Khi nghiên cứu về câu đơn, tác giả Diệp Quang Ban đã đánh giá về va

Một phần của tài liệu đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của vị từ quá trình tiếng việt (Trang 27 - 29)

trò của vị từ mà ông gọi là vị tố (predicator) [5, tr. 54] trong câu như sau: “Vị tố là yếu tố chính của câu, về cả phương diện nghĩa biểu hiện (chỉ sự việc) và phương diện cú pháp”. [5, tr. 55]. Theo ông, về nghĩa biểu hiện “vị tố nêu đặc trưng hoặc quan hệ của sự thể được nói đến trong câu” còn về mặt cú pháp “các yếu tố cú pháp khác trong câu quây quần xung quanh vị tố”. [5, tr. 55]. Đối với ông, “chủ ngữ và bổ ngữ đều chịu sự ấn định về phương diện nghĩa một chiều từ vị tố”. [5, tr. 59]. Trong đó, “vị tố là một chức năng cú pháp trong quan hệ với chủ ngữ và các loại bổ ngữ. Về mặt từ loại vị tố

có thể do yếu tố có tính chất động từ, hoặc yếu tố có tính chất tính từ, hoặc yếu tố có tính chất danh từ đảm nhiệm.”. [5, tr. 73]. Những điều này cho thấy ông cũng cho vị từ

là một phạm trù chức năng chứ không phải là một phạm trù từ loại và nó có vai trò là trung tâm trong cấu trúc ngữ nghĩa-ngữ pháp của câu.

Về mặt cấu trúc nghĩa biểu hiện, theo ông, cấu trúc nghĩa biểu hiện gồm có sự thể và các vai nghĩa. [5, tr. 23].

Sự thể nêu đặc trưng hay quan hệ của sự việc được nêu trong câu. Các sự thể được phản ánh trong câu rất đa dạng, phong phú và không tách biệt nhau một cách rạch ròi. Tuy nhiên, ông cho rằng có ba kiểu sự thể khái quát và ba kiểu sự thể chuyển tiếp sau:

- Các sự thể vật chất (material), phản ánh thế giới vật lí. - Các sự thể tinh thần (mental), phản ánh thế giới ý thức.

- Các sự thể quan hệ (relational), phản ánh các mối quan hệ trừu tượng.

- Các sự thể hành vi (behavioural), chuyển tiếp giữa các sự thể vật chất và các sự thể tinh thần.

- Các sự thể ngôn từ (verbal - tức sử dụng ngôn từ, bao gồm nói năng và cảm nghĩ), chuyển tiếp giữa các sự thể tinh thần và các sự thể quan hệ.

Các vai nghĩa là các yếu tố nghĩa quây quần xung quanh vị tố. Các vai nghĩa là bộ phận tạo nên sự thể được gọi là các tham thể (participant) còn các vai nghĩa chỉ đi kèm với sự thể thì được gọi là cảnh huống (circumstance).

Tham thể là “những thực thể tham gia vào sự thể (sự việc) như là bộ phận cần

thiết của sự thể, bộ phận nằm trong sự thể.” [5, tr. 25]. Ông đã liệt kê ra chín tham thể

thường gặp sau:

a. Động thể (hay thể động - Actor). Ví dụ: Cậu bé đang viết thư.

b. Đương thể (hay thể mang trạng thái - Carrier). Ví dụ: Cậu bé ốm nặng.

c. Cảm thể (thể cảm nghĩ - Sensor). Ví dụ: Nó suy nghĩ nhiều lắm.

d. Phát ngôn thể (thể nói năng - Sayer). Ví dụ: Họ đang bàn về một dự án mới.

e. Đích thể (mục tiêu - Goal). Ví dụ: Cậu bé đang viết thư.

f. Tiếp thể (thực thể nhận vật trao - Recipient). Ví dụ: Cậu bé gửi thư cho bạn.

g. Đắc lợi thể (thực thể được lợi - Beneficiary), hoặc là Bị hại thể (thực thể chịu sự thiệt hại - Maleficiary). Ví dụ: Bà mẹ rửa chân cho con.

h. Bị đồng nhất thể (Identified)/ Đồng nhất thể (Identifier). Ví dụ: Anh này là

thợ mộc giỏi nhất vùng này.

i. Thuộc tính thể (Attributor). Ví dụ: Anh này là thợ mộc.

Cảnh huống “là yếu tố nghĩa chỉ phương tiện, cách thức, hoàn cảnh, không gian,

thời gian và các kiểu quan hệ trong tình huống, đi kèm với sự thể (sự việc).”. [5, tr. 26].

Ông đã liệt kê bốn nhóm cảnh huống thường gặp là: a. Phương tiện, Cách thức. Ví dụ:

1) Giáp mở cửa bằng chìa khoá riêng. (Phương tiện) 2) Họ làm việc rất vui vẻ. (Cách thức)

b. Không gian: Vị trí, Hướng, Điểm đến, Hướng (có) điểm đến, Đường đi. Ví dụ: 1) Con mèo ngủ ở thềm nhà. (Vị trí)

2) Cậu bé mở nắp hộp ra. (Hướng)

3) Con mèo tha con chuột vào bếp. (Hướng điểm đến) 4) Bọn trẻ chạy trên cầu thang. (Đường đi)

c. Thời gian: Thời điểm, Thời hạn, Tần số (số lần). Ví dụ: 1) Họ đến đây lúc 5 giờ chiều. (Thời điểm)

2) Họ học ở đại học bốn năm. (Thời hạn) 3) Nghỉ hè, Giáp đi bơi thường xuyên. (Tần số)

d. Nguyên nhân, Hệ quả, Điều kiện, Mục đích, Nghịch đối. Ví dụ: 1) Con gà chết đói. (Nguyên nhân)

2) Giáp vừa thông minh vừa chăm chỉ học tập nên đã đỗ cao. (Hệ quả) 3) Tôi đến sau nếu hôm nay về muộn. (Điều kiện)

4) Giáp ra sân bay để đón bạn. (Mục đích)

5) Cậu bé này tuy nghèo, nhưng tốt bụng. (Nghịch đối). [5, tr. 26-27].

Các tham thể và các cảnh huống tác giả nêu trên chủ yếu là tiếp thu có điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với tiếng Việt các thuật ngữ của M.A.K. Halliday.

Về mặt CTCP, Diệp Quang Ban cho rằng “quan hệ của vị tố với các yếu tố có

quan hệ chặt chẽ về nghĩa và cú pháp với nó, hợp lại làm thành cấu trúc cơ sở của câu (clause basic structure).”. [5, tr. 63]. Theo đó, các yếu tố nằm trong cấu trúc cơ sở của

câu gồm có chủ ngữ, vị tố, tân ngữ và bổ ngữ. Các yếu tố này cùng với “đề ngữ và gia ngữ (còn gọi là trạng ngữ) làm thành cấu trúc cú pháp của câu (clause syntactic structure).”. [5, tr. 63].

Diệp Quang Ban còn cho rằng CTCP và cấu trúc nghĩa biểu hiện có sự quan hệ qua lại lẫn nhau. Các kiểu sự thể, các tham thể và các cảnh huống là những yếu tố giải thích nghĩa cho chức năng cú pháp và ngược lại các chức năng cú pháp là những yếu tố diễn giải mặt hình thức cho các sự thể, các tham thể và các cảnh huống. Nhận định như vậy nhưng Diệp Quang Ban vẫn xác định cấu trúc nghĩa biểu hiện và CTCP là hai hiện tượng khác nhau, không đồng nhất với nhau. Tuy nhiên, nếu như cách tiếp cận chức năng của S.C. Dik là đi từ ngữ nghĩa tới cú pháp thì Diệp Quang Ban lại đi ngược lại. Ông bắt đầu từ việc phân tích CTCP đến phân tích các cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu.

Một phần của tài liệu đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của vị từ quá trình tiếng việt (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w