Hiện nay, về cơ bản câu thường được cho là có ba thành phần chính là Vị ngữ, Chủ ngữ (CN) và Bổ ngữ (BN) cùng với bốn thành phần phụ là Khởi ngữ (KN), Tình thái ngữ (TTN), Định ngữ (ĐN) và Trạng ngữ (TN). [104]. Các VTQT vô tác chuyển vị có thể là vị từ đơn trị, song trị hay tam trị với các kiểu CTTT khác nhau và chúng thường có CTCP như sau:
3.1.3.1. CTCP của VTQT vô tác chuyển vị đơn trị
VTQT vô tác chuyển vị đơn trị có CTCP hạt nhân điển hình là: 1/ CN + VTQT vô tác chuyển vị đơn trị
Quan sát các câu sau:
1) Tôi nhìn mâyCNbay: [NNA, ĐQHC]
2) Nhưng tôi không đủ can đảm và nhẫn tâm chứng kiến giây phút người ta vớt chị lên như vớt một đám bèoCNtrôi. [NNA, ĐQHC]
Trong các câu trên, “mây” và “một đám bèo” là chủ thể ngữ pháp của các quá trình chuyển vị do các VTQT vô tác chuyển vị “bay” và “trôi” biểu thị. Đây cũng chính là Quá thể của quá trình chuyển vị do vị từ “bay” và “trôi” biểu thị. Như vậy, Quá thể của VTQT vô tác chuyển vị đơn trị cũng chính là Chủ ngữ của chúng. Trong CTCP của VTQT vô tác chuyển vị đơn trị, Chủ ngữ cũng thường đứng trước vị từ. Các VTQT vô tác chuyển vị đơn trị mà chúng tôi thu thập được đều có CTCP hạt nhân như trên. Tuy nhiên, trong thực tế ngôn ngữ, VTQT vô tác chuyển vị đơn trị còn có thể có CTCP hạt nhân như sau:
2/ VTQT vô tác chuyển vị đơn trị + CN Ví dụ: Rơi tiềnCN kìa!
Trong câu trên, VTQT vô tác chuyển vị đơn trị “rơi” đứng trước Chủ ngữ “tiền”. Ngoài ra, VTQT vô tác chuyển vị đơn trị có thể có CTCP mở rộng với một hay một số các thành phần phụ là Khởi ngữ, Định ngữ, Tình thái ngữ và Trạng ngữ như sau:
3/ CN + VTQT vô tác chuyển vị đơn trị + KN/ ĐN/ TTN/ TN 4/ VTQT vô tác chuyển vị đơn trị + CN + KN/ ĐN/ TTN/ TN Ví dụ:
1) Một buổi chiều dọn dẹp nhà cửaTN, bỗng nhiênĐN một bông bất tửCN lăn ra từ
góc tủTN. [NTCG, BTN]
3.1.3.2. CTCP của VTQT vô tác chuyển vị song trị
VTQT vô tác chuyển vị song trị thường có CTCP hạt nhân như sau: 1/ CN + VTQT vô tác chuyển vị song trị + BN Đích (76,33%) Ví dụ: Cả haiCNngã dúi xuống bãi cỏBNĐ. [NTTH, BNTĐ] 2/ CN + VTQT vô tác chuyển vị song trị + BN Nguồn (3,89%)
Ví dụ: (…), và cô nàoCN cũng rớt đàiBNN chỉ sau một thời gian ngắn. [PA, BVTTVN]
3/ CN + VTQT vô tác chuyển vị song trị + BN Mốc (13,07%)
Ví dụ: Những tia nắngCN xuyên qua mặt kiếngBNM tụ thành một đốm sáng nhỏ trên đầu điếu thuốc. [NNA, ĐQHC]
Trong các câu trên, các VTQT vô tác chuyển vị song trị “ngã”, “rớt” và “xuyên” đứng sau các Chủ ngữ “cả hai”, “cô nào” và “những tia nắng” và đứng trước các Bổ ngữ “bãi cỏ”, “đài” và “mặt kiếng”.
Về vấn đề bổ ngữ thì theo Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp hiện nay có ba cách phân loại bổ ngữ chủ yếu là: i/ Phân loại dựa vào các dấu hiệu hình thức, ii/ Phân loại dựa vào các vai nghĩa mà bổ ngữ biểu thị và iii/ Phân loại dựa vào cấu tạo của bổ ngữ. Theo cách phân loại thứ nhất thì có bổ ngữ trực tiếp (không có giới từ kèm theo) và bổ ngữ gián tiếp (có giới từ kèm theo). Theo cách phân loại thứ hai thì có các bổ ngữ chỉ vật được tạo tác, chỉ vật bị huỷ diệt, v.v. Theo cách phân loại thứ ba thì có bổ ngữ là một danh từ hay danh ngữ, bổ ngữ là một động từ hay động ngữ và bổ ngữ là một kết cấu C-V. [104, tr. 173-182]. Tuy nhiên, theo chúng tôi, ba cách phân loại trên có thể quy về: i/ Phân loại dựa vào các dấu hiệu hình thức (Gồm cách phân loại thứ nhất và thứ ba nêu trên) và ii/ Phân loại dựa vào nội dung ngữ nghĩa mà bổ ngữ biểu thị (Cách phân loại thứ hai nêu trên). Trong công trình này chúng tôi sử dụng cách phân loại thứ hai. Theo đó, có thể có các bổ ngữ: Bổ ngữ chỉ Đối thể (nói gọn là Bổ ngữ Đối thể-BNĐT), Bổ ngữ chỉ Đích (Bổ ngữ Đích-BNĐ), Bổ ngữ chỉ Nguồn (Bổ ngữ Nguồn- BNN), Bổ ngữ chỉ Mốc (Bổ ngữ Mốc-BNM), Bổ ngữ chỉ Liên đới thể (Bổ ngữ LĐT- BNLĐT), v.v.
Ngoài các CTCP trên, VTQT vô tác chuyển vị song trị còn có thể có CTCP hạt nhân như sau:
(...), tôi bỗng giật bắn người khi ông đột ngột hỏi: [NNA, ĐQHC]
Trong câu trên, cả “tôi” và “người” đều có thể cùng với vị từ tham gia kết cấu có khả năng nguyên nhân hoá, một tiêu chí hình thức để nhận diện Chủ ngữ. [104, tr. 64- 67; 121]. Quan sát các câu sau:
1) Ông hỏi đột ngột khiến tôi giật bắn người. 2) Ông hỏi đột ngột khiến người (tôi) giật bắn.
Do vậy, cả “tôi” và “người” đều có thể là Chủ ngữ của vị từ nêu trong câu. Tuy nhiên, vai trò của hai Chủ ngữ này trong câu hoàn toàn không như nhau. Chủ ngữ thứ nhất đứng trước vị từ “truyền đạt một thông báo về sự vật” [104, tr. 131] và trong phân đoạn thực tại câu “đóng vai trò chủ đề” nên được các tác giả Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp gọi là “Chủ ngữ chủ đề” còn Chủ ngữ thứ hai đứng sau vị từ được các ông gọi là “Chủ ngữ phụ thuộc”. [104, tr. 132-133]. Chúng tôi cũng đồng quan điểm với các tác giả này.
Những VTQT vô tác chuyển vị song trị có CTCP hạt nhân kiểu 1/ thường là những VTQT vô tác chuyển vị song trị có diễn tố thứ hai chỉ Đích, Nguồn hay Mốc của quá trình chuyển vị. Những VTQT vô tác chuyển vị song trị có CTCP hạt nhân kiểu 2/ thường là những VTQT vô tác chuyển vị song trị có diễn tố thứ hai chỉ Vị trí xảy ra quá trình chuyển vị.
Ngoài ra, VTQT vô tác chuyển vị song trị có thể có CTCP mở rộng với một hay một số các thành phần phụ là Khởi ngữ, Định ngữ, Tình thái ngữ và Trạng ngữ như sau:
5/ CN + VTQT vô tác chuyển vị song trị + BN Đích + KN/ ĐN/ TTN/ TN 6/ CN + VTQT vô tác chuyển vị song trị + BN Nguồn + KN/ ĐN/ TTN/ TN 7/ CN + VTQT vô tác chuyển vị song trị + BN Mốc + KN/ ĐN/ TTN/ TN
8/ CN chủ đề + VTQT vô tác chuyển vị song trị + CN phụ thuộc + KN/ ĐN/ TTN/ TN
Ví dụ:
1) Lưỡi móc móc vào tóc nó kéo mãi mới lên vì người nóCN chìm hẳn xuống
bùnBNĐ rồiTTN. [NTTH, MTVRR]
2) (...), tôiCN chủ đề bỗngĐN giật bắn ngườiCN phụ thuộc khi ông đột ngột hỏiTN: [NNA, ĐQHC]
3.1.3.3. CTCP của VTQT vô tác chuyển vị tam trị
1/ CN chủ đề + VTQT vô tác chuyển vị tam trị + CN phụ thuộc + BN Đích (94,44%)
Ví dụ: Chị NgàCN chủ đề không té xe cũng chẳng va đầuCN phụ thuộc vào gốc cây, tảng
đáBNĐ. [NNA, ĐQHC]
Tuy nhiên, VTQT vô tác chuyển vị tam trị có thể có CTCP hạt nhân như sau: 2/ CN chủ đề + VTQT vô tác chuyển vị tam trị + BN Đích + CN phụ thuộc (5,56%)
Ví dụ: Một dãy dài những chiếc bóng đèn sợi đốtCN chủ đề toả xuống hành langBNĐ
thứ ánh sáng mờ mờ, leo létCN phụ thuộc. [PA, BVTTVN]
Những VTQT vô tác chuyển vị tam trị có CTCP hạt nhân kiểu 1/ là những VTQT vô tác chuyển vị tam trị có Liên đới thể đứng trước Đích và những VTQT vô tác chuyển vị tam trị có CTCP hạt nhân kiểu 2/ là những VTQT vô tác chuyển vị tam trị có Liên đới thể đứng sau Đích.
Ngoài ra, VTQT vô tác chuyển vị tam trị có thể có CTCP mở rộng với một hay một số các thành phần phụ là Khởi ngữ, Định ngữ, Tình thái ngữ và Trạng ngữ như sau: 3/ CN chủ đề + VTQT vô tác chuyển vị tam trị + CN phụ thuộc + BN Đích + KN/ ĐN/ TTN/ TN
4/ CN chủ đề + VTQT vô tác chuyển vị tam trị + BN Đích + CN phụ thuộc + KN/ ĐN/ TTN/ TN
Ví dụ:
1) Cũng vào một đêm như thế, sau cả một ngày làm việc mụ mịTN, hoạ sĩCN chủ đề
rơi ngườiCN phụ thuộc vào trong một vùng kí ức xa xôi mà đã lâu lắm rồi ông không còn
nhớ đến...BNĐ [CL, BCDCNĐBL]
2) Nhưng đó là tình yêu của chị và anh ÐiềnKN, một tình yêuCN chủ đề chưa bị trượt
chânCN phụ thuộc vào nỗi buồn tuyệt vọngBNĐ như tôi. [NNA, ĐQHC]
Như vậy, các VTQT vô tác chuyển vị có thể có một, hai hay ba diễn tố và các chu tố. Diễn tố thứ nhất, Quá thể, có thể giữ vai trò là Chủ ngữ (chủ đề) trong CTCP của câu. Hai diễn tố còn lại biểu thị các Bổ ngữ hay Chủ ngữ phụ thuộc. Các tham tố của VTQT vô tác chuyển vị thường là các danh từ hay danh ngữ. VTQT vô tác chuyển vị đơn trị thường đứng sau Quá thể. Tuy nhiên, một số VTQT vô tác chuyển vị đơn trị có thể đứng trước Quá thể. VTQT vô tác chuyển vị song trị đứng sau Quá thể và đứng
đứng trước Liên đới thể và Đích trong đó Liên đới thể và Đích có thể đổi chỗ cho nhau. Về mặt CTCP, các VTQT vô tác chuyển vị có thể chỉ có Chủ ngữ (VTQT vô tác chuyển vị đơn trị), có Chủ ngữ và Bổ ngữ hay có Chủ ngữ chủ đề và Chủ ngữ phụ thuộc (VTQT vô tác chuyển vị song trị) hay có Chủ ngữ chủ đề, Chủ ngữ phụ thuộc và Bổ ngữ (VTQT vô tác chuyển vị tam trị) trong CTCP hạt nhân và có thể có thêm một hay một số các thành phần phụ như Khởi ngữ, Định ngữ, Tình thái ngữ và Trạng ngữ trong CTCP mở rộng. VTQT vô tác chuyển vị đơn trị thường đứng sau Chủ ngữ. Tuy nhiên, một số VTQT chuyển vị đơn trị có thể đứng trước Chủ ngữ. VTQT vô tác chuyển vị song trị đứng sau Chủ ngữ (chủ đề) và đứng trước Bổ ngữ hay Chủ ngữ phụ thuộc. VTQT vô tác chuyển vị tam trị đứng sau Chủ ngữ chủ đề và đứng trước Chủ ngữ phụ thuộc và Bổ ngữ. Chủ ngữ phụ thuộc và Bổ ngữ có thể chuyển đổi vị trí cho nhau.