3.4.1. Đặc điểm ngữ nghĩa
Quan sát các câu sau:
1) Vậy mà bây giờ, bỗng dưng anh biến đi đâu. [NTTH, BNTĐ]
2) Và vì thế, anh sẵn sàng đánh đổi tất cả để cái tiếng sụt sùi não nề kia tắt hẳn trong ngôi nhà của mình. [PA, BVTTVN]
Trong các câu trên, các VTQT “biến” và “tắt” biểu thị sự kết thúc hay chấm dứt, sự biến mất, sự không còn tồn tại của một con người (câu 1) hay một âm thanh (câu 2). Khi biến cố xảy ra, con người và âm thanh này không còn tồn tại nữa. Các VTQT biểu thị sự kết thúc hay chấm dứt, sự biến mất, sự không còn tồn tại, sự chết đi hay sự ngừng bặt của một con người, một hiện tượng, một âm thanh, v.v. nói trên là các VTQT vô tác diệt vong.
Như vậy, VTQT vô tác diệt vong là những VTQT vô tác biểu thị sự kết thúc hay chấm dứt, sự biến mất, sự không còn tồn tại, sự chết đi hay sự ngừng bặt của một con người, một con vật, một sự vật, một hiện tượng hay một âm thanh, v.v. nào đó. Tuy nhiên, cũng giống như đối với các VTQT vô tác nảy sinh, sự kết thúc hay chấm dứt, sự biến mất, sự không còn tồn tại, sự chết đi hay sự ngừng bặt của một con người, một con vật, một sự vật, một hiện tượng hay một âm thanh, v.v. nào đó do VTQT vô tác diệt vong biểu thị có khi không phải là sự kết thúc hay chấm dứt, sự biến mất, sự không còn tồn tại, sự chết đi hay sự ngừng bặt của một con người, một con vật, một sự vật, một hiện tượng hay một âm thanh, v.v. nào đó trong thực tại khách quan mà là trong nhận thức chủ quan của người nói. Chẳng hạn, khi nói “Anh ta mất tích đâu rồi” thì sự thật có thể không phải là anh ta không còn tồn tại trong thực tại khách quan nhưng do người nói không biết được anh ta tồn tại ở đâu nên trong phạm vi nhận thức của mình người nói có thể coi là anh ta không còn tồn tại nữa. Và như vậy, vị từ “mất tích” vẫn là VTQT vô tác diệt vong. Như vậy, sự không còn tồn tại của một con người, một con vật, một sự vật, một hiện tượng hay một âm thanh, v.v. nào đó là nằm trong nhận thức chủ quan của người nói chứ không hẳn là một thực tại khách quan.
Các VTQT vô tác diệt vong tiêu biểu là: bay biến, bặt tăm, biến, biệt tăm, biệt
tích, bỏ, cháydv, chấm dứt, chết, dứt, đi, đột tử, hi sinh, kết thúc, lụi, mất, mất tích, ngớt, ngưng, nổdv, qua, qua đời, rụi, rữa, tạ thế, tan, tàn, tạnhdv, tắtdv, tắt thở, thất truyền, thối, thui, tịch, tiêu vong, v.v.
Quá trình diệt vong do VTQT vô tác diệt vong biểu thị có thể là quá trình diệt vong hoàn toàn hay không hoàn toàn.
1) Hai chị em ngồi với nhau như vậy trong nhiều ngày trước khi những cơn mưa
lê thê chấm dứt. [NNA, ĐQHC]
2) (…), thì mọi ước mơ cũng tan. [NTTH, BNTĐ]
Trong các câu trên, khi biến cố xảy ra thì Quá thể hoàn toàn không còn tồn tại trong thực tại khách quan nữa. Trong câu 1), khi biến cố “chấm dứt” xảy ra thì “những cơn mưa lê thê” cũng kết thúc sự tồn tại của mình. Tương tự, trong câu 2), khi biến cố “tan” xảy ra thì sự tồn tại của “mọi ước mơ” cũng không còn.
Các VTQT vô tác diệt vong hoàn toàn tiêu biểu là: cháydv, chấm dứt, dứt, kết thúc, ngớt, ngưng, nổdv, qua, tan, tạnhdv, tắtdv, tiêu vong, v.v. Ví dụ:
1) (…), tiếng đũa tre khua vào miệng chén ngưng bặt. [NNT, CĐBT] 2) Thôi, mưa tạnh rồi, không ăn nữa! [NNA, BBLT]
2/ Quá trình diệt vong không hoàn toàn là trường hợp khi biến cố xảy ra, Quá thể không hoàn toàn không còn tồn tại trong thực tại khách quan mà thực chất chỉ một trạng thái nào đó, thường thường là phần mang tính chất hữu sinh bị diệt vong, không còn tồn tại nữa hay là trong phạm vi tri giác của người nói thực thể được nói đến không còn tồn tại nữa. Ví dụ:
1) Những cánh đồng chúng tôi qua, lúa chết khô khi mới trổ bông. [NNT, CĐBT]
2) (…), anh biến mất cứ như là đã bị màn đêm nuốt gọn. [PA, BVTTVN]
Trong câu 1), thực tế là khi biến cố “chết” xảy ra, “lúa” vẫn còn đó, chưa hoàn toàn không còn trên thế giới khách quan này nhưng nó không còn phát triển nữa. Và do vậy, trong nhận thức chủ quan của con người, nó vẫn được coi là không còn tồn tại.
Trong câu 2), thực tế là “anh” không hoàn toàn không còn trên thế giới khách quan này nhưng do người nói không tri giác được, không biết được “anh” đang tồn tại ở đâu nên người nói cũng coi như là “anh” đã bị diệt vong.
Các VTQT vô tác diệt vong không hoàn toàn tiêu biểu là: bặt tăm, biến, biến mất, biệt tăm, biệt tích, chết, đi, đột tử, hi sinh, lụi, mất, mất tích, qua đời, rụi, rữa, tạ thế, tàn, tắt thở, thất truyền, thối, thui, tịch, v.v.Ví dụ:
1) Tao nghi chịNgà mất tích có dính dáng đến con ma tóc dài! [NNA, ĐQHC] 2) Hoaphượng tàn, dì lại khăn gói ra đi. [NNA, ĐQHC]
3.4.2. Đặc điểm cấu trúc tham tố (CTTT)
3.4.2.1. Các tham tố
Quá trình diệt vong của một con người, một con vật, một sự vật, một hiện tượng hay một âm thanh, v.v. thường có các tham tố sau:
1/ Quá thể: Là chủ thể trải qua quá trình diệt vong. Ví dụ:
Hoa phượngQTtàn, dì lại khăn gói ra đi. [NNA, ĐQHC]
Cũng giống như các nhóm VTQT khác, Quá thể của sự tình do VTQT vô tác diệt vong biểu thị có thể là [+ Động vật], [- Động vật] hay [± Động vật].
1.1/ VTQT vô tác diệt vong có Quá thể có tính [+ Động vật]: bặt tăm, biệt tăm,
biệt tích, đi (“Đi” ở đây có nghĩa là “chết”, phân biệt với vị từ “đi” có nghĩa là di chuyển từ nơi này sang nơi khác, “đi” là vị từ chỉ hướng và “đi” là từ tình thái cuối câu), đột tử, hi sinh, mất (“Mất” ở đây có
nghĩa là “chết”, phân biệt với vị từ “mất” có nghĩa là không còn thuộc về mình nữa và “mất” là từ tình thái cuối câu), qua đời, tịch, v.v.Ví dụ:
1) Tài KhônQT vẫn biệt tích. [NNA, BBLT] 2) Bà tôiQT lại mất sớm. [NNA, ĐQHC]
Trong các câu trên, Quá thể “Tài Khôn” và “bà tôi” đều có tính [+ Động vật]. Tuy nhiên, khác với các nhóm VTQT khác, nhóm các VTQT vô tác diệt vong này chỉ có thể kết hợp với Quá thể là con người. Các VTQT vô tác diệt vong nêu trên khó có thể kết hợp với Quá thể là con vật, cũng là đối tượng có tính [+ Động vật], trừ trường hợp con vật được nhân cách hoá. Trong ngữ cảnh bình thường, người nói tiếng Việt không nói: * Con chó bặt tăm/ biệt tăm/ biệt tích/ đi/ đột tử/ hi sinh/ mất/ qua đời/ tịch/ v.v.
1.2/ VTQT vô tác diệt vong có Quá thể có tính [- Động vật]: cháydv, chấm dứt, dứt, kết thúc, lụi, ngưng, ngớt, nổdv, qua, rụi, rữa, tan, tàn, tạnhdv, tắtdv, thối, thui, v.v.Ví dụ:
1) (…), thì mọi ước mơQT cũng tan. [NTTH, BNTĐ] 2) Thôi, mưaQTtạnh rồi, không ăn nữa! [NNA, BBLT]
Trong câu 1), Quá thể là một hiện tượng trừu tượng. Trong câu 2), Quá thể là một hiện tượng tự nhiên. Tuy nhiên, không phải các VTQT này có thể tuỳ tiện kết hợp với bất cứ Quá thể có tính [- Động vật] nào. Chẳng hạn, xét các câu sau:
Trong câu 1), “mưa” là một hiện tượng thiên nhiên. Khi biến cố do vị từ “tạnh” biểu thị chưa xảy ra, hiện tượng thiên nhiên này đang tồn tại. Khi biến cố do vị từ biểu thị xảy ra, hiện tượng này không còn nữa. Trong trường hợp này, VTQT “tạnh” là VTQT vô tác diệt vong. Trái lại, trong câu 2), “trời” là “khoảng không gian vô tận ta
nhìn thấy như một hình vòm úp trên mặt đất” [122, tr. 1336]. Khi biến cố do vị từ
“tạnh” biểu thị chưa xảy ra, “khoảng không gian” này đang tồn tại. Và khi biến cố do vị từ biểu thị xảy ra, “khoảng không gian” này vẫn còn tồn tại, không biến mất đi đâu, cũng chẳng kết thúc hay chết đi mà có một trạng thái khác. Lúc này, VTQT “tạnh” là VTQT vô tác chuyển thái chứ không phải là VTQT vô tác diệt vong. Trong những trường hợp như trên, để tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi gọi “tạnh” biểu thị quá trình chuyển thái là “tạnhct” còn “tạnh” biểu thị quá trình diệt vong là “tạnhdv”.
Trường hợp VTQT “tắt” cũng tương tự. Ví dụ: 1) Lúc này, ánh đèn pin đã tắt. [NNA, ĐQHC]
2) Cậu lái tàu châm thuốc, nối điếu này sang điếu kia chứ không để thuốc tắt
hẳn. [NTTH, MTVRR]
Trong câu 1), “ánh đèn pin” là một nguồn sáng. Khi biến cố do VTQT “tắt” biểu thị chưa xảy ra, nguồn sáng đang tồn tại. Khi biến cố xảy ra, nguồn sáng này không còn tồn tại nữa. Tuy nhiên, trong câu 2), “thuốc” là một sự vật có khả năng tạo ra nguồn sáng. Khi biến cố xảy ra, “thuốc” vẫn còn tồn tại chỉ có điều lúc này nó không còn ở trạng thái như trước khi biến cố xảy ra. “Tắt” trong câu 2) biểu thị một sự thay đổi trạng thái của sự vật chứ không phải sự chấm dứt, kết thúc của sự vật. Do vậy chỉ có “tắt” trong trường hợp đầu là VTQT vô tác diệt vong còn trong trường hợp còn lại, “tắt” là VTQT vô tác chuyển thái. Các sự vật có khả năng tạo ra nguồn sáng có thể kể đến như: đèn, hương, nến, v.v. Khi diễn tố duy nhất của vị từ “tắt” là các sự vật này thì “tắt” không phải là VTQT vô tác diệt vong.
Thêm vào đó, nếu diễn tố thứ nhất của vị từ “tắt” là con người, là thực thể có khả năng kiểm soát biến cố có xảy ra hay không thì “tắt” cũng không còn là VTQT vô tác diệt vong nữa. Chẳng hạn, xét câu sau:
3) Đứa trẻ thất tình, tắt hết mọi phương tiện liên lạc và biến mất như cây kim chìm dưới đáy biển. [PA, BVTTVN]
“Đứa trẻ thất tình” trong câu trên là con người, có tính [+ Động vật], có thể kiểm soát việc có “tắt” hay không nên vị từ “tắt” ở đây không phải là vị từ [- Chủ ý]. Đó là vị từ [+ Động] [+ Chủ ý] tức là vị từ hành động.
1.3/ VTQT vô tác diệt vong có Quá thể có tính [± Động vật]: biến, biến mất, chết, mất tích, v.v. Ví dụ:
1) Sao ba cháuQTchết vậy bác? [NNA, BBLT]
2) Những cây lúaQTchết non trên đồng, (…). [NNT, CĐBT]
Trong các câu trên, vị từ “chết” có Quá thể là người (động vật) “ba cháu” (câu 1) và cây cối (bất động vật) “những cây lúa” (câu 2).
2/ Liên đới thể: Là bộ phận của Quá thể hay thực thể có liên quan đến Quá thể. Ví dụ:
Gần đến giờ ra chơi thì mưaQT bỗng dứt hạtLĐT. [NNA, BBLT] VTQT vô tác diệt vong có Liên đới thể tiêu biểu là: bỏ, dứt, v.v. 3/ Vị trí: Là nơi xảy ra quá trình diệt vong. Ví dụ:
Những cánh đồng chúng tôi quaVị trí, lúa chết khô khi mới trổ bông. [NNT, CĐBT]
4/ Thời gian: Thời điểm hay thời đoạn xảy ra quá trình diệt vong. Ví dụ: Vậy mà bây giờThời gian, bỗng dưng anh biến đi đâu. [NTTH, BNTĐ]
5/ Phương thức: Cách kết thúc hay chấm dứt sự tồn tại của Quá thể. Ví dụ: Và nắng chiều tắt dầnPhương thức. [PTVA, HM]
6/ Nguyên nhân: Nguyên nhân của quá trình diệt vong. Ví dụ: Bố thì không chết vì tiềnNguyên nhân. [NTTH, BNTĐ]
Trên đây là các tham tố cơ bản của VTQT vô tác diệt vong. Các tham tố này thường do danh từ hay danh ngữ đảm nhiệm. Tuy nhiên, không phải tham tố nào cũng là tham tố bắt buộc của vị từ. Về cơ bản, VTQT vô tác diệt vong thường có một hay hai diễn tố và có hoặc không có chu tố.
3.4.2.2. Cấu trúc tham tố (CTTT)
Căn cứ vào số lượng các diễn tố, VTQT vô tác diệt vong có thể chia thành các nhóm sau:
1/ VTQT vô tác diệt vong đơn trị: Là những VTQT vô tác diệt vong chỉ có một diễn tố duy nhất là Quá thể. Các VTQT vô tác diệt vong đơn trị tiêu biểu là: bặt tăm,
mất tích, ngưng, ngớt, nổdv, qua, qua đời, tạ thế, tan, tàn, tạnhdv, tắtdv, tắt thở, thối, thui, tịch, tiêu vong, bỏ, v.v.
Các VTQT vô tác diệt vong đơn trị mà chúng tôi thu thập được có CTTT hạt nhân như sau:
1.1/ Quá thể + VTQT vô tác diệt vong đơn trị Ví dụ:
1) Vậy mà bây giờ, bỗng dưng anhQTbiến đi đâu. [NTTH, BNTĐ] 2) Và nắng chiềuQTtắt dần. [PTVA, HM]
Tuy nhiên, trong thực tế ngôn ngữ, VTQT vô tác diệt vong đơn trị còn có thể có CTTT hạt nhân như sau:
1.2/ VTQT vô tác diệt vong đơn trị + Quá thể Ví dụ: Cháy nhàQT kìa!
2/ VTQT vô tác diệt vong song trị: Là những VTQT vô tác diệt vong ngoài diễn tố thứ nhất là Quá thể còn có một diễn tố thứ hai là Liên đới thể. Các VTQT vô tác diệt vong song trị tiêu biểu là: bỏ, dứt, v.v.Ví dụ:
1) NóQTbỏ mạngLĐT ở biên giới. [DTH, CDNHX]
2) Gần đến giờ ra chơi thì mưaQT bỗng dứt hạtLĐT. [NNA, BBLT] VTQT vô tác diệt vong song trị có CTTT hạt nhân như sau: Quá thể + VTQT vô tác diệt vong song trị + Liên đới thể
Các VTQT vô tác diệt vong ngoài các CTTT hạt nhân trên còn có thể có CTTT mở rộng với các chu tố như: Vị trí, Thời gian, Phương thức, Nguyên nhân, v.v. Ví dụ:
Vậy mà bây giờThời gian, bỗng dưngPhương thức anhQTbiến đi đâu. [NTTH, BNTĐ]
3.4.3. Đặc điểm cấu trúc cú pháp (CTCP)
3.4.3.1. CTCP của VTQT vô tác diệt vong đơn trị
Các VTQT vô tác diệt vong đơn trị mà chúng tôi thu thập được có CTCP hạt nhân điển hình là:
1/ CN + VTQT vô tác diệt vong đơn trị Ví dụ:
1) Thôi, mưaCNtạnh rồi, không ăn nữa! [NNA, BBLT]
3) Tiếng cười trong, ngắnCN, vừa vang lên đã tắt ngay. [NNA, ĐQHC]
Tuy nhiên, trong thực tế ngôn ngữ, VTQT vô tác diệt vong đơn trị còn có thể có CTCP hạt nhân như sau:
2/ VTQT vô tác diệt vong đơn trị + CN Ví dụ: Cháy nhàCN kìa!
Ngoài ra, VTQT vô tác diệt vong đơn trị có thể có CTCP mở rộng với một hay một số các thành phần phụ là Khởi ngữ, Định ngữ, Tình thái ngữ và Trạng ngữ như sau:
3/ CN + VTQT vô tác diệt vong đơn trị + KN/ ĐN/ TTN/ TN 4/ VTQT vô tác diệt vong đơn trị + CN + KN/ ĐN/ TTN/ TN
Ví dụ: 1) Nhưng cơn mưa xoàiCN đột nhiênĐNchấm dứt. [NNA, ĐQHC] 2) NóCNchết rồiTTN hảTTN? [NNA, ĐQHC]
3) Lúc nàyTN, ánh đèn pinCN đã tắt. [NNA, ĐQHC] 3.4.3.2. CTCP của VTQT vô tác diệt vong song trị
VTQT vô tác diệt vong song trị có CTCP hạt nhân điển hình là: 1/ CN + VTQT vô tác diệt vong song trị + BN Liên đới thể Ví dụ:
Gần đến giờ ra chơi thì mưaCN bỗng dứt hạtBNLĐT. [NNA, BBLT]
Ngoài ra, VTQT vô tác diệt vong song trị có thể có CTCP mở rộng với một hay một số các thành phần phụ là Khởi ngữ, Định ngữ, Tình thái ngữ và Trạng ngữ như sau:
2/ CN + VTQT vô tác diệt vong song trị + Bổ ngữ LĐT + KN/ ĐN/ TTN/ TN Ví dụ: Vị từ “dứt” trong câu trên có CTCP mở rộng như sau:
Gần đến giờ ra chơiTN thì mưaCN bỗngĐNdứt hạtBNLĐT. [NNA, BBLT]
Như vậy, các VTQT vô tác diệt vong có thể có một hay hai diễn tố và các chu tố. Diễn tố thứ nhất, Quá thể, có thể giữ vai trò là Chủ ngữ trong CTCP của câu. Diễn tố còn lại biểu thị Bổ ngữ. Các tham tố của VTQT vô tác diệt vong thường là các danh từ hay danh ngữ. VTQT vô tác diệt vong đơn trị thường đứng sau Quá thể. Tuy nhiên, một số VTQT vô tác diệt vong đơn trị có thể đứng trước Quá thể. VTQT vô tác diệt vong song trị đứng sau Quá thể và đứng trước Liên đới thể. Về mặt CTCP, các VTQT vô tác diệt vong có thể chỉ có Chủ ngữ (VTQT vô tác diệt vong đơn trị), hay có Chủ ngữ và Bổ ngữ (VTQT vô tác diệt vong song trị) trong CTCP hạt nhân và có thể có thêm một hay một số các thành phần phụ như Khởi ngữ, Định ngữ, Tình thái ngữ và Trạng ngữ trong CTCP mở rộng. VTQT vô tác diệt vong đơn trị thường đứng sau Chủ ngữ. Tuy nhiên, một số VTQT vô tác diệt vong đơn trị có thể đứng trước Chủ ngữ. VTQT vô tác