VỊ TỪ QUÁ TRÌNH VÔ TÁC TẠO TÁC

Một phần của tài liệu đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của vị từ quá trình tiếng việt (Trang 120 - 125)

3.5.1. Đặc điểm ngữ nghĩa

Quan sát các câu sau:

1) Ngoài vườn chị trồng mấy cây doi nhỏ và một bụi tóc tiên rung rinh nở hoa. [NTTH, MTVRR]

2) Tóc tiên lại ra thêm mấy nhánh nữa. [NTTH, MTVRR]

3) Tiếng ồn ào, đe doạ, tiếng chửi bới ầm ĩ, thậm chí lẫn cả tiếng khóc lóc của đám đông cộng với tiếng chó sủa rộn lên khắp xóm tạo thành một bản hoà tấu hỗn loạn. [PA, BVTTVN]

4) Dạ dày tiết dịch vị. [VNNH, TĐTV]

5) Nổi bật trong màu xanh của lá, của đài sen là những bông sen màu hồng nhạt cuối mùa còn sót lại đang cố vươn lên trong gió, toả ra thứ mùi thơm đặc trưng không thể lẫn vào đâu được của mình. [PA, BVTTVN]

6) Những cây lộc vừng trổ những nhánh dài đầy những bông hoa bé xíu bên hồ Hoàn Kiếm, (…). [PA, BVTTVN]

Trong các câu trên, các vị từ “nở”, “ra”, “tạo thành”, “tiết”, “toả” và “trổ” biểu thị quá trình “một bụi tóc tiên”, “tóc tiên”, “tiếng ồn ào, đe doạ, tiếng chửi bới ầm ĩ, thậm chí lẫn cả tiếng khóc lóc của đám đông cộng với tiếng chó sủa rộn lên khắp xóm”, “dạ dày”, “những bông sen màu hồng nhạt cuối mùa còn sót lại” và “những cây lộc vừng” sản sinh ra “hoa”, “mấy nhánh”, “một bản hoà tấu hỗn loạn”, “dịch vị”, “thứ mùi thơm đặc trưng không thể lẫn vào đâu được của mình” và “những nhánh dài đầy những bông hoa bé xíu”. Đây là các VTQT vô tác tạo tác.

Như vậy, VTQT vô tác tạo tác là những VTQT biểu thị quá trình trong đó một vật vô tri, một biến cố hay một hiện tượng sản sinh ra một vật vô tri, một biến cố hay một hiện tượng khác. Vật vô tri, biến cố hay hiện tượng sản sinh ra vật vô tri, biến cố hay hiện tượng là diễn tố thứ nhất và giữ vai trò là Quá thể. Vật vô tri, biến cố hay hiện tượng được sản sinh ra là diễn tố thứ hai và giữ vai trò là Tạo thể.

Các VTQT vô tác tạo tác tiêu biểu là: bật, bói, đâm, đơm, nảy, nẩy, nở, ra, tạo,

tạo thành, tiết, toả, trổ, v.v.

Các quá trình vô tác tạo tác do các VTQT vô tác tạo tác biểu thị cũng khác với các hành động vô tác tạo tác. Các quá trình vô tác tạo tác là do các chủ thể là bất động

vật tạo ra còn các hành động vô tác tạo tác là do các chủ thể là động vật (con người hay con vật) tạo ra. Quan sát các câu sau:

1) Ngoài vườn chị trồng mấy cây doi nhỏ và một bụi tóc tiên rung rinh nở hoa. [NTTH, MTVRR]

2) Tôi xây nhà.

Vị từ “nở” trong câu 1) là VTQT vô tác tạo tác, chủ thể của nó, “một bụi tóc tiên”, là một sự vật. Trong khi đó, “xây” trong câu 2) là vị từ hành động vô tác tạo tác, chủ thể của nó, “tôi”, là con người.

VTQT vô tác tạo tác có một số đặc điểm chính sau:

1/ VTQT vô tác tạo tác có thể biểu thị quá trình tạo tác gắn với quá trình phát triển tự nhiên của thực vật. Ví dụ: câu 1), 2) và 6) nêu trên. Các VTQT vô tác tạo tác biểu thị quá trình tạo tác gắn với quá trình phát triển tự nhiên của thực vật tiêu biểu là:

bật, bói, đâm, đơm, nảy, nẩy, nở, ra, trổ, v.v.

2/ VTQT vô tác tạo tác có thể biểu thị quá trình tạo tác không gắn với quá trình phát triển tự nhiên của thực vật. Ví dụ: câu 3) và 5) nêu trên. Các VTQT vô tác tạo tác tiêu biểu cho nhóm này là: tạo, tạo thành, toả, v.v.

3/ VTQT vô tác tạo tác có thể biểu thị quá trình tạo tác gắn với hoạt động sinh lí. Ví dụ: câu 4). VTQT vô tác tạo tác tiêu biểu cho nhóm này là: tiết, v.v.

3.5.2. Đặc điểm cấu trúc tham tố (CTTT)

3.5.2.1. Các tham tố

Một quá trình tạo tác bao gồm ít nhất một đối tượng trải qua quá trình tạo tác và một sản phẩm là kết quả của quá trình tạo tác. Ngoài ra quá trình tạo tác còn có thể có các yếu tố như địa điểm, thời gian, phương thức, v.v. tạo tác. Do vậy, VTQT vô tác tạo tác phải có hai tham tố bắt buộc (diễn tố) là Quá thể và Tạo thể.

1/ Quá thể: Là chủ thể sản sinh ra đối tượng khác. Quá thể của VTQT vô tác tạo tác chỉ có thể là [- Động vật].

Quá trình tạo tác do các VTQT vô tác tạo tác biểu thị là một biến cố xảy ra nằm ngoài sự kiểm soát của người và động vật nên chủ thể của quá trình tạo tác chỉ có thể là bất động vật, tức là có tính [- Động vật]. Tuy nhiên, các Quá thể này có thể chia thành hai nhóm chính là: Quá thể là thực vật và Quá thể không phải là thực vật. Căn cứ vào

1.1/ VTQT vô tác tạo tác có Quá thể là thực vật: bật, bói, đâm, đơm, nảy, nẩy, nở, ra, toả, trổ, v.v. Các Quá thể của các VTQT này có thể là cây, hoa, hạt, v.v. Ví dụ:

câu 1), 2), 5) và 6) nêu trên.

1.2/ VTQT vô tác tạo tác có Quá thể không phải là thực vật: tạo, tạo thành, tiết, toả, v.v. Quá thể của các VTQT này có thể là một vật vô tri, một hiện tượng hay một biến cố nào đó trừ thực vật. Ví dụ: câu 3) và 4) nêu trên.

2/ Tạo thể: Là vật vô tri, biến cố hay hiện tượng được sản sinh ra trong quá trình tạo tác. Tạo thể có thể là thực vật có thể không nhưng không thể là động vật. Căn cứ vào đặc điểm của Tạo thể, VTQT vô tác tạo tác có thể chia thành các nhóm sau:

2.1/ VTQT vô tác tạo tác có Tạo thể là thực vật: bật, bói, đâm, đơm, nảy, nẩy,

nở, ra, trổ, v.v. Ví dụ:câu 1), 2) và 6).

Quá thể của các VTQT này là thực vật nên sản phẩm do chúng tạo ra cũng thuộc lớp thực vật. Chẳng hạn, “chồi” đối với “bật” và “đâm”; “hoa”, “quả”, “trái” và “bông” đối với “đâm” và “đơm”; “rễ” đối với “đâm”; “hoa” đối với “nở” và “trổ”; “cành” và “nhánh” đối với “trổ”; v.v.

2.2/ VTQT vô tác tạo tác có Tạo thể không phải là thực vật: tạo, tạo thành, tiết, toả, v.v. Tạo thể của các VTQT này có thể là:

- một vật vô tri:

Sự bình lặng giả tạo của mặt hồ, chỉ cần một viên sỏi nhỏ rơi xuống tạo thành

những vòng sóng nước, (…). [PA, BVTTVN]

- một hiện tượng:

Tiếng ồn ào, đe doạ, tiếng chửi bới ầm ĩ, thậm chí lẫn cả tiếng khóc lóc của đám đông cộng với tiếng chó sủa rộn lên khắp xóm tạo thành một bản hoà tấu hỗn loạn.

[PA, BVTTVN] - mùi hương:

Nổi bật trong màu xanh của lá, của đài sen là những bông sen màu hồng nhạt cuối mùa còn sót lại đang cố vươn lên trong gió, toả ra thứ mùi thơm đặc trưng không

thể lẫn vào đâu được của mình. [PA, BVTTVN]

- ánh sáng:

Những chiếc đèn lụa nghe đâu được đặt riêng từ làng lụa cổ Vạn Phúc nổi tiếng,

toả thứ ánh sáng mờ ảo và mềm mại. [PA, BVTTVN]

Ngoài các tham tố bắt buộc trên, các VTQT vô tác tạo tác có thể có thêm các tham tố không bắt buộc (chu tố) như Vị trí, Thời gian, hay Phương thức, v.v. Ví dụ:

Ngoài vườnVị trí chị trồng mấy cây doi nhỏ và một bụi tóc tiênQT rung rinh nở

hoaTTh. [NTTH, MTVRR]

Nếu như các nhóm VTQT vô tác khác có thể có các diễn trị khác nhau (vô trị, đơn trị, song trị, v.v.), các VTQT vô tác tạo tác chỉ có một diễn trị là song trị.

3.5.2.2. Cấu trúc tham tố (CTTT)

VTQT vô tác tạo tác chỉ có một dạng CTTT hạt nhân như sau: Quá thể + VTQT vô tác tạo tác song trị + Tạo thể

Ngoài ra, VTQT vô tác tạo tác có thể có CTTT mở rộng với các chu tố như: Vị trí, Thời gian, Phương thức, v.v. Ví dụ:

Ngoài vườnVị trí chị trồng mấy cây doi nhỏ và một bụi tóc tiênQT rung rinh nở

hoaTTh. [NTTH, MTVRR]

3.5.3. Đặc điểm cấu trúc cú pháp (CTCP)

VTQT vô tác tạo tác có CTCP hạt nhân điển hình là: 1/ CN + VTQT vô tác tạo tác song trị + BN Tạo thể Ví dụ:

1) Tóc tiênCN lại ra thêm mấy nhánhBNTTh nữa. [NTTH, MTVRR] 2) Dạ dàyCNtiết dịch vịBNTTh. [VNNH, TĐTV]

3) Tiếng ồn ào, đe doạ, tiếng chửi bới ầm ĩ, thậm chí lẫn cả tiếng khóc lóc của

đám đông cộng với tiếng chó sủa rộn lên khắp xómCN tạo thành một bản hoà tấu hỗn

loạnBNTTh. [PA, BVTTVN]

Ngoài ra, VTQT vô tác tạo tác song trị có thể có CTCP mở rộng với một hay một số các thành phần phụ là Khởi ngữ, Định ngữ, Tình thái ngữ và Trạng ngữ như sau:

2/ CN + VTQT vô tác tạo tác song trị + BN Tạo thể + KN/ ĐN/ TTN/ TN Ví dụ:

1) Thế cây nàyCN không ra hoaBNTTh hảTTN cha? [NTCG, BTN]

2) Những cây lộc vừngCN trổ những nhánh dài đầy những bông hoa bé xíuBNTTh

bên hồ Hoàn KiếmTN, (…). [PA, BVTTVN]

Như vậy, các VTQT vô tác tạo tác có hai diễn tố và các chu tố. Diễn tố thứ nhất, Quá thể, đứng trước vị từ và nó có thể giữ vai trò là Chủ ngữ trong CTCP của câu. Diễn tố còn lại biểu thị Bổ ngữ. Các tham tố của VTQT vô tác tạo tác thường là các danh từ hay danh ngữ. VTQT vô tác tạo tác đứng sau Quá thể và đứng trước Tạo thể. Về mặt

có thêm một hay một số các thành phần phụ như Khởi ngữ, Định ngữ, Tình thái ngữ và Trạng ngữ trong CTCP mở rộng. VTQT vô tác tạo tác đứng sau Chủ ngữ và đứng trước Bổ ngữ.

3.6. TIỂU KẾT

VTQT vô tác là những VTQT biểu thị quá trình chuyển biến một cách không chủ ý của con người, con vật, sự vật, hiện tượng, v.v. Căn cứ vào đặc điểm của quá trình chuyển biến, các VTQT có thể được phân thành năm nhóm: VTQT vô tác chuyển vị, VTQT vô tác chuyển thái, VTQT vô tác nảy sinh, VTQT vô tác diệt vong và VTQT vô tác tạo tác. Các nhóm VTQT này có số lượng không như nhau hoặc tương đương như nhau. Trong số ngữ liệu mà chúng tôi khảo sát, VTQT vô tác chuyển vị chiếm 29,34%, VTQT vô tác chuyển thái chiếm 50,51%, VTQT vô tác nảy sinh chiếm 12,41%, VTQT vô tác diệt vong chiếm 5,84% và VTQT vô tác tạo tác chiếm 1,9%.

VTQT vô tác thường có các tham tố sau: 1/ Quá thể (99,56%), 2/ Đích (16,35%), 3/ Nguồn (9,78%), 4/ Mốc (1,31%), 5/ Vị trí (112,41%), 6/ Liên đới thể (16,06%), 7/ Thời gian (100%), 8/ Phương thức (100%), 9/ Kết quả (1,46%), 10/ Nguyên nhân (0,58%) và 11/ Tạo thể (1,9%). Trong số các tham tố trên, các tham tố 1, 2, 4, 6, 9, 10 và 11 thường là diễn tố, các tham tố 7 và 8 thường là chu tố và các tham tố 3 và 5 có thể là diễn tố hay chu tố tuỳ trường hợp. VTQT vô tác chuyển vị thường có các tham tố từ 1 đến 8. VTQT vô tác chuyển thái thường có các tham tố 1, 5, 6, 7, 8, 9 và 10. VTQT vô tác nảy sinh thường có các tham tố 1, 5, 6, 7 và 8. VTQT vô tác diệt vong thường có các tham tố 1, 5, 6, 7 và 8. VTQT vô tác tạo tác thường có các tham tố 1, 5, 7, 8 và 11.

Trong CTTT hạt nhân, VTQT vô tác đơn trị thường đứng sau Quá thể. Tuy nhiên, một số VTQT vô tác đơn trị có thể đứng trước Quá thể. Các VTQT vô tác khác thường đứng sau Quá thể và đứng trước các diễn tố khác. Đối với các VTQT vô tác tam trị trở lên, các diễn tố đứng sau Quá thể có thể chuyển đổi vị trí cho nhau. Trong CTCP hạt nhân, VTQT vô tác đơn trị cũng thường đứng sau Chủ ngữ. Tuy nhiên, một số VTQT vô tác đơn trị có thể đứng trước Chủ ngữ. Các VTQT vô tác khác thường đứng sau Chủ ngữ (chủ đề) và đứng trước các Bổ ngữ và Chủ ngữ phụ thuộc. Đối với các VTQT vô tác tam trị trở lên, các Bổ ngữ hay Bổ ngữ và Chủ ngữ phụ thuộc đứng sau Chủ ngữ có thể chuyển đổi vị trí cho nhau. Diễn tố Quá thể cũng thường giữ vai trò là Chủ ngữ (chủ đề) trong câu.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của vị từ quá trình tiếng việt (Trang 120 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w