VỊ TỪ QUÁ TRÌNH VÔ TÁC CHUYỂN THÁ

Một phần của tài liệu đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của vị từ quá trình tiếng việt (Trang 94 - 104)

3.2.1. Đặc điểm ngữ nghĩa

Quan sát các câu sau:

1) Hàm răng cắn chặt vào nhau, cằm bạnh ra, (...). [PA, BVTTVN]

2) Mà, lúc đó, tôi đang chết điếng, sao tôi lại nhìn về phía cha? [NNT, CĐBT] 3) Mặt tôi phừng phừng đỏ. [BNT, CC]

4) Nghĩ đến con ma tóc dài, máu trong người tôi như đông lại và tôi bỏ ngay ý định thò chân xuống đất. [NNA, ĐQHC]

5) Tao nói bậy sao mày lại đỏ mặt? [NNA, ĐQHC] 6) Việt lạnh toát người. [CL, LM]

7) Nhưng khi nước da anh vừa bắt đầu “ngả màu”, một sự cố xảy ra khiến Thường đành từ bỏ ý định “thay da đổi thịt” đó. [NNA, BBLT]

8) Tài Khôn sáng mắt lên. [NNA, BBLT]

Trong câu 1), vị từ “bạnh” biểu thị sự thay đổi về thể tích của chủ thể “cằm”. Trong câu 2), vị từ “chết điếng” biểu thị sự thay đổi về trạng thái tinh thần bên trong của chủ thể “tôi”. Trong câu 3), vị từ “đỏ” biểu thị sự thay đổi về màu sắc của chủ thể “mặt tôi”. Trong câu 4), vị từ “đông” biểu thị sự thay đổi trạng thái vật chất của chủ thể “máu”. V.v. Trong các câu trên, sự thay đổi trạng thái của chủ thể do các vị từ biểu thị là một quá trình thay đổi tự thân không phải do các tác động từ bên ngoài, cũng không phải do ý muốn chủ quan của chủ thể. Các quá trình nêu trên là các quá trình vô tác

chuyển thái. Các vị từ biểu thị các quá trình trên là các VTQT vô tác chuyển thái. Chủ thể của các quá trình trên có thể là con người, con vật hay sự vật, hiện tượng, v.v.

Như vậy, VTQT vô tác chuyển thái là những vị từ biểu thị quá trình thay đổi trạng thái bên ngoài hay bên trong của con người, con vật hay sự vật, hiện tượng, v.v. một cách không chủ ý.

Số lượng các VTQT vô tác chuyển thái trong tiếng Việt rất phong phú. Có lẽ trong số các nhóm VTQT vô tác thì nhóm các VTQT vô tác chuyển thái là nhóm có số lượng lớn nhất. Trong số 685 VTQT vô tác mà chúng tôi thu thập được thì có tới 346 VTQT vô tác chuyển thái (chiếm 50,51%). Trong khi đó chỉ có 201 VTQT vô tác chuyển vị (chiếm 29,34%), 85 VTQT vô tác nảy sinh (chiếm 12,41%), 40 VTQT vô tác diệt vong (chiếm 5,84%) và 13 VTQT vô tác tạo tác (chiếm 1,9%).

Các VTQT vô tác chuyển thái tiêu biểu là: ải, ánh, bạc, bai, bạnh, bayct, bong, bốcct, bở, bợt, bục, bung, cháyct, chết điếng, chết đứng, chết khiếp, chết lặng, chói, chột dạ, co, cóng, dãn, doãng, đanh, đặc, đỏ, đông, đơ, đờ, đực, đứt, gãy, gỉ, giật, giật bắn, giật mình, giật nảy, giật thót, hả, han, hắt hơi, hắt xì, hoa, hoen, hửng, keo, lênct,lịm, lụi, mẻ, mòn, mờ, mủn, mưa, nắng, nấc, nẻ, ngáp, ngáy, ngất, nhủn, nôn, nở, nứt, phai, phình, phồng, phổng, rạn, rão, run, rữa, rực, sạm, sầm, se, sốc, sôi, sờn, sùi, sủi, sứt, tã, tái, tànct, tạnhct, tắtct, úa, vỡ, vữa, xơ, v.v.

VTQT vô tác chuyển thái biểu thị sự thay đổi trạng thái của con người, con vật hay sự vật, hiện tượng, rất đa dạng, phong phú trên nhiều cung bậc, nhiều phương diện khác nhau. Về cơ bản các VTQT vô tác chuyển thái biểu thị một sự thay đổi từ trạng thái A sang trạng thái B của con người, con vật hay sự vật, hiện tượng, v.v nào đó. Tuy nhiên, vị từ gần như không cho biết trạng thái A ban đầu như thế nào. Vị từ chỉ cho ta thấy trạng thái B, là kết quả của quá trình chuyển thái từ trạng thái A sang trạng thái B. Ví dụ:

1) Máu dồn lên mặt tôi nóng phừng, rồi trong một giây, người tôi lại tái đi, mồ hôi toát ra ướt đẫm. [DTH, CDNHX]

2) (…), thí dụ như nhìn một chiếc đũa gãy, cái nắp nồi vỡ, hay bầy gà con lạc mẹ nhao nhác… [NNT, CĐBT]

Trong các câu trên, “tái”, “gãy” và “vỡ” biểu thị trạng thái B của “người tôi”, “một chiếc đũa” và “cái nắp nồi”, là trạng thái được hình thành nhờ một quá trình

Căn cứ vào đặc điểm của các quá trình chuyển thái, nhóm VTQT vô tác chuyển thái có thể chia thành các nhóm nhỏ hơn như sau:

1/ VTQT vô tác chuyển thái biểu thị sự thay đổi trạng thái vật chất của Quá thể. Sự thay đổi trạng thái vật chất đó có thể là:

1.1/ Sự thay đổi trạng thái tồn tại: ải, bayct, biến (thành), bốc, bở, cạn, chột, cứng, dợn, đặc, đông, gỉ, gợn, hả, han, hằn, héo, hoá, hoá (thành), hoen, keo, lênct, loãng, lụi, mềm, mủn, nẻ, nổict (gân), nở, nứt, nhủn, phì, rã, rạn, rắn, rụi, rữa, se, sôi, sờn, sùi, sủi, tả, tã, tàn, thành, thui, trở thành, úa, ủng, vón, vụn, vữa, xì, xơ, v.v.Ví dụ:

1) Sợi dây thừng đã ải bỗng nhiên đứt phựt. [DTH, CDNHX]

2) Bực mình, Phan gõ sống dao mạnh hơn, khiến quả trứng như bị cắt đôi ra, rơi xuống lòng chảo đầy dầu ăn đang sôi, (...). [PA, BVTTVN]

1.2/ Sự thay đổi về màu sắc: ám, bạc, biến, bợt, cháyct, đỏ, ngảct, nhuộm, ố, phai, rám, rạng, rực, sạm, sáng, sầm, tái, ửng, xám, xạm, xanh, v.v.Ví dụ:

1) Hồi đó, ông tôi đã gần sáu mươi tuổi, tóc chớm bạc. [NNA, ĐQHC] 2) Anh tái mặt thốt lên: [NNA, BBLT]

1.3/ Sự thay đổi về hình dạng: bai, bạnh, bể, bong, chun, co, cong, dãn, doãng,

đứt, gãy, giãn, giập, lở, mẻ, méo, mòn, ngót, phình, phổng, phù, phưỡn, quăn, rão, rúm ró, rụng, sạt, sình, sụt, sưng, sứt, teo, toè, tuột, trề, trễ, tróc, tròn, trụi, trương, trướng, u, vẹt, vênh, võng, vồng, vổng, vỡ, vơi, xẹp, xệ, xị, xoè, xổ, v.v. Ví dụ:

1) Giọng ông Hoà vang lên đầy tức giận, cổ ông bạnh ra: [PA, BVTTVN]

2) (…), thí dụ như nhìn một chiếc đũa gãy, cái nắp nồi vỡ, hay bầy gà con lạc mẹ nhao nhác… [NNT, CĐBT]

Trong các câu trên, các vị từ đều biểu thị sự thay đổi hình dạng bên ngoài của các Quá thể. Chẳng hạn, vị từ “ bạnh” (câu 1) cho biết thể tích của các Quá thể “cổ ông” có sự tăng về độ lớn so với trước khi xảy ra quá trình chuyển thái. Vị từ “gãy” và “vỡ” (câu 2) biểu thị sự không còn nguyên vẹn về hình thức của các Quá thể. Hình dáng bên ngoài của Quá thể đã bị khiếm khuyết mất một phần khi biến cố xảy ra.

1.4/ Sự thay đổi trạng thái hoạt động:

- từ trạng thái hoạt động sang trạng thái không hoạt động: chững, dừng, khựng,

1) Nếu anh chịu khó nhìn theo bóng Thuỳ, thay vì quay lại với cậu bé bệnh nhân đang đợi, thì hẳn đã nhìn thấy bước chân của Thuỳ hơi chững lại. [PA, BVTTVN]

2) (...), thì anh hơi sững người lại. [PA, BVTTVN]

Trong các câu trên, các vị từ “chững” và “sững” cho biết sự thay đổi từ trạng thái chuyển động sang trạng thái đứng yên nằm ngoài sự kiểm soát của Quá thể.

- từ trạng thái không hoạt động sang trạng thái hoạt động: chạy, dợn, đập, động,

giật, gợn, nổct, nổict, reo, rung, rùng, phun, sủi, thổi, v.v.Ví dụ: 1) Biển động dữ dội. [VNNH, TĐTV]

2) Giếng phun nước. [VNNH, TĐTV]

1.5/ Sự thay đổi cao độ, trường độ, tần số của âm thanh: chùng, đằm, lạc, trầm,

v.v. Các vị từ này đòi hỏi Quá thể phải là âm thanh. Ví dụ:

1) Giọngchùng xuống. [PA, BVTTVN]

2) Bao công lao - Giọng anh lại đằm xuống - Thôi, đừng buồn. [CL, LM]

1.6/ Sự thay đổi khí hậu, thời tiết, trạng thái của môi trường sống: chuyển, đổct, hửng, mưa, nắng, ngớt, nổict, sầm, tạnh, tối, trởct, trút, v.v. Nhóm vị từ này thường đòi hỏi Quá thể phải là “trời” hay “mưa”. “Trời” đi với các vị từ như: chuyển, đổct, hửng, mưa, nắng, sầm, tạnh, tối, v.v.“Mưa” đi với các vị từ như: ngớt, tạnh.Ví dụ:

1) Trời chỉ hơi hửng lên một chút nhưng cũng đủ khiến những người nép mình dưới hàng hiên lật đật chạy bổ ra ngoài với vẻ mặt hớn hở. [NNA, BBLT]

2) Ba đứa đi được nửa đường thì mưa tạnh. [NNA, ĐQHC]

2/ VTQT vô tác chuyển thái biểu thị sự thay đổi trạng thái tinh thần: chết điếng,

chết đứng, chết khiếp, chết lặng, chột dạ, chưng hửng, đần, điếng, đờ, đực, giật bắn, giật nảy, giật thót, há hốc, lạnh, lặng, lịm, ngẩn, ngây, nghệt, ngớ, nguôi, rởn, rợn, rủn, sốc, sởn, sững, thần, v.v. Ví dụ:

1) Thường nghe mẹ nói, mặt cứ đực ra. [NNA, BBLT] 2) Anh lặng đi một lúc. [TL, CGĐM]

3/ VTQT vô tác chuyển thái biểu thị sự thay đổi trạng thái sinh lí nằm ngoài khả năng kiểm soát của con người hay con vật: chói, hắt hơi, hắt xì, hắt xì hơi, ho, hoa, loá,

1) Ở cách đó khoảng 2 km, Phan hắt xì một tiếng rõ to. [PA, BVTTVN] 2) Tôi quạt chừng mười cái đã nghe ông ngáy khò khò. [NNA, ĐQHC]

4/ VTQT vô tác chuyển thái biểu thị một biến cố xảy ra một cách đột ngột, bất ngờ nằm ngoài khả năng kiểm soát của Quá thể: buột, đụng, mắc, tuột, vấp, vọtct, v.v.Ví dụ:

1) Không hiểu sao tôi bỗng buột miệng. [NNA, ĐQHC]

2) Có lần Thường tuột tay để quả bong bóng bay mất. [NNA, BBLT]

3.2.2. Đặc điểm cấu trúc tham tố (CTTT)

3.2.2.1. Các tham tố

Quá trình chuyển thái thường bao gồm các yếu tố như: chủ thể, đối tượng liên quan tới chủ thể, kết quả, nguyên nhân của sự thay đổi trạng thái, hay vị trí, thời gian, v.v. xảy ra quá trình thay đổi trạng thái. Do vậy, VTQT vô tác chuyển thái thường có các tham tố sau:

1/ Quá thể: Là chủ thể trải qua quá trình thay đổi trạng thái. Quá thể của quá trình vô tác chuyển thái có thể có tính [+ Động vật], [- Động vật] hay [± Động vật].

1.1/ VTQT vô tác chuyển thái có Quá thể có tính [+ Động vật]: chết điếng, chết

đứng, chết khiếp, chết lặng, chói, chột dạ, chưng hửng, cụt hứng, điếng, đờ, đực, giật bắn, giật nảy, giật nẩy, giật thót, giật thột, hắt hơi, hắt xì, hắt xì hơi, ho, hoa, lả, lạnh, lặng, lịm, loá, mất vía, nấc, ngáp, ngáy, ngất, ngây, ngớ, nôn, oẹ, run, sặc, sốc, sốt, tái, xỉu, v.v. Ví dụ:

1) Mà, lúc đó, tôiQT đang chết điếng, sao tôi lại nhìn về phía cha? [NNT, CĐBT] 2) Ngượng vì màyQTngất. [NTTH, MTVRR]

1.2/ VTQT vô tác chuyển thái có Quá thể có tính [- Động vật]: ải, bạc, bai,

bạnh, bở, bục, bung, cháyct, chun, chùn, chùng, co, cong, dãn, doãng, đông, động, đứt, gãy, hửng, lắngct, lặng, lênct, long, lở, mẻ, méo, mỏi, mòn, mốc, mờ, mủn, nở, nứt, ố, phai, rạn, rạng, rão, rữa, rực, sạm, sầm, se, sôi, sờn, sủi, sứt, tái, tạnh, tắtct, tấy, teo, ửng, vẹt, vênh, vỡ, vữa, xám, xạm, xổ, xơ, v.v.Ví dụ:

1) Nói xong, nó leo lên bộ ván và lôi ra từ trong mái tranh hai lá thưQT đã bắt đầu

vàng. [NNA, ĐQHC]

2) (…), thí dụ như nhìn một chiếc đũaQT gãy, cái nắp nồiQT vỡ, hay bầy gà con lạc mẹ nhao nhác… [NNT, CĐBT]

1.3/ VTQT vô tác chuyển thái có Quá thể có tính [± Động vật]: bénct, biến, chững, co rúm, dịu, đần, đờ, đực, hoá, lịm, nghệt, nhiễm, nổict, run, sứt, v.v.Ví dụ:

1) BụngQTgiật thót, (...). [NNA, ĐQHC]

2) Đang đắn đo nghĩ ngợi, ThườngQT bỗng giật thót khi nghe mẹ thổ lộ: [NNA, BBLT]

2/ Liên đới thể: Là bộ phận của Quá thể hay thực thể có liên quan đến Quá thể. Ví dụ:

1) Nước hoaQT đã bay mùiLĐT. [VNNH, TĐTV]

2) TôiQTđỏ mặtLĐT chưa kịp đáp, chị đã ngạc nhiên kêu lên: [NNA, ĐQHC]

Trong câu 1), “mùi” là một thuộc tính của “nước hoa”. Trong câu 2), “mặt” là một bộ phận của “tôi”. Với những đặc điểm như vậy các tham tố này là Liên đới thể biểu thị đối tượng có sự liên quan tới chủ thể của quá trình chuyển thái do vị từ biểu thị. 3/ Kết quả (KQ): Là trạng thái mới của Quá thể sau quá trình chuyển thái. Ví dụ: Em thừa biết cây kẹo của anh biến thành cục sắtKQ rồi mà! [NNA, BBLT]

4/ Vị trí: Là nơi xảy ra quá trình chuyển thái. Ví dụ: Chị hoa mắtVị trí. [NTTH, MTVRR]

5/ Nguyên nhân: Nguyên nhân gây ra quá trình chuyển thái. Ví dụ:

Đứa nào cũng ăn mặc phong phanh, gầy gò, đôi môi tím tái lại vì lạnh và da đen trũi, tóc cháy nắngNguyên nhân vàng hoe. [PA, BVTTVN]

Trong câu trên, “nắng” không phải là kết quả của quá trình chuyển thái cũng không phải là vị trí nơi xảy ra quá trình chuyển thái mà là nguyên nhân gây ra quá trình chuyển thái. Trong câu này, chính “nắng” là yếu tố khiến cho “tóc” có trạng thái mới là “cháy”.

6/ Thời gian: Thời điểm hay thời đoạn xảy ra quá trình chuyển thái. Ví dụ:

Mà, lúc đóThời gian, tôi đang chết điếng, sao tôi lại nhìn về phía cha? [NNT, CĐBT]

7/ Phương thức: Cách thay đổi trạng thái của Quá thể. Ví dụ: Biển động dữ dộiPhương thức. [VNNH, TĐTV]

Trong số các tham tố nêu trên, chỉ có các tham tố Quá thể, Liên đới thể, Kết quả, Vị trí và Nguyên nhân có thể là diễn tố của VTQT vô tác chuyển thái. Các tham tố Thời gian và Phương thức thường chỉ giữ vai trò là chu tố của VTQT vô tác chuyển thái. Các

3.2.2.2. Cấu trúc tham tố (CTTT)

Căn cứ vào số lượng các diễn tố, VTQT vô tác chuyển thái có thể chia thành các nhóm sau:

1/ VTQT vô tác chuyển thái đơn trị: Là những VTQT vô tác chuyển thái chỉ có một diễn tố duy nhất là Quá thể. Ví dụ: ải, bạc, bai, bạnh, bayct, bở, bục, bung, cháy, chết điếng, chết đứng, chết giấc, chết khiếp, chết lặng, chói, co, cóng, dãn, doãng, đanh, đỏ, đông, động, đơ, đờ, đực, đứt, gãy, giật bắn, giật mình, giật nảy, giật thót, giật thột, hả, hắt hơi, hắt xì, hắt xì hơi, ho, mẻ, mòn, mờ, mủn, ố, phai, rạn, rữa, rực, sạm, sốc, sôi, sờn, sủi, sứt, tái, vỡ, vữa, xám, xạm, v.v.

Các VTQT vô tác chuyển thái đơn trị mà chúng tôi thu thập được có CTTT hạt nhân như sau:

1.1/ Quá thể + VTQT vô tác chuyển thái đơn trị

1) Hàm răng cắn chặt vào nhau, cằmQTbạnh ra, (...). [PA, BVTTVN]

2) Mà, lúc đó, tôiQT đang chết điếng, sao tôi lại nhìn về phía cha? [NNT, CĐBT] Tuy nhiên, trong thực tế ngôn ngữ, VTQT vô tác chuyển thái đơn trị còn có thể có CTTT hạt nhân như sau:

1.2/ VTQT vô tác chuyển thái đơn trị + Quá thể Ví dụ: 1) Cháy nhàQT kìa!

2) Sôi nướcQT kìa!

2/ VTQT vô tác chuyển thái song trị: Là những VTQT vô tác chuyển thái ngoài diễn tố thứ nhất là Quá thể còn có diễn tố thứ hai là Liên đới thể, Kết quả, Vị trí hay Nguyên nhân. Ví dụ: ám, bạc, bayct,biến, bong, bợt, bung, co, chói, chuyển, đần, điếng, đỏ, đờ, đực, đứt, giật bắn, giật nảy, giật thót, hoa, hoá, lạnh, lặng, loá, mắc, mòn, ngảct, ngẩn, ngây, nghẹn, nghệt, nhiễm, nhuộm, sạm, sầm, sờn, sởn, tái, thành, thần, tróc, trụi, vẹt, xám, xạm, xơ, v.v. Quan sát các câu sau:

1) Sự xuất hiện bất ngờ của ông tôi làm tụi nó điếng hồn. [NNA, ĐQHC]

2) Tao nói bậy sao mày lại đỏ mặt? [NNA, ĐQHC]

Trong các câu trên, các vị từ “điếng” và “đỏ” không chỉ có một diễn tố biểu thị chủ thể trải qua quá trình chuyển thái (Quá thể) như “tụi nó” (câu 1) và “mày” (câu 2) còn có một tham tố nữa không thể lược bỏ là “hồn” (câu 1) và “mặt” (câu 2). Lược bỏ các tham tố này, ta sẽ có các câu như sau:

2’) * Tao nói bậy sao mày lại đỏ?

Các câu trên là các câu bất thường trong tiếng Việt. Hay nói một cách khác các vị từ “điếng” và “đỏ” phải có ít nhất hai diễn tố: diễn tố thứ nhất là Quá thể và diễn tố thứ hai biểu thị Liên đới thể, Kết quả của quá trình chuyển thái, Vị trí nơi xảy ra quá trình chuyển thái hay Nguyên nhân của quá trình chuyển thái, v.v.

VTQT vô tác chuyển thái song trị thường có CTTT hạt nhân như sau: 2.1/ Quá thể + VTQT vô tác chuyển thái song trị + Liên đới thể (89,33%)

VTQT vô tác chuyển thái song trị thuộc nhóm này tiêu biểu là: bạc, bayct, biến, bong, bợt, bung, chết điếng, chói, co, đần, đỏ, đờ, đực, gợn, hoa, lạnh, lặng, lịm, loá, mòn, ngẩn, ngây, nghệt, phun, quăn, sầm, sờn, sùi, sủi, sứt, tái, tan, tuột, tróc, trụi, u, vẹt, xám, xạm, xơ, v.v. Ví dụ:

1) Đã vậy, sáng nay vừa ló mặt vào lớp, ThườngQT lại chết điếng ngườiLĐT vì một chuyện anh không hề ngờ tới. [NNA, BBLT]

2) Có mày tha thì có!-Chửng anhQTsầm mặtLĐT-Ðưa lá thư đây! [NNA, ĐQHC] 2.2/ Quá thể + VTQT vô tác chuyển thái song trị + Vị trí (43,47%)

VTQT vô tác chuyển thái song trị thuộc nhóm này tiêu biểu là: bợt, bung, chết

điếng, chói, co, đần, đỏ, đờ, đực, giật bắn, giật nảy, giật thót, hoa, lạnh, lặng, lịm, loá,

Một phần của tài liệu đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của vị từ quá trình tiếng việt (Trang 94 - 104)