Tính biến đổi của Quá thể hay Đối thể

Một phần của tài liệu đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của vị từ quá trình tiếng việt (Trang 63)

Xét theo sự biến đổi của Quá thể hay Đối thể về các phương diện khác nhau có thể phân biệt các nhóm VTQT sau:

- Các VTQT chuyển vị: biểu thị quá trình thay đổi vị trí hay tư thế không chủ ý của Quá thể hay Đối thể.

- Các VTQT chuyển thái: biểu thị quá trình thay đổi trạng thái bên ngoài hay bên trong một cách không chủ ý của Quá thể hay Đối thể.

- Các VTQT nảy sinh: biểu thị quá trình bắt đầu, xuất hiện hay ra đời một cách không chủ ý của Quá thể.

- Các VTQT diệt vong: biểu thị quá trình kết thúc hay chấm dứt, biến mất, không còn tồn tại, chết đi hay ngừng bặt của Quá thể hay Đối thể.

- Các VTQT tạo tác: biểu thị quá trình sản sinh ra Tạo thể một cách không chủ ý.

2.2.1.3. Diễn trị

Khái niệm diễn trị của vị từ xuất hiện lần đầu tiên trong cuốn Éléments de

syntaxe structural của L. Tesnière được xuất bản ở Paris năm 1959. Theo đó, mỗi vị từ

có một diễn trị riêng và được xác định thông qua số lượng các diễn tố của nó. Để xác định số lượng diễn tố của các VTQT cần phải sử dụng thủ pháp lược bỏ. Nếu tham tố nào khi bị lược bỏ làm cho câu trở thành sai ngữ pháp, không thể hiểu được thì đó là các diễn tố của vị từ. Số lượng các diễn tố còn lại sau khi lược bỏ các tham tố làm chu tố chính là diễn trị của VTQT. Ví dụ:

Tôi tái mặt: [NNA, ĐQHC]

* Tái mặt. → tôi: diễn tố của VTQT “tái”.

* Tôi tái. → mặt: diễn tố của VTQT “tái”. → tái: VTQT song trị (có hai diễn tố). Áp dụng thủ pháp trên khảo sát tư liệu cho thấy VTQT tiếng Việt có năm kiểu diễn trị là: vô trị, đơn trị, song trị, tam trị và tứ trị.

Một phần của tài liệu đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của vị từ quá trình tiếng việt (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w