khuynh hướng này là Lê Văn Lý và Nguyễn Kim Thản. Trọng tâm trong các công trình của các tác giả này là coi động từ và tính từ là hai nhóm từ loại khác biệt nhau và họ cố gắng tìm ra các tiêu chí để phân biệt hai nhóm từ này.
1.2.1.1. Lê Văn Lý đã phân tự ngữ tiếng Việt thành sáu loại sau: A (Danh tự), B (Động tự), B’ (Tính tự), C1 (Ngôi tự), C2 (Số tự), C3 (Phụ tự). Trong công trình của (Động tự), B’ (Tính tự), C1 (Ngôi tự), C2 (Số tự), C3 (Phụ tự). Trong công trình của mình, ông chưa gọi tên nhóm từ loại gồm động từ và tính từ là vị từ nhưng lại gọi một loại là B và một loại là B’ trong đó B’ vốn dĩ được tách ra từ B, đối lập với các nhóm còn lại. Trong đó, động từ (động tự theo cách gọi của ông) là những từ như sau:
- Những tự ngữ nào có thể có những ngôi tự đứng trước: tôi viết, mày học, nó chơi. (…)
- Những tự ngữ nào có thể có những ngữ vị phủ định theo sau, và làm thành với những ngữ vị phủ định đó một câu nghi vấn: Đi không? Về chưa? (…)
- Những tự ngữ nào có một trong những tự ngữ sau đây đứng trước: đang
(đương), vẫn, vốn, đã, sẽ, sắp, hãy, hẵng, cứ, đừng, chớ, kẻo, bị, chịu, không, chưa, chẳng, chả. (…). [61, tr. 50].
Phương pháp làm việc xuyên suốt trong công trình của ông và đã có ảnh hưởng đến rất nhiều các nhà nghiên cứu Việt ngữ học khác là phương pháp “từ chứng” mà ông gọi là “chứng tự”. Nguyên tắc của phương pháp này là “Bao nhiêu những tự ngữ có thể
phối hợp được với một số các chứng tự nào đó sẽ thuộc về cùng một tự loại với nhau.”
[61, tr. 32]. Trên nguyên tắc như vậy nên theo ông, động tự là những nhóm từ như sau: 1) có khả năng đặt trước nhiều, lắm, bao nhiêu và không thể đặt sau những từ ấy; 2) đặt sau những từ chỉ loại như người, kẻ, sự, đồ, việc, cái, con thì trở thành loại A;
3) có thể đặt trước một từ chỉ định, một từ chỉ phẩm chất, qua các từ trung gian, như cách…
4) có thể đặt sau những từ chỉ vị trí, nhưng phải có một từ môi giới, như: lúc, khi, chỗ, nơi;
5) có thể đặt sau những từ chỉ ngôi và những từ nghi vấn;
6) có thể đặt sau những từ hãy, cứ, hẵng, kẻo, chớ gì, ước gì, vẫn, vốn, đang,
đương, sẽ, sắp, đã, chỉ, bị, chịu, đều, thà, đành;
7) có thể đặt sau những hình vị phủ định: không, chưa, chả, chẳng, đừng, chớ; 8) có thể đặt trước những hình vị phủ định: khi đó, câu được tạo ra sẽ là câu nghi vấn.
[Lê Văn Lý (1948), Le parler vietnamien, tr. 159-165] (Dẫn theo [91, tr. 15-16]) Còn tính từ (tĩnh từ) (B’) là những “tự ngữ thuộc tự loại B có thể phối hợp được với những chứng tự (…): rất, khá, hơi, khí: rất thích, khá mệt, hơi lớn, khí xấu”. [61, tr. 50].
Điều đó có nghĩa là B khác B’ ở chỗ “những từ thuộc loại B không thể đặt sau
rất, khá, khí, hơi, còn những từ thuộc loại B’ thì có thể được.” (Dẫn theo [91, tr. 16]).
Quan điểm này của ông đã chi phối quan điểm của nhiều nhà Việt ngữ học trong một thời gian dài. Tuy nhiên, về sau, quan điểm này của ông đã bị tác giả Nguyễn Thị Quy phê phán rất nhiều. Phương pháp phân loại vị từ tiếng Việt của ông khắc phục được nhược điểm không biến đổi hình thái của tiếng Việt nhưng lại có hạn chế là khó phân chia triệt để các từ ngữ thuộc nhóm vị từ thành hai loại B và B’. Trong công trình của mình, Lê Văn Lý cũng chưa đưa ra một định nghĩa khái quát về vị từ tiếng Việt.