Đặc điểm ngữ nghĩa

Một phần của tài liệu đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của vị từ quá trình tiếng việt (Trang 75 - 82)

Quan sát các câu sau:

1) Gió thổi mạnh mang theo hơi lạnh quất vào mặt hai người lạnh buốt cho dù sức nóng của rượu đang hừng hực bốc lên. [PA, BVTTVN]

2) (…), hắn co chân đạp một phát, cô gái bắn ra xa. [NNA, BBLT]

3) Một dãy dài những chiếc bóng đèn sợi đốt toả xuống hành lang thứ ánh sáng mờ mờ, leo lét. [PA, BVTTVN]

Trong các câu trên, các Quá thể đều có sự thay đổi về vị trí từ vị trí A sang vị trí B. Hai vị trí này có thể được hiển ngôn trong câu hoặc không. Chẳng hạn, vị trí B được hiển ngôn trong các câu 2) và 3) và không được hiển ngôn trong câu 1) bằng một bổ ngữ biểu thị địa điểm, nơi chốn. Tuy nhiên, trong câu 1), nhờ sự có mặt của vị từ chỉ hướng “lên” người đọc (người nghe) vẫn hiểu được rằng ở đây có sự di chuyển của Quá thể “sức nóng của rượu” từ dưới thấp lên trên cao. Về cơ bản, vị trí B thường được hiển ngôn (31,66%) hơn vị trí A (2,2%) và trong kết cấu vị ngữ, bổ ngữ biểu thị địa điểm, nơi chốn này có thể là diễn tố hay chu tố của vị từ. Những sự thay đổi vị trí do các vị từ “bốc”, “bắn” và “toả” nêu trên biểu thị đều nằm ngoài khả năng kiểm soát của Quá thể. Do vậy các vị từ này đều là các VTQT vô tác chuyển vị.

Quan sát thêm các câu sau:

4) Cả hai ngã dúi xuống bãi cỏ. [NTTH, BNTĐ]

5) (...), tôi bỗng giật bắn người khi ông đột ngột hỏi: [NNA, ĐQHC]

Trong các câu trên, khi biến cố xảy ra, không phải toàn thể Quá thể di chuyển sang vị trí mới mà chỉ một bộ phận của Quá thể có sự di chuyển từ vị trí A sang vị trí B.

(“bãi cỏ”) sang vị trí B “bãi cỏ”. “Cả hai” dường như vẫn ở nguyên vị trí “A” nhưng “cả hai” đã có sự thay đổi từ tư thế “đứng” hoặc “ngồi” sang tư thế nằm (trên “bãi cỏ”). Ở đây, chỉ có một phần, chủ yếu là nửa thân trên của “cả hai” có sự thay đổi vị trí từ trên cao xuống dưới thấp. Trong trường hợp này, chân, một bộ phận của “cả hai” không thay đổi hoặc thay đổi vị trí không đáng kể. Tình hình trong câu 5) cũng tương tự. Trong câu này, không phải toàn thể Quá thể “tôi” có sự thay đổi về vị trí mà chỉ có một phần, một bộ phận của “tôi” có sự thay đổi về vị trí.

Một số VTQT khác cũng tương tự như vậy. Chẳng hạn, xét các câu sau: 6) Thằng lính thở hồng hộc, hai đầu gối cứ dần dần khuỵu lại. [CL, LM] 7) Nhánh cây oằn xuống trông phát ớn. [NNA, ĐQHC]

8) Rầm nhà võng xuống. [VNNH, TĐTV]

Trong câu 6), không phải toàn thể Quá thể “hai đầu gối” di chuyển từ vị trí A sang vị trí B mà chỉ phần trên di chuyển là chính, phần còn lại (bàn chân) không di chuyển hoặc di chuyển không đáng kể. Trong câu 7), chỉ có một phần của “nhánh cây”, chủ yếu là phần đầu nhánh, có sự thay đổi về vị trí. Trong câu 8), cũng chỉ có một phần của “rầm nhà”, chủ yếu là phần giữa, có sự thay đổi về vị trí. Trong các trường hợp này, Quá thể giống như một cái cầu nối vị trí A với vị trí B. Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp nói trên đều ít nhiều có sự thay đổi về vị trí của Quá thể một cách không chủ ý nên những VTQT biểu thị những biến cố như vậy vẫn là những VTQT vô tác chuyển vị.

Như vậy, VTQT vô tác chuyển vị là những vị từ biểu thị một quá trình di chuyển, một quá trình chuyển động hay một sự thay đổi vị trí hay tư thế không chủ ý của con người, con vật hay sự vật nào đó.

Các VTQT vô tác chuyển vị tiêu biểu là: ào, ậpcv, bạt, baycv, bắn, bong, bốccv, cập, chảy, chìmcv, cộc, cụng, cuốn, dạt, dâng, đến, đong đưa, đổcv, đưa, giật bắn, giật mình, giật thót, giật thột, hạ, hắt, khuỵu, lả, lan, lắc lư, lăn, lặn, lắngcv, lêncv, lìa, long, loang, nảycv, nẩycv, nổicv, ngả, ngã, oằn, racv, rơi, rời, rớt, run, rung, rung rinh, rùng mình, rụng, sập, tản, té, thổi, toả, toát, toé, tới, tràn, trào, trật, trệch, trôi, trượt, túa, tuôn, tuột, ứa, va, văng, về, võng, xộc, xuốngcv, v.v.

Các quá trình vô tác chuyển vị do các VTQT vô tác chuyển vị biểu thị cũng khác với các hành động vô tác chuyển vị. Sự khác biệt giữa hai biến cố này thể hiện trước hết ở chỗ chủ thể trong các quá trình vô tác chuyển vị có thể là [+ Động vật] hay [- Động

vật] trong khi chủ thể trong các hành động vô tác chuyển vị phải là [+ Động vật] có ý thức. Điểm khác biệt thứ hai giữa quá trình vô tác chuyển vị và hành động vô tác chuyển vị là trong trường hợp chủ thể của quá trình vô tác là [+ Động vật] thì chủ thể cũng không có khả năng quyết định có thay đổi vị trí hay tư thế hay không trong khi đó trong hành động vô tác chuyển vị, chủ thể hoàn toàn có thể quyết định có thay đổi vị trí hay tư thế hay không. Ví dụ:

1) Tôi nhìn mây bay: [NNA, ĐQHC]

2) (...), tôi bỗng giật bắn người khi ông đột ngột hỏi: [NNA, ĐQHC] 3) Tôi chạy ra. [NNA, ĐQHC]

Trong câu 1), chủ thể của biến cố là “mây”, là một sự vật, có tính [- Động vật]. Trong khi đó, trong câu 3), chủ thể của biến cố là “tôi”, là con người, có tính [+ Động vật]. Câu 1) là một câu quá trình vô tác chuyển vị còn câu 3) là một câu hành động vô tác chuyển vị. Vị từ “bay” trong câu 1) là VTQT vô tác chuyển vị còn vị từ “chạy” trong câu 3) là vị từ hành động vô tác chuyển vị.

Trong câu 2) và 3), chủ thể của biến cố do các vị từ biểu thị đều là “tôi”, là một con người có ý thức, có tính [+ Động vật]. Tuy nhiên, “tôi” trong câu 2) không thể quyết định có thay đổi tư thế hay không trong khi “tôi” trong câu 3) có thể quyết định có thay đổi vị trí hay không. Câu 2) là một câu quá trình vô tác chuyển vị còn câu 3) là một câu hành động vô tác chuyển vị. Vị từ “giật bắn” trong câu 2) là một VTQT vô tác chuyển vị còn vị từ “chạy” trong câu 3) là một vị từ hành động vô tác chuyển vị.

Quá trình chuyển vị do VTQT vô tác chuyển vị biểu thị có thể là quá trình chuyển vị hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, có thể có hướng hay không có hướng, v.v. Căn cứ vào đặc điểm của các biến cố do VTQT vô tác chuyển vị biểu thị, các vị từ này có thể chia thành các nhóm nhỏ hơn như sau:

1/ VTQT vô tác chuyển vị [± Hoàn toàn]

VTQT vô tác chuyển vị có thể biểu thị một quá trình chuyển vị hoàn toàn hoặc không của các Quá thể. Chẳng hạn, xét các câu sau:

1) Thả lưỡi câu xuống nước, cái phao này sẽ nổi lên. [NNA, ĐQHC] 2) Trăng thượng tuần xuống đến chân trời, (…). [NNA, ĐQHC]

Trong các câu trên, Quá thể là một khối trọn vẹn. Khi biến cố xảy ra thì toàn thể cái khối trọn vẹn đó di chuyển từ vị trí A sang vị trí B. Cụ thể, trong câu 1), toàn thể

“trăng thượng tuần” di chuyển từ vị trí trên cao xuống dưới thấp. Các vị từ “nổi” và “xuống” là các VTQT vô tác chuyển vị hoàn toàn. Như vậy, VTQT vô tác chuyển vị hoàn toàn là những VTQT vô tác biểu thị sự thay đổi vị trí của toàn thể Quá thể.

Các VTQT vô tác chuyển vị hoàn toàn tiêu biểu là: bay, bắn, bong, chao đảo,

chao động, chìmcv, cuốn, hạ, lăn, lặn, lắng, lêncv, nảycv, nhô, nổicv, rơi, rụng, thổi, tràn, trào, tróc, trượt, tuột, văng, vọng, xuốngcv, v.v.

Ngoài ra, như trên đã nói, có những trường hợp chỉ một phần của Quá thể di chuyển từ vị trí A sang vị trí B hay Quá thể chỉ có sự thay đổi về tư thế. Ví dụ:

1) Cả hai ngã dúi xuống bãi cỏ. [NTTH, BNTĐ] 2) Rầm nhà võng xuống. [VNNH, TĐTV]

Trong các câu trên, chỉ có một phần của Quá thể có sự thay đổi vị trí hay tư thế. Các vị từ “ngã” và “võng” là các VTQT vô tác chuyển vị không hoàn toàn. Như vậy, VTQT vô tác chuyển vị không hoàn toàn là những VTQT vô tác biểu thị sự thay đổi vị trí của một phần Quá thể hay sự thay đổi tư thế của Quá thể.

Các VTQT vô tác chuyển vị không hoàn toàn tiêu biểu là: bênh, bốc, bồng,

dâng, đổcv, giật, giật bắn, giật mình, giật nảy, giật thót, khuỵu, lả, lan, loang, lún, ngã, ngả, oằn, phun, phụt, quỵ, tuôn, võng, xệ, xị, v.v.

Ngoài ra, còn có những vị từ nằm giữa hai nhóm vị từ trên. Có những vị từ có thể cho biết toàn bộ Quá thể hay chỉ một phần Quá thể thay đổi vị trí khi biến cố xảy ra. Điều này tuỳ thuộc đặc điểm của Quá thể. Chẳng hạn, xét các câu sau:

1) Dì Miên ngủ trưa, trời sập dì cũng không nhúc nhích chứ ông tôi thì rất hay giật mình giữa giấc. [NNA, ĐQHC]

2) Lúc tối, lều bên nam sập. [NNA, ĐQHC]

Trong câu 1), toàn bộ Quá thể “trời” di chuyển tới vị trí mới ở dưới thấp. Trong câu 2), chỉ có một phần Quá thể “lều bên nam” di chuyển tới vị trí mới.

Thuộc vào nhóm các VTQT vô tác chuyển vị trung gian này có thể kể đến các vị từ: bay, sập, sụp, tản, v.v.

2/ VTQT vô tác chuyển vị [± Hướng]

VTQT vô tác chuyển vị có thể biểu thị quá trình di chuyển có hướng hay không có hướng của các Quá thể. Chẳng hạn, xét các câu sau:

1) Gió thổi mạnh mang theo hơi lạnh quất vào mặt hai người lạnh buốt cho dù sức nóng của rượu đang hừng hực bốc lên. [PA, BVTTVN]

2) (…), những giọt nước mắt âm thầm rơi xuống. [PA, BVTTVN]

3) (…), anh thở dài, đưa tay chùi vết máu đang rỉ ra trên khoé miệng. [PA, BVTTVN]

4) Ông đã thay đến khung vải thứ ba, thay đến tờ crô - ki thứ tư mà khuôn mặt bình dị của người đàn bà kia vẫn vuột đi xa tít, vô hình vô ảnh. [CL, BCDCNĐBL]

Trong câu 1), quá trình di chuyển có hướng từ dưới thấp lên trên cao. Trong câu 2), quá trình di chuyển có hướng từ trên cao xuống dưới thấp. Trong câu 3), quá trình di chuyển có hướng từ trong ra ngoài. Trong câu 4), quá trình di chuyển có hướng chung. Trong cả 4 câu, hướng của sự di chuyển được làm rõ nhờ các vị từ chỉ hướng “lên”, “xuống”, “ra” và “đi”.

Có một số VTQT vô tác chuyển vị đã bao hàm ý nghĩa hướng của sự di chuyển ngay trong nội dung ngữ nghĩa của vị từ. Đó là một số các vị từ như: đi, đến, lại, lên, qua, ra, sang, tới, vào, về, xuống, v.v.Ví dụ:

1) Chốc trăng lên ông bà về đây phá cỗ với bọn cháu nhé. [NTTH, MTVRR] 2) Nước thuỷ triều đã xuống. [VNNH, TĐTV]

Trong câu 1), hướng di chuyển theo phương thẳng đứng từ thấp tới cao của Quá thể “trăng” đã được bao hàm ngay trong nội dung ngữ nghĩa của vị từ “lên”. Tương tự, hướng di chuyển từ cao tới thấp của Quá thể “nước thuỷ triều” trong câu 2) cũng đã được bao hàm trong nội dung ngữ nghĩa của vị từ “xuống”.

Các VTQT vô tác chuyển vị mà ý nghĩa hướng đã bao hàm trong nội dung ngữ nghĩa của vị từ thì khó có thể kết hợp với các vị từ chỉ hướng [- Mục tiêu]. Các vị từ chỉ hướng [- Mục tiêu] là những vị từ chỉ hướng không đòi hỏi phải có đích đến. Trong số 11 vị từ chỉ hướng thông thường trong tiếng Việt lên, xuống, ra, đi, vào, đến, tới, sang,

qua, về, lại (Xem [52]) chỉ có 4 vị từ chỉ hướng [- Mục tiêu] là lên, xuống, ra, đi. (Xem

[84, tr. 110-111]). Chẳng hạn, các câu sau đều là các câu bất thường:

1’) * Chốc trăng lên lên/ xuống/ ra/ đi ông bà về đây phá cỗ với bọn cháu nhé. 2’) * Nước thuỷ triều đã xuống lên/ xuống/ ra/ đi.

Trong thực tế ta có thể gặp trường hợp: “Trăng lên đi”. Nhưng trong trường hợp này, “đi” không phải là vị từ chỉ hướng mà là từ tình thái cuối câu. Vì vậy, “lên” vẫn không thể kết hợp với vị từ chỉ hướng [- Mục tiêu] (lên, xuống, ra, đi). Trường hợp “Nước thuỷ triều xuống đi” cũng tương tự như vậy. Trong các kết hợp này, “đi” là từ

Tuy nhiên, chúng lại có thể kết hợp được với các vị từ chỉ hướng [+ Mục tiêu] (những vị từ chỉ hướng đòi hỏi phải có đích đến) đến và tới. Ví dụ:

1) Đã lên tới trời chưa? [NNA, BBLT]

2) Trăng thượng tuần xuống đến chân trời, (...). [NNA, ĐQHC]

Trong câu 1), “lên” có thể kết hợp với vị từ chỉ hướng “tới”. Trong câu 2), “xuống” có thể kết hợp với “đến”. Ngoài ra, “lên” cũng có thể kết hợp với “đến” và “xuống” có thể kết hợp với “tới”. Các câu sau có thể chấp nhận được trong tiếng Việt:

1’) Đã lên đến trời chưa?

2’) Trăng thượng tuần xuống tới chân trời, (...).

Các VTQT vô tác chuyển vị [+ Hướng] tiêu biểu là: ậpcv, baycv, bắn, bong, bốccv, bồng, cập, chìmcv, cộc, cụng, dâng, dềnh, đến, đổcv, đùn, hạ, khuỵu, lả, lan, lặn, lắngcv, lêncv, lún, nảycv, ngã, nhô, nổicv, oằn, phun, phụt, quỵ, racv, rơi, rớt,run, rụng, sập, sụp, tản, té, tới, tràn, trào, tuôn, tuột, văng, về, võng, xuốngcv, v.v.

Bên cạnh các VTQT vô tác chuyển vị [+ Hướng] một chiều nêu trên, có một số vị từ biểu thị những sự di chuyển hay chuyển động mà hướng của sự di chuyển hay chuyển động lại theo hai chiều ngược nhau. Chẳng hạn, xét các câu sau:

1) Tôi nhủ thầm với cọng phao điên điển đang bập bềnh rằng nếu bản tình ca mượt mà kia chị Ngà hát dành cho tôi, sẽ không bao giờ tôi làm chị buồn lòng. [NNA, ĐQHC]

2) Anh rùng mình, mặt nước chao động. [CL, LM]

Trong câu 1), Quá thể “cọng phao điên điển” có sự di chuyển từ vị trí A tới vị trí B rồi lại trở về vị trí A. Khi quay trở lại vị trí A nó tiếp tục di chuyển tới vị trí B. Chu trình này cứ lặp đi lặp lại nhiều lần. Hướng di chuyển của Quá thể là từ dưới lên trên, rồi lại từ trên xuống dưới. Ở đây có sự luân chuyển về hướng theo một phương nhất định. Ở đây là phương thẳng đứng. Trong câu 2), tình hình có hơi khác một chút. Sự di chuyển của Quá thể trong trường hợp này cũng là một chu trình lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng hướng của sự di chuyển không phải là từ dưới lên trên rồi từ trên xuống dưới mà là sự di chuyển từ trái qua phải rồi từ phải qua trái hay từ trước tới sau rồi từ sau tới trước theo phương nằm ngang.

Ngoài các vị từ nêu trong các ví dụ trên còn có một loạt các VTQT vô tác chuyển vị cũng có hướng của sự di chuyển như vậy như: bay bay, chao đảo, chờn vờn,

dập dềnh, đong đưa, đung đưa, lập lờ, lúc lắc, ngả nghiêng, rập rờn, rung rinh, sóng sánh, tròng trành, xao động, v.v. Ví dụ:

1) Nhưng khi nhìn thấy những đoá cúc vàng đong đưa trên tay anh, tôi bỗng hiểu ngay ra cớ sự. [NNA, ĐQHC]

2) Cứ sáng sớm, những đoá cúc vàng lại rung rinh khoe sắc bên cửa sổ. [NNA, ĐQHC]

Với đặc điểm hướng của sự di chuyển theo hai chiều ngược nhau như vậy nên các VTQT vô tác chuyển vị này không kết hợp được với các vị từ chỉ hướng. Các câu sau đều là các câu bất thường:

1’) * Tôi nhủ thầm với cọng phao điên điển đang bập bềnh lên/ xuống/ ra/ đi/

v.v. rằng nếu bản tình ca mượt mà kia chị Ngà hát dành cho tôi, sẽ không bao giờ tôi

làm chị buồn lòng.

2’) * Anh rùng mình, mặt nước chao động lên/ xuống/ ra/ đi/ v.v.

Không phải VTQT vô tác chuyển vị nào cũng biểu thị những di chuyển hay chuyển động có hướng. Có nhiều VTQT vô tác chuyển vị biểu thị những sự di chuyển hay chuyển động không có hướng. Chẳng hạn, xét các câu sau:

1) Trong khi đó, Chửng anh lui cui nhặt những trái xoài đang lăn lông lốc trên mặt đất, miệng không ngừng chọc giận đối thủ: [NNA, ĐQHC]

2) (…), gió thổi lồng lộng nhưng trời không lạnh lắm. [PA, BVTTVN]

Trong các câu trên, các vị từ “lăn” và “thổi” không cho biết các Quá thể “những trái xoài” và “gió” di chuyển theo hướng nào.

Các VTQT vô tác chuyển vị [- Hướng] tiêu biểu là: giật bắn, giật nảy, giật thót, lăn, lênh đênh, lìa, long, thổi, trật, trệch, trôi, v.v.

3/ VTQT vô tác chuyển vị có thể biểu thị sự mở rộng phạm vi của biến cố

Có một số VTQT vô tác chuyển vị biểu thị những sự di chuyển theo hướng mở rộng phạm vi của biến cố. Xét các câu sau:

1) Phan ném một hòn sỏi xuống lòng sông, chỗ hòn sỏi rơi xuống, những vòng

Một phần của tài liệu đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của vị từ quá trình tiếng việt (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w