VỊ TỪ QUÁ TRÌNH VÔ TÁC NẢY SINH

Một phần của tài liệu đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của vị từ quá trình tiếng việt (Trang 104 - 112)

3.3.1. Đặc điểm ngữ nghĩa

Quan sát các câu sau:

1) Ngọn lửa nhỏ bùng lên, (...). [CL, BCDCNĐBL] 2) Tiếng rúc rích lại cất lên, (...). [NNA, ĐQHC]

3) Điền ngó tôi và tôi thì đọc được sự ghê sợ, kinh tởm cồn lên trong mắt cha. [NNT, CĐBT]

4) Một em bé chào đời. [VNNH, TĐTV] 5) Mầm non vừa nhú lên. [VNNH, TĐTV]

Trong các câu trên, khi biến cố xảy ra, một sự vật (ngọn lửa nhỏ/ mầm non), một âm thanh (tiếng rúc rích), một hiện tượng (sự ghê sợ, kinh tởm), một con người (một em bé) đã xuất hiện hay bắt đầu sự tồn tại của mình. Các vị từ “bùng”, “cất”, “cồn”, “chào đời” và “nhú” biểu thị sự xuất hiện hay bắt đầu tồn tại của các thực thể trên là các VTQT vô tác nảy sinh.

Như vậy, VTQT vô tác nảy sinh là những vị từ biểu thị sự bắt đầu tồn tại, sự xuất hiện, sự ra đời một cách không chủ ý của một con người, một con vật, một sự vật, một hiện tượng, một âm thanh, v.v. nào đó.

Các VTQT vô tác nảy sinh tiêu biểu là: ào, ậpns, bão, bốcns, bùng, cất, chào đời, cháyns, cồn, cuộn, đến, đổns, đùn, giàn giụa, giật, gió, hiện, hoành hành, lênns, ló, loè, loé, mọc, mưa, nảy nở, nảy sinh, ngân, nhoáng, nhú, nổins, phun, phụt, ra, ra đời, ràn rụa, reo, rỉ, rịn, sinh, sinh sôi, sực, tái phát, tháo, thổi, toả, toát, toé, tới, tràn, trồi, túa, tuôn, tứa, ùn, ứa, vã, vang, vẳng, vọng, xảy, xộc, xông, xuốngns, v.v.

Các VTQT vô tác nảy sinh có một số đặc điểm chính sau:

3.3.1.1. Đặc điểm nổi bật nhất của các VTQT vô tác nảy sinh là không tiền giả định sự tồn tại của chủ thể trước đó. Xét các câu sau:

1) Lửa cháy. 2) Nhà cháy.

Trong câu 1), trước khi biến cố xảy ra, “lửa” chưa tồn tại. Trái lại, trong câu 2), trước khi biến cố xảy ra, “nhà” đã tồn tại. Do vậy, chỉ có “cháy” trong câu 1) mới là VTQT vô tác nảy sinh. Các câu sau cũng tương tự:

1) Nhưng niềm vui vừa loé lên chợt tắt ngấm. [NNA, BBLT] → Trước khi biến cố xảy ra, “niềm vui” chưa tồn tại.

2) Bên kia, một giọng cười vang lên: [NTTH, MTVRR] → Trước khi biến cố xảy ra, “một giọng cười” chưa tồn tại.

Từ đây có thể thấy rằng, các VTQT vô tác nảy sinh không thể kết hợp một cách tuỳ tiện với bất kì Quá thể nào. Chỉ những Quá thể nào chưa tồn tại hay được coi là chưa tồn tại trước khi biến cố xảy ra mới có thể là Quá thể của nhóm VTQT này.

Tuy nhiên, ở đây cũng cần lưu ý một điều, sự nảy sinh của một con người, một con vật, một sự vật, một hiện tượng, một âm thanh, v.v. nào đó không bao hàm cái ý là sự bắt đầu tồn tại thực sự của con người, con vật, sự vật, hiện tượng, âm thanh, v.v. đó trong thế giới khách quan. Chẳng hạn, khi nói: “Mầm non vừa nhú lên” thì trong thực tại khách quan, cái “mầm non” ấy không hẳn là hoàn toàn chưa tồn tại, có thể nó đã tồn tại nhưng vẫn còn nằm dưới mặt đất và người nói, bằng con mắt nhìn thông thường của mình chưa nhận ra sự tồn tại của nó. Chỉ đến khi “mầm non” này lộ ra trên mặt đất người nói mới tri giác được nên trong chừng mực nào đó, khi nó còn chưa lộ ra, chưa “nhú” lên khỏi mặt đất thì nó vẫn được coi là chưa tồn tại. Tất nhiên, ở đây phải loại trừ trường hợp người nói có khả năng nhìn xuyên thấu mặt đất nên có thể nhìn thấy nó ngay cả khi nó còn nằm dưới đất sâu. Cũng như vậy, khi nói “Mặt trời ra”, trong thực

của người nói thì chỉ đến khi biến cố “ló” xảy ra, “mặt trời” mới được coi là có tồn tại. Các vấn đề này nằm trong nhận thức chủ quan của người nói. Do vậy, khi nói, các VTQT vô tác nảy sinh tiền giả định Quá thể chưa tồn tại khi biến cố chưa xảy ra có ý rằng sự chưa tồn tại là nằm trong nhận thức chủ quan của người nói chứ không phải là một sự thực trong thế giới khách quan.

3.3.1.2. Một số VTQT vô tác nảy sinh biểu thị sự sinh sôi, nảy nở, phát triển một cách tự nhiên của một số Quá thể có tính [+ Hữu sinh] như cây cối hay các thực thể là thực vật như: lên, mọc, nhú, trồi, v.v.Ví dụ:

1) Thảo cúi xuống bứt cọng cỏ nước mọc dưới chân cầu tàu. [PA, BVTTVN] 2) Các loại nấm trồi lên rào rào sau vườn, (…). [NNA, ĐQHC]

3.3.1.3. Các VTQT vô tác nảy sinh biểu thị sự bắt đầu tồn tại, sự xuất hiện, sự ra đời một cách không chủ ý của một con người, một con vật, một sự vật, một hiện tượng, một âm thanh, v.v. nào đó nên chúng thường kết hợp với một số từ, cụm từ biểu thị thể bắt đầu và thể kết quả như “lên” và “ra”. Chẳng hạn, xét các câu sau:

1) Ngọn lửa nhỏ bùng lên, (…). [CL, BCDCNĐBL]

2) (...), hơi toả ra từ miệng cô như một làn khói mỏng. [PA, BVTTVN]

Trong các câu trên, “lên” và “ra” cho biết sự khởi đầu hay kết quả của sự tình do vị từ biểu thị.

Căn cứ vào đặc điểm của các biến cố do VTQT vô tác nảy sinh biểu thị, các vị từ này có thể chia thành các nhóm nhỏ hơn như sau:

1/ VTQT vô tác nảy sinh biểu thị sự xuất hiện của con người hay con vật: chào

đời, nảy nở, ra đời, sinh, sinh sôi, v.v.Ví dụ:

Sâu bệnh sinh sôi, nảy nở. [VNNH, TĐTV]

2/ VTQT vô tác nảy sinh biểu thị sự xuất hiện của cây cối hay những bộ phận của cây cối: lên, mọc, nhú, trồi, v.v. Ví dụ:

1) (…), và những cây roi dại mọc chen chúc bên vách đá, (…). [PA, BVTTVN] 2) Các loại nấm trồi lên rào rào sau vườn, (…). [NNA, ĐQHC]

3/ VTQT vô tác nảy sinh biểu thị sự xuất hiện của âm thanh: cất, đổns, lan toả, ngân, phát, reo, rít, rúc, vang, vang vọng, văng vẳng, vẳng, vọng, vút, v.v.Ví dụ:

1) Chuông nhà ông đổ liên hồi nhưng không ai nhấc máy. [NTTH, MTVRR] 2) Có tiếng chuông nhà thờ ngân dài ngái ngủ, (...). [CL, LM]

4/ VTQT vô tác nảy sinh biểu thị sự xuất hiện của hiện tượng thiên nhiên: ập, bão, đổns, đùn, giật, gió, lênns, ló, loé, mưa, nổns, nổins, rít, thổi, trút, ùn, ụp, xuốngns, v.v.

Ví dụ:

1) Anh đến với tôi chẳng phải mưa dông, chớp giật. [NTTH, CĐ] 2) (…), nhưng lúc này tôi nghe như sét nổ bên tai. [NNA, ĐQHC]

5/ VTQT vô tác nảy sinh biểu thị sự xuất hiện của mùi hương: sực, sực nức, toả,

xộc, xông, v.v. Ví dụ:

1) Mùi nhang thơm trong gió sực lên mũi Đậm một nỗi nhớ nhà. [NNT, GT] 2) Mùi hoa móng rồng ở bức tường sau bếp toả ra thơm nức. [DTH, CDNHX] 6/ VTQT vô tác nảy sinh biểu thị sự xuất hiện của chất lỏng: chảy, giàn giụa, ọc,

ộc, phì, phun, phụt, ra, ràn rụa, rỉ, rịn, tháo, toát, túa, tuôn, tứa, ứa, vã, v.v.

Đặc biệt trong nhóm này có một số VTQT vô tác nảy sinh có Quá thể đặc trưng là nước mắt hay giọt lệ: chảy, giàn giụa, ràn rụa, rỉ, tràn, tuôn, ứa, v.v. Ví dụ:

1) (…), nước mắt giàn giụa trên mi. [PA, BVTTVN]

2) Hạnh cầm lấy tô cơm, nước mắt cô ứa ra, (…). [PA, BVTTVN]

Bên cạnh đó trong nhóm này còn có một số VTQT vô tác nảy sinh có Quá thể đặc trưng khác là mồ hôi: chảy, ra, rịn, tháo, toát, túa, tuôn, tứa, vã, v.v.Ví dụ:

1) Mồ hôi toát ra ướt đẫm, (…). [DTH, CDNHX] 2) Mồ hôi ông ra, (…). [CL, BCDCNĐBL]

7/ VTQT vô tác nảy sinh biểu thị sự xuất hiện của chất khí: phì, phun, phụt, toả,

xộc, xông, v.v. Ví dụ:

1) Những khuôn mặt trôi qua cô mờ mịt như khói phun. [NTTH, BNTĐ] 2) Không khí bỗng nhiên đặc quánh lại vì khói xe toả ra. [NTTH, MTVRR] 8/ VTQT vô tác nảy sinh biểu thị sự xuất hiện của ánh sáng: lan toả, loé, nhoáng, toả, v.v.Ví dụ:

1) Chỉ mấy ngọn đèn măng-sông mà ánh sáng lan toả cả một vùng. [NNA, ĐQHC]

2) Ánh đèn sáu pin loé lên. [CL, LM]

9/ VTQT vô tác nảy sinh biểu thị sự xuất hiện của lửa: bốc, bùng, cháyns, loè, loé, v.v. Ví dụ:

10/ VTQT vô tác nảy sinh biểu thị sự xuất hiện của các sự vật, hiện tượng khác:

ậpns, cồn, cuộn, hiện, hoành hành, ló, loé, phơi, tái phát, toé, xảy, xuất hiện, v.v.Ví dụ: 1) Một ý nghĩ ghen tuông đớn hèn vụt hiện lên trong đầu tôi. [BNT, CC]

2) Ngay lập tức, một ý nghĩ vụt loé lên trong đầu cô. [NNA, BBLT]

3.3.2. Đặc điểm cấu trúc tham tố (CTTT)

3.3.2.1. Các tham tố

Quá trình nảy sinh của một con người, con vật, sự vật, hiện tượng, âm thanh, v.v. thường có các tham tố sau:

1/ Quá thể: Là chủ thể trải qua quá trình nảy sinh. Quá thể có thể có tính [+ Động vật], [- Động vật] hay [± Động vật].

1.1/ VTQT vô tác nảy sinh có Quá thể có tính [+ Động vật]: chào đời, nảy nở, sinh, sinh sôi, v.v.Ví dụ:

1) Một em béQTchào đời. [VNNH, TĐTV] 2) Sâu bệnh sinh sôi, nảy nở. [VNNH, TĐTV]

1.2/ VTQT vô tác nảy sinh có Quá thể có tính [- Động vật]: ào, ậpns, bão, bốcns, bùng, cất, cháyns, chảy, cồn, cuộn, đến, đổns, gió, hiện, ló, loè, loé, mọc, mưa, nhú, phun, phụt, rans, reo, rỉ, rịn, sực, tháo, thổi, toả, toát, toé, tới, tràn, trồi, trút, túa, tuôn, tứa, ùn, ụp, ứa, vã, vang, vọng, xảy, xộc, xông, v.v. Ví dụ:

1) Bên ngoài, gióQT đã bắt đầu nổi lên, (…). [PA, BVTTVN] 2) Mồ hôiQTtoát ra ướt đẫm, (…). [DTH, CDNHX]

1.3/ VTQT vô tác nảy sinh có Quá thể có tính [± Động vật]: ra đời.Ví dụ: 1) Và rồi khi một luật mớiQTra đời, (…). [PA, BVTTVN]

2) Đứa béQT mới ra đời. [VNNH, TĐTV]

Trong câu 1), Quá thể “một luật mới” có tính [- Động vật]. Trong câu 2), Quá thể “đứa bé” có tính [+ Động vật].

2/ Liên đới thể: Là bộ phận của Quá thể hay thực thể có liên quan đến Quá thể. Ví dụ:

1) (…), mồ hôiQTtúa thành dòngLĐT trên trán. [NNA, ĐQHC]

2) MáuQT vẫn chảy qua những kẽ ngón tay hắn, túa thành dòngLĐT. [DTH, CDNHX]

Trong các câu trên, “dòng” có liên quan đến Quá thể “mồ hôi” (câu 1) và “máu” (câu 2). Đây là tham tố Liên đới thể.

3/ Vị trí: Là nơi Quá thể xuất hiện hay bắt đầu sự tồn tại. Ví dụ:

Bên ngoàiVị trí, gió đã bắt đầu nổi lên, (…). [PA, BVTTVN]

4/ Thời gian: Thời điểm hay thời đoạn Quá thể xuất hiện hay bắt đầu sự tồn tại. Ví dụ:

Lúc ấyThời gian gió bắt đầu lên và thổi lạnh như gió Đà Lạt. [NTCG, BTN] 5/ Phương thức: Cách thức xuất hiện hay bắt đầu tồn tại của Quá thể. Ví dụ: 1) Chuông nhà ông đổ liên hồiPhương thức nhưng không ai nhấc máy. [NTTH, MTVRR]

Trên đây là các tham tố cơ bản của VTQT vô tác nảy sinh. Tuy nhiên, không phải tham tố nào cũng là tham tố bắt buộc của vị từ. Về cơ bản, VTQT vô tác nảy sinh thường có một hay hai diễn tố thậm chí không có diễn tố nào. Chẳng hạn, xét các câu sau:

1) Đang mưa mà anh? [PA, BVTTVN]

2) Mới đầu đông mà đã mưa khiếp quá. [PA, BVTTVN]

Trong các câu trên, vị từ “mưa” cho biết một hiện tượng bắt đầu xuất hiện. Vị từ này không đòi hỏi cần phải có một tham tố bắt buộc nào. Đó là một VTQT vô tác nảy sinh vô trị. Ngoài vị từ trên, trong tiếng Việt có một số vị từ khác, thường là các vị từ chỉ sự xuất hiện các hiện tượng tự nhiên như: bão, gió, v.v. có thể là VTQT vô tác nảy sinh vô trị.

Phần lớn các VTQT vô tác nảy sinh có một diễn tố là Quá thể. Trong số 85 VTQT vô tác nảy sinh chúng tôi thu thập được có 81 trường hợp có một diễn tố. Riêng VTQT vô tác nảy sinh “túa” có thể có một hay hai diễn tố. Nói một cách khác phần lớn các VTQT vô tác nảy sinh là vị từ đơn trị. Ví dụ:

1) NắngQTlên được một ngày nữa rồi mưa tầm tã suốt ba ngày. [NTCG, BTN] 2) Cơ man nào là hoaQTmọc với dây tơ hồng. [NTCG, BTN]

Trong các câu trên, các vị từ “lên” và “mọc” chỉ có một diễn tố duy nhất chính là chủ thể trải qua quá trình nảy sinh. Nếu các câu trên lược bỏ các chủ thể thì sẽ trở nên bất thường. Các vị từ “lên” và “mọc” trên là các VTQT vô tác nảy sinh đơn trị.

1) (…), mồ hôiQTtúa thành dòngLĐT trên trán. [NNA, ĐQHC]

2) Máu vẫn chảy qua những kẽ ngón tay hắn, túa thành dòngLĐT. [DTH, CDNHX]

Trong câu 1), vị từ “túa” có hai diễn tố là “mồ hôi” và “dòng”. Trong câu 2), “túa” có hai diễn tố là “máu” và “dòng”.

3.3.2.2. Cấu trúc tham tố (CTTT)

Căn cứ vào số lượng các diễn tố, VTQT vô tác nảy sinh có thể chia thành các nhóm sau:

1/ VTQT vô tác nảy sinh vô trị: Là VTQT vô tác nảy sinh không đòi hỏi phải có diễn tố. Ví dụ: bão, gió, mưa, v.v.

CTTT hạt nhân của VTQT vô tác nảy sinh vô trị chỉ có vị từ.

2/ VTQT vô tác nảy sinh đơn trị: Là những VTQT vô tác nảy sinh chỉ có một diễn tố duy nhất là Quá thể. Các VTQT vô tác nảy sinh đơn trị tiêu biểu là: ào, ậpns, bốcns, bùng, cất, chào đời, cháyns, cồn, cuộn, đến, đổns, đùn, giàn giụa, giật, hiện, hoành hành, lênns, ló, loè, loé, mọc, nảy nở, nảy sinh, ngân, nhoáng, nhú, nổins, phun, phụt, ra, ra đời, ràn rụa, reo, rỉ, rịn, sinh, sinh sôi, sực, tái phát, tháo, thổi, toả, toát, toé, tới, tràn, trồi, túa, tuôn, tứa, ùn, ứa, vã, vang, vẳng, vọng, xảy, xộc, xông, xuốngns, v.v.

VTQT vô tác nảy sinh đơn trị thường có CTTT hạt nhân như sau: Quá thể + VTQT vô tác nảy sinh đơn trị (90,61%)

Ví dụ:

1) Ngọn lửa nhỏ bùng lên, (…). [CL, BCDCNĐBL] 2) Mồ hôi ông ra, (…). [CL, BCDCNĐBL]

Tuy nhiên, VTQT vô tác nảy sinh đơn trị có thể có CTTT hạt nhân như sau: VTQT vô tác nảy sinh đơn trị + Quá thể (9,39%)

Ví dụ: Chỗ gốc cây cũ bây giờ mọc lên một khu chợ hiện đại, xanh xanh đỏ đỏ

màu hàng hoá và lao xao, ồn ã tiếng mặc cả, chửi rủaQT. [PA, BVTTVN]

3/ VTQT vô tác nảy sinh song trị: Là những VTQT vô tác nảy sinh ngoài diễn tố thứ nhất là Quá thể còn có diễn tố thứ hai là Liên đới thể. Ví dụ: túa.

VTQT vô tác nảy sinh song trị có CTTT hạt nhân như sau: Quá thể + VTQT vô tác nảy sinh song trị + Liên đới thể

Các VTQT vô tác nảy sinh ngoài các CTTT hạt nhân trên còn có thể có CTTT mở rộng với các chu tố như: Vị trí, Thời gian, Phương thức, v.v. Ví dụ:

Ðêm đóThời gian, tôi đang ngủ trong lều với các anh trai thì mưaQT bất thầnPhương thức

ập đến. [NNA, ĐQHC]

3.3.3. Đặc điểm cấu trúc cú pháp (CTCP)

3.3.3.1. CTCP của VTQT vô tác nảy sinh vô trị

VTQT vô tác nảy sinh vô trị có CTCP hạt nhân điển hình là: 1/ VTQT vô tác nảy sinh vô trị

Ví dụ: Năm nayTN trở trời mưa hoài! [NTCG, BTN]

Trong câu trên, vị từ “mưa” không có Chủ ngữ và Bổ ngữ.

CTCP hạt nhân của VTQT vô tác nảy sinh vô trị không có Chủ ngữ cũng như Bổ ngữ. Tuy nhiên, VTQT vô tác nảy sinh vô trị có thể có CTCP mở rộng với một hay một số các thành phần phụ là Khởi ngữ, Định ngữ, Tình thái ngữ và Trạng ngữ như sau:

2/ VTQT vô tác nảy sinh vô trị + KN/ ĐN/ TTN/ TN Trong câu trên, vị từ “mưa” có trạng ngữ là “năm nay”. 3.3.3.2. CTCP của VTQT vô tác nảy sinh đơn trị

VTQT vô tác nảy sinh đơn trị có CTCP hạt nhân điển hình là: 1/ CN + VTQT vô tác nảy sinh đơn trị (90,61%)

Ví dụ:

1) Ngay lập tức, một ý nghĩCN vụt loé lên trong đầu cô. [NNA, BBLT]

2) Nhưng vừa bước tới gốc mít, óc tò mòCN chợt nổi lên, (…). [NNA, ĐQHC] Tuy nhiên, VTQT vô tác nảy sinh đơn trị còn có thể có CTCP hạt nhân như sau: 2/ VTQT vô tác nảy sinh đơn trị + CN (9,39%)

Ví dụ:

Chỗ gốc cây cũ bây giờ mọc lên một khu chợ hiện đại, xanh xanh đỏ đỏ màu

hàng hoá và lao xao, ồn ã tiếng mặc cả, chửi rủaCN. [PA, BVTTVN]

Ngoài ra, VTQT vô tác nảy sinh đơn trị có thể có CTCP mở rộng với một hay một số các thành phần phụ là Khởi ngữ, Định ngữ, Tình thái ngữ và Trạng ngữ như sau:

3/ CN + VTQT vô tác nảy sinh đơn trị + KN/ ĐN/ TTN/ TN 4/ VTQT vô tác nảy sinh đơn trị + CN + KN/ ĐN/ TTN/ TN Các vị từ trong các câu trên có CTCP mở rộng như sau:

1) Ngay lập tứcĐN, một ý nghĩCN vụtTNloé lên trong đầu côTN. [NNA, BBLT]

Một phần của tài liệu đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của vị từ quá trình tiếng việt (Trang 104 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w