời gian và Phương thức thường chỉ giữ vai trò là chu tố của VTQT hữu tác huỷ diệt. Các VTQT hữu tác huỷ diệt thường có hai hay ba diễn tố.

4.3.2.2. Cấu trúc tham tố (CTTT)

Căn cứ vào số lượng các diễn tố, VTQT hữu tác huỷ diệt có thể chia thành các nhóm sau:

1/ VTQT hữu tác huỷ diệt song trị: Là những VTQT hữu tác huỷ diệt có diễn tố thứ nhất là Lực và diễn tố thứ hai là Đối thể. Ví dụ: át, ăn, ăn mòn, bít, bồi lấp, đập tan,

giết, huỷ, huỷ diệt, tàn phá, thiêu đốt, trốc, xâm chiếm, xoá, v.v.

Quan sát các câu sau:

1) Nỗi cay đắng nhục nhã xâm chiếm toàn thân, tôi cảm thấy người mình rời rã từng mảnh vì căm giận, bất lực. [DTH, CDNHX]

2) Ngày mai thuyền ra khơi, cát sẽ xoá mọi dấu vết. [NTTH, CĐ]

Trong các câu trên, các VTQT hữu tác huỷ diệt “xâm chiếm” và “xoá” đều đòi hỏi phải có một tham tố bắt buộc biểu thị lực tác động và một tham tố bắt buộc biểu thị đối tượng bị tác động. Nếu lược bỏ các tham tố này hay một trong số các tham tố này câu sẽ trở nên bất thường. Ví dụ:

1a) * xâm chiếm toàn thân, tôi cảm thấy người mình rời rã từng mảnh vì căm giận, bất lực.

2a) * Ngày mai thuyền ra khơi, sẽ xoá mọi dấu vết.

1b) * Nỗi cay đắng nhục nhã xâm chiếm, tôi cảm thấy người mình rời rã từng mảnh vì căm giận, bất lực.

2b) * Ngày mai thuyền ra khơi, cát sẽ xoá.

Do vậy, các VTQT hữu tác huỷ diệt “xâm chiếm” và “xoá” là các VTQT hữu tác huỷ diệt song trị.

VTQT hữu tác huỷ diệt song trị thường có CTTT hạt nhân như sau: 1/ Lực + VTQT hữu tác huỷ diệt song trị + Đối thể

Ngoài ra, các VTQT hữu tác huỷ diệt song trị còn có thể có CTTT mở rộng với các chu tố như: Vị trí, Thời gian, Phương thức, v.v. Ví dụ:

2/ VTQT hữu tác huỷ diệt tam trị: Là những VTQT hữu tác huỷ diệt ngoài diễn tố thứ nhất là Lực và diễn tố thứ hai là Đối thể còn có diễn tố thứ ba là Kết quả của quá trình hữu tác huỷ diệt. Ví dụ: bạt, bít, cắt, che, hút, khiến, làm, phá, quét, thiêu, thổi,

trôi, xoá, v.v.

Quan sát các câu sau:

1) Chớ để gió đông lẻnvềLựcthổi tắtKQ ước mơ tôiĐT. [NNA, ĐQHC]

2) Lần này mà không ra được, mưaLực trôi hếtKQ vết hoá trang trên ngườiĐT, còn quá trăng! [CL, LM]

3) Thuỷ Tiên tốt bụng, tế nhị và lịch sự nhưng chừng đó vẫn không đủLực xoá

tanKQ khoảng cách tuy đã được thu hẹp nhưng khó có thể mất đi giữa cô và anhĐT. [NNA, BBLT]

Trong các câu trên, các VTQT hữu tác huỷ diệt “thổi”, “trôi” và “xoá” ngoài diễn tố thứ nhất Lực và diễn tố thứ hai Đối thể còn có thêm diễn tố thứ ba biểu thị trạng thái của Đối thể sau khi bị tác động. Đó là diễn tố Kết quả. Diễn tố này thường do vị từ hay ngữ vị từ biểu thị sự chấm dứt, sự kết thúc, sự không còn tồn tại của Đối thể đảm nhiệm như: đứt, hết, mất, sạch, tan, tắt, trụi, v.v. Chẳng hạn, trạng thái “tắt” trong câu 1), “hết” trong câu 2) và “tan” trong câu 3). Các câu trên nếu lược bỏ các tham tố này có thể trở nên bất thường hoặc khó hiểu. Ví dụ:

1a) * Chớ để gió đông lẻnvề thổi ước mơ tôi.

2a) * Lần này mà không ra được, mưa trôi vết hoá trang trên người, còn quá

trăng!

3a) * Thuỷ Tiên tốt bụng, tế nhị và lịch sự nhưng chừng đó vẫn không đủ xoá

khoảng cách tuy đã được thu hẹp nhưng khó có thể mất đi giữa cô và anh.

Do vậy, các VTQT hữu tác huỷ diệt “thổi”, “trôi” và “xoá” là các VTQT hữu tác huỷ diệt tam trị.

Các VTQT hữu tác huỷ diệt tam trị mà chúng tôi thu thập được có CTTT hạt nhân như sau:

1/ Lực + VTQT hữu tác huỷ diệt tam trị + Kết quả + Đối thể

Ví dụ: câu 1), 2) và 3) nêu trên. Trong các câu này, VTQT hữu tác huỷ diệt tam trị đứng sau Lực và đứng trước Kết quả và Đối thể.

Tuy nhiên, trong thực tế ngôn ngữ, VTQT hữu tác huỷ diệt tam trị còn có thể có CTTT hạt nhân như sau:

2/ Lực + VTQT hữu tác huỷ diệt tam trị + Đối thể + Kết quả Ví dụ: câu sau có thể cải biến như sau:

NắngLực đã làm tan hếtKQ giáĐT, (...). [NTCG, BTN] → NắngLực đã làm giáĐT tan hếtKQ, (...).

Trong câu cải biến, VTQT hữu tác huỷ diệt tam trị đứng sau Lực và đứng trước Đối thể và Kết quả.

Ngoài ra, các VTQT hữu tác huỷ diệt tam trị còn có thể có CTTT mở rộng với các chu tố như: Vị trí, Thời gian, Phương thức, v.v. Ví dụ:

Ðang mùa mưaThời gian, cỏ dạiLực cao ngang đầu gối và bít mấtKQ lối mòn tôi thường chạy nhảyĐT. [NNA, ĐQHC]

VTQT hữu tác huỷ diệt tam trị có thể có các dạng CTTT hạt nhân như trên nhưng chỉ có một cấu trúc bị động như sau:

Bị thể + bị + Lực + VTQT hữu tác huỷ diệt tam trị + Kết quả Ví dụ:

1) Cơn mưa buổi xế chiềuLựclàm tắt rụiKQ ánh mặt trờiĐT, (...). [NNT, CĐBT] → Ánh mặt trờiBTbị cơn mưa buổi xế chiềuLựclàm tắt rụiKQ, (...).

2) LửaLựcthiêu trụiKQ khu rừngĐT. [VNNH, TĐTV] → Khu rừngBTbị lửaLựcthiêu trụiKQ.

4.3.3. Đặc điểm cấu trúc cú pháp (CTCP)

4.3.3.1. CTCP của VTQT hữu tác huỷ diệt song trị

VTQT hữu tác huỷ diệt song trị có CTCP hạt nhân điển hình là: 1/ CN + VTQT hữu tác huỷ diệt song trị + BN Đối thể

Quan sát câu sau:

Ngày mai thuyền ra khơi, cátCN sẽ xoá mọi dấu vếtBNĐT. [NTTH, CĐ]

Trong câu trên, VTQT hữu tác huỷ diệt song trị “xoá” đứng sau Chủ ngữ “cát” và đứng trước Bổ ngữ chỉ Đối thể “mọi dấu vết”.

Ngoài ra, VTQT hữu tác huỷ diệt song trị có thể có CTCP mở rộng với một hay một số các thành phần phụ là Khởi ngữ, Định ngữ, Tình thái ngữ và Trạng ngữ như sau:

2/ CN + VTQT hữu tác huỷ diệt song trị + BN Đối thể + KN/ ĐN/ TTN/ TN VTQT hữu tác huỷ diệt song trị “xoá” trong câu trên có CTCP mở rộng như sau:

4.3.3.2. CTCP của VTQT hữu tác huỷ diệt tam trị

Các VTQT hữu tác huỷ diệt tam trị mà chúng tôi thu thập được có CTCP hạt nhân điển hình là:

1/ CN + VTQT hữu tác huỷ diệt tam trị + BN Kết quả + BN Đối thể Quan sát câu sau:

NắngCN đã làm tan hếtBNKQ giáBNĐT, (...). [NTCG, BTN]

Trong câu trên, VTQT hữu tác huỷ diệt tam trị “làm” đứng sau Chủ ngữ “nắng” và đứng trước các Bổ ngữ “tan hết” và “giá”.

Tuy nhiên, trong thực tế ngôn ngữ, VTQT hữu tác huỷ diệt tam trị còn có thể có CTCP hạt nhân như sau:

2/ CN + VTQT hữu tác huỷ diệt tam trị + BN Đối thể + BN Kết quả Câu trên có thể cải biến như sau:

NắngCN đã làm giáBNĐT tan hếtBNKQ, (...).

Ngoài ra, VTQT hữu tác huỷ diệt tam trị có thể có CTCP mở rộng với một hay một số các thành phần phụ là Khởi ngữ, Định ngữ, Tình thái ngữ và Trạng ngữ như sau: 3/ CN + VTQT hữu tác huỷ diệt tam trị + BNKQ + BNĐT + KN/ ĐN/ TTN/ TN 4/ CN + VTQT hữu tác huỷ diệt tam trị + BNĐT + BNKQ + KN/ ĐN/ TTN/ TN Ví dụ:

Ðang mùa mưaTN, cỏ dạiCN cao ngang đầu gối và bít mấtBNKQ lối mòn tôi thường

chạy nhảyBNĐT. [NNA, ĐQHC]

Như vậy, cũng giống như các VTQT hữu tác khác, các VTQT hữu tác huỷ diệt có thể có hai hay ba diễn tố và các chu tố. Diễn tố thứ nhất, Lực, đứng trước vị từ và nó có thể giữ vai trò là Chủ ngữ trong CTCP của câu. Các diễn tố còn lại biểu thị các Bổ ngữ. Các tham tố của VTQT hữu tác huỷ diệt thường là các danh từ, danh ngữ hay cụm chủ vị. Tuy nhiên, có một số trường hợp tham tố của chúng lại là vị từ hay ngữ vị từ (Kết quả). Trong CTTT hạt nhân, VTQT hữu tác huỷ diệt luôn đứng sau Lực và đứng trước Đối thể và Kết quả. Trong CTTT hạt nhân của VTQT hữu tác huỷ diệt tam trị, Đối thể có thể đứng trước hay sau Kết quả. Về mặt CTCP, các VTQT hữu tác huỷ diệt luôn có Chủ ngữ và Bổ ngữ. Các vị từ này có thể có một Bổ ngữ (VTQT hữu tác huỷ diệt song trị), hay hai Bổ ngữ (VTQT hữu tác huỷ diệt tam trị) trong CTCP hạt nhân và

có thể có thêm một hay một số các thành phần phụ như Khởi ngữ, Định ngữ, Tình thái ngữ và Trạng ngữ trong CTCP mở rộng. Trong CTCP hạt nhân, VTQT hữu tác huỷ diệt luôn đứng sau Chủ ngữ và đứng trước các Bổ ngữ. Các Bổ ngữ của VTQT hữu tác huỷ diệt tam trị có thể chuyển đổi vị trí cho nhau.

4.4. TIỂU KẾT

VTQT hữu tác là những vị từ biểu thị quá trình một vật vô tri, một biến cố hay một hiện tượng nào đó gây ra một tác động làm đối tượng bị tác động thay đổi về một phương diện nào đó. Căn cứ vào đặc điểm của quá trình tác động, các VTQT hữu tác có thể được phân thành ba nhóm: VTQT hữu tác chuyển vị, VTQT hữu tác chuyển thái và VTQT hữu tác huỷ diệt. So với các VTQT vô tác, số lượng các VTQT hữu tác ít hơn rất nhiều. Kết quả khảo sát cho thấy VTQT hữu tác chỉ bằng 10,37% VTQT vô tác. Thêm vào đó, đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của các VTQT hữu tác cũng không đa dạng, phong phú như các VTQT vô tác. Tuy nhiên, chúng đã góp phần làm đa dạng, phong phú bức tranh chung của VTQT tiếng Việt nói riêng và vị từ tiếng Việt nói chung.

VTQT hữu tác thường có các tham tố sau: 1/ Lực (100%), 2/ Đối thể (100%), 3/ Đích (23,94%), 4/ Kết quả (47,89%), 5/ Vị trí (100%), 6/ Thời gian (100%) và 7/ Phương thức (100%). Trong số các tham tố trên, các tham tố 1, 2, 3 và 4 thường là diễn tố còn các tham tố còn lại thường là chu tố. VTQT hữu tác chuyển vị thường có các tham tố từ 1 đến 7. VTQT hữu tác chuyển thái và VTQT hữu tác huỷ diệt thường có các tham tố 1, 2, 4, 5, 6 và 7. Khác với VTQT vô tác, VTQT hữu tác phải có ít nhất hai diễn tố (1 và 2).

Một phần của tài liệu đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của vị từ quá trình tiếng việt (Trang 146 - 171)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w