Một quá trình chuyển vị thường có các yếu tố sau: chủ thể, phương thức, phương tiện di chuyển, đích, nguồn, hướng, tuyến đường, thời gian, v.v. của quá trình di chuyển. Do vậy, VTQT vô tác chuyển vị thường có các tham tố sau:
1/ Quá thể (QT): Là chủ thể trải qua quá trình chuyển vị một cách không chủ ý. Quá thể có thể là con người hay con vật (có tính [+ Động vật]) hay bất động vật (sự vật, hiện tượng, cây cối, v.v.) (có tính [- Động vật]). Căn cứ vào đặc điểm của Quá thể của sự tình, các VTQT vô tác chuyển vị có thể chia thành các nhóm sau:
1.1/ VTQT vô tác chuyển vị có Quá thể có tính [+ Động vật]: bạt, giật bắn, giật nảy, giật thót, khuỵu, nảycv, nẩycv, ngã, quỵ, té, v.v. Ví dụ:
1) Ở thêm một lát, tôiQTngã lăn quay ra liền! [NNA, BBLT]
2) Chị NgàQT không té xe cũng chẳng va đầu vào gốc cây, tảng đá. [NNA, ĐQHC]
Quá thể “tôi” trong câu 1) và Quá thể “chị Ngà” trong câu 2) đều là người hay là những Quá thể có tính [+ Động vật].
1.2/ VTQT vô tác chuyển vị có Quá thể có tính [- Động vật]: baycv, bốccv, bong, cập, chìmcv, dạt, dâng, dây, dềnh, đánh, đâm, đến, đong đưa, hạ, hắt, khuỵu, lan, lăn, lặn, lắng, lêncv,lìa, long, loang, lún, ngấm, nổicv, oằn, phụt, racv, rời, rụng, rút, sa, sà, sụp, thấm, thổi, tới, tràn, trào, trôi, tuôn, tuột, võng, về, xộc, xuốngcv, v.v.Ví dụ:
1) Tôi hít vào chưa trọn hơi, khóiQT đã xộc lên tận óc khiến tôi lảo đảo. [NNA, ĐQHC]
2) Lụa nghe tiếng láQTrụng phía sau vườn. [NTTH, BNTĐ]
Các Quá thể “khói” và “lá” trong các câu trên đều là các sự vật tức là có tính [- Động vật].
1.3/ VTQT vô tác chuyển vị có Quá thể có tính [± Động vật]: bắn, chìmcv,đổcv, lả, nảycv, nẩycv, rơi, rớt, rung, tuột, văng, v.v. Ví dụ:
1) Mỗi lần chặt được một khúc, đậu phộng bên trongQT lại văng tung toé tứ phía. [NNA, BBLT]
2) Tên cướp ngồi phía sauQT bắn ra khỏi xe, văng xuống đường. [NNA, BBLT] VTQT “văng” có Quá thể là sự vật ([- Động vật]) trong câu 1) và Quá thể là người ([+ Động vật]) trong câu 2).
Tuy chia thành ba nhóm như trên nhưng các VTQT vô tác chuyển vị đa số có Quá thể là bất động vật. Trong số các VTQT vô tác chuyển vị mà chúng tôi thu thập được có tới 81,59% có Quá thể có tính [- Động vật] và chỉ có 9,45% có Quá thể có tính [+ Động vật] và 8,96% có Quá thể có tính [± Động vật]. Có điều này có lẽ là do trong nhận thức thế giới khách quan của con người, các bất động vật được cho là không thể quyết định một biến cố nào đó có xảy ra hay không. Hay nói một cách khác các biến cố gắn với bất động vật thường là các biến cố không chủ ý. Và do vậy số lượng các VTQT vô tác chuyển vị gắn với Quá thể là con người hay động vật rất ít.
Mỗi nhóm vị từ trên có những đặc điểm nhất định. Trong ba nhóm, nhóm các VTQT vô tác chuyển vị có Quá thể có tính [± Động vật] có lẽ là nhóm các VTQT điển hình nhất. Quá thể của biến cố không chỉ là [+ Động vật] hay là [- Động vật] mà có thể là cả hai nhóm này. Nói một cách khác, biến cố do các vị từ này biểu thị luôn nằm ngoài sự kiểm soát của Quá thể. Quá thể hoàn toàn không thể quyết định một biến cố nào đó có thể xảy ra hay không. Chủ thể của sự tình dù là có tính [+ Động vật] hay [- Động vật] thì bản chất của biến cố vẫn không thay đổi.
Nhóm VTQT vô tác chuyển vị đi với Quá thể là [- Động vật] có thể chia thành hai trường hợp sau:
- Trường hợp chỉ có thể kết hợp với chủ thể là [- Động vật]: Đây cũng là những VTQT điển hình biểu thị những biến cố hoàn toàn không có sự chủ ý của Quá thể. Ví dụ: bốccv, bong, cập, lắngcv, trào, v.v.
1) Thuyền cập bến. [VNNH, TĐTV]
2) Bây giờ những giọt lệ cố nén cũng vừa trào ra khỏi khoé mắt cô và chậm rãi lăn tròn trên má, chảy xuống miệng cười của cô. [NNA, BBLT]
Những biến cố đó nằm trong khả năng kiểm soát của chủ thể. Và do vậy, lúc này, các vị từ này không còn là VTQT nữa mà trở thành vị từ hành động. Các trường hợp này nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của chúng tôi. Chẳng hạn, xét các câu sau:
1) Mây bay. 2) Chim bay.
Trong câu 1), Quá thể “mây” có tính [- Động vật]. Biến cố do vị từ “bay” biểu thị nằm ngoài sự kiểm soát của Quá thể. Trái lại, Quá thể “chim” trong câu 2) có tính [+ Động vật]. Quá thể “chim” có thể quyết định biến cố do vị từ “bay” biểu thị xảy ra hay không. Trong trường hợp này, “bay” là vị từ hành động chứ không phải là VTQT.
Một số vị từ khác cũng có đặc điểm tương tự như: lăn, quay, ra, v.v.
2/ Đích: Là điểm đến hay là nơi kết thúc quá trình chuyển vị của Quá thể. Ví dụ: 1) Có thế thì những điều ước mới bay lên trờiĐích. [NNA, BBLT]
2) Cả hai ngã dúi xuống bãi cỏĐích. [NTTH, BNTĐ]
Trong các câu trên, “trời” và “bãi cỏ” là nơi kết thúc quá trình thay đổi vị trí hay tư thế do các VTQT vô tác chuyển vị “bay” và “ngã” biểu thị. Các tham tố này biểu thị Đích của quá trình chuyển vị do vị từ biểu thị. Chúng có thể được đánh dấu bằng các vị từ chỉ hướng hoặc không. Trong các câu trên, chúng được đánh dấu bằng các vị từ chỉ hướng “lên” và “xuống”. Trong các câu sau, Đích của quá trình chuyển vị không được đánh dấu bằng các vị từ chỉ hướng:
1) Thuyền cập bếnĐích. [VNNH, TĐTV]
2) Và cũng như lần trước, nó cất lên ngắn ngủi, chưa kịp lan xaĐích đã vội tắt ngấm như thể bị một bàn tay chặn lại gần. [NNA, ĐQHC]
3/ Nguồn: Là nơi bắt đầu hay nơi xuất phát quá trình chuyển vị của Quá thể. Ví dụ:
1) Lá lìa cànhNguồn. [VNNH, TĐTV]
2) (…), và cô nào cũng rớt đàiNguồn chỉ sau một thời gian ngắn. [PA, BVTTVN] Trong các câu trên, “cành” và “đài” là nơi bắt đầu hay nơi xuất phát của quá trình chuyển vị do các vị từ “lìa” và “rớt” biểu thị. Các tham tố này giữ vai trò là Nguồn của quá trình chuyển vị do vị từ biểu thị. Nó có thể không được đánh dấu như trong các câu trên hay được đánh dấu bằng các giới từ chỉ nơi chốn như: từ, khỏi, v.v. Ví dụ:
1) Nắng chiều từ ngoài cửa sổNguồntràn vào dịu nhẹ. [CL, BCDCNĐBL]
2) Tên cướp ngồi phía sau bắn ra khỏi xeNguồn, văng xuống đường. [NNA, BBLT] 4/ Mốc: Là điểm mà Quá thể đi qua trong quá trình chuyển vị. Ví dụ:
1) Hai bàn tay anh tê cóng, không còn cảm giác vì gió luồnqua đôi găng tay len
buốt giáMốc. [PA, BVTTVN]
2) Những tia nắng xuyên qua mặt kiếngMốc tụ thành một đốm sáng nhỏ trên đầu điếu thuốc. [NNA, ĐQHC]
Trong các câu trên, “đôi găng tay len buốt giá” và “mặt kiếng” là những cái Mốc mà các Quá thể “gió” và “những tia nắng” đi qua trong quá trình thay đổi vị trí của mình. Chúng thường được đánh dấu bằng giới từ “qua”.
5/ Vị trí: Là nơi xảy ra quá trình chuyển vị của Quá thể. Ví dụ:
1) (...), tôi bỗng giật bắn ngườiVị trí khi ông đột ngột hỏi: [NNA, ĐQHC] 2) Anh lại nẩy ngườiVị trí lên rồi tiếp tục rơi xuống. [PA, BVTTVN]
Trong các câu trên, “người” là tham tố biểu thị nơi xảy ra quá trình thay đổi vị trí hay tư thế do các vị từ “giật bắn” và “nẩy” biểu thị. Nói cách khác, nó giữ vai trò là Vị trí của quá trình chuyển vị do vị từ biểu thị.
6/ Liên đới thể (LĐT): Là bộ phận của Quá thể hay thực thể có liên quan đến Quá thể. Ví dụ:
1) Chị Ngà không té xe cũng chẳng va đầuLĐT vào gốc cây, tảng đá. [NNA, ĐQHC]
2) Một dãy dài những chiếc bóng đèn sợi đốt toả xuống hành lang thứ ánh sáng
mờ mờ, leo létLĐT. [PA, BVTTVN]
Trong câu 1), “đầu” là một bộ phận của Quá thể “chị Ngà”. Trong câu 2), “thứ ánh sáng mờ mờ, leo lét” là một thực thể có liên quan đến Quá thể “một dãy dài những chiếc bóng đèn sợi đốt”. Chúng là các Liên đới thể trong các quá trình chuyển vị do các vị từ “va” và “toả” biểu thị.
7/ Thời gian: Thời điểm hay thời đoạn xảy ra quá trình chuyển vị. Ví dụ:
ChốcThời gian trăng lên ông bà về đây phá cỗ với bọn cháu nhé. [NTTH, MTVRR] Trong câu trên, “chốc” là tham tố biểu thị Thời gian xảy ra quá trình chuyển vị do vị từ “lên” biểu thị.
8/ Phương thức: Cách thay đổi vị trí hay tư thế của Quá thể. Ví dụ:
Chiếc xe chạy dần tới địa phận Hải Dương, bỏ lại phía sau những làn nước bắn
Trong câu trên, “tung toé” là tham tố biểu thị Phương thức thay đổi vị trí của Quá thể “những làn nước”.
Trên đây là các tham tố cơ bản của VTQT vô tác chuyển vị. Các tham tố trên có thể là tham tố bắt buộc (diễn tố) hay không bắt buộc (chu tố) của vị từ. Thêm vào đó, một tham tố có thể là diễn tố trong trường hợp này nhưng lại là chu tố trong trường hợp khác. Chẳng hạn, xét các câu sau:
1) Lá lìa cànhNguồn. [VNNH, TĐTV]
2) Nắng chiều từ ngoài cửa sổNguồntràn vào dịu nhẹ. [CL, BCDCNĐBL]
“Cành” (câu 1) và “từ ngoài cửa sổ” (câu 2) đều là các tham tố biểu thị Nguồn của quá trình di chuyển do các VTQT vô tác chuyển vị “lìa” và “tràn” biểu thị. Nhưng “cành” là diễn tố của “lìa” còn “từ ngoài cửa sổ” chỉ là chu tố của “tràn”. Nếu lược bỏ tham tố “cành”, câu 1) sẽ trở nên bất thường. Trong khi đó, nếu lược bỏ tham tố “từ ngoài cửa sổ”, câu 2) vẫn bình thường. Quan sát các câu sau:
1’) * Lá lìa.
2’) Nắng chiều tràn vào dịu nhẹ.
Các tham tố của VTQT vô tác chuyển vị nêu trên thường do danh từ hay danh ngữ đảm nhiệm. Có một số tham tố có thể do giới ngữ đảm nhiệm như tham tố Nguồn, Vị trí, v.v. Ví dụ:
1) Nắng chiều từ ngoài cửa sổNguồntràn vào dịu nhẹ. [CL, BCDCNĐBL]
2) Tên cướp ngồi phía sau bắn ra khỏi xeNguồn, văng xuống đường. [NNA, BBLT] Trong các câu trên, tham tố Nguồn do các giới ngữ “từ ngoài cửa sổ” và “khỏi xe” đảm nhiệm.