Tính tác động

Một phần của tài liệu đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của vị từ quá trình tiếng việt (Trang 61 - 63)

Quá trình do VTQT biểu thị có thể tác động hay không tác động vào một đối tượng nào đó. Ở đây, tác động hay không tác động được hiểu là có làm hay không làm cho đối tượng bị tác động có sự thay đổi khác biệt so với trước khi biến cố xảy ra. “Tác động đến một đối tượng có nghĩa là làm cho đối tượng đó thay đổi về một phương diện nào đó, nghĩa là có một cái gì khác trước khi bị tác động đến.”. [84, tr. 91]. Sự thay đổi

của đối tượng có thể là sự thay đổi về vị trí, tư thế, trạng thái, hay quyền sở hữu, sự bắt đầu hay sự kết thúc của đối tượng. Và như vậy, “tác động” không có nghĩa là “tạo ra ảnh hưởng”. Vì bất cứ sự kiện nào cũng có thể gây ảnh hưởng cho một ai đó nhưng không phải lúc nào cũng tác động vào một đối tượng nào đó. Những VTQT biểu thị những biến cố tác động vào đối tượng và làm cho đối tượng thay đổi về một phương diện nào đó là VTQT hữu tác. Những VTQT biểu thị những biến cố không tác động đến một đối tượng nào khác là VTQT vô tác. Để phân biệt các VTQT hữu tác và các VTQT vô tác, theo chúng tôi, có thể áp dụng các thủ pháp mà Nguyễn Thị Quy đã sử dụng khi

thức cho phép nhận ra ý nghĩa tác động là khả năng làm trung tâm cho những kết cấu gây khiến-kết quả” [84, tr. 94] của các vị từ hành động biểu thị sự “tác động vào một đối tượng đang tồn tại, làm cho nó có sự thay đổi” [84, tr. 93] và khả năng làm trung tâm cho những kết cấu hoàn thành tạo tác của các vị từ hành động biểu thị sự tác động làm huỷ diệt hay tạo ra đối tượng. [84, tr. 93-95]. Kết cấu gây khiến-kết quả là những kết cấu như “bẻ gãy x, uốn cong x, đốt cháy x, nuôi sống x, đè bẹp x, căng thẳng x, lau sạch x, bôi bẩn x,… trong đó x là một danh ngữ chỉ đối tượng bị tác động, còn vị từ thứ hai (đi trước hoặc đi sau nó) chỉ kết quả của hành động đối với đối tượng, tức cái trạng thái mới của đối tượng sau khi bị tác động.”. [84, tr. 94]. Kết cấu này có thể khúc

giải lại như sau: bẻ gãy x = bẻ x làm cho nó gãy, uốn cong x = uốn x làm cho nó cong, v.v. Kết cấu hoàn thành tạo tác có “cấu trúc hình thức tương tự như các kết cấu gây

khiến” và “vị từ thứ hai chỉ sự hoàn thành của hành động tạo tác hay huỷ diệt. Vị từ thứ hai này có thể là một trong các vị từ: ra, nên, thành dùng cho các vị từ tạo tác, và đi, mất, hết, sạch dùng cho các vị từ huỷ diệt.”. [84, tr. 94]. Tuy nhiên, theo chúng tôi, kết

cấu hoàn thành tạo tác mà Nguyễn Thị Quy nêu ra chỉ là một trường hợp đặc biệt của kết cấu gây khiến-kết quả. Thực vậy, về mặt hình thức, chính bà cũng thừa nhận kết cấu hoàn thành tạo tác có cấu trúc hình thức tương tự như kết cấu gây khiến-kết quả. Sự khác biệt giữa chúng chỉ là sự khác biệt về nội dung ngữ nghĩa mà vị từ thứ hai biểu thị. Tuy nhiên, theo chúng tôi, đặc điểm ngữ nghĩa của các vị từ thứ hai trong kết cấu hoàn thành tạo tác mà Nguyễn Thị Quy nêu ra xét cho cùng thì cũng chỉ là một trường hợp cụ thể của các vị từ thứ hai trong kết cấu gây khiến-kết quả, đó cũng chỉ là một trạng thái mới của đối tượng sau khi bị tác động. Do vậy, theo chúng tôi, chỉ cần tiêu chí khả năng làm trung tâm kết cấu gây khiến-kết quả là đủ để phân biệt VTQT hữu tác với

VTQT vô tác. Đó là những CTCP V1 + Dn + V2/ V1 + V2 + Dn có khả năng khúc giải là V1 Dn làm cho nó (Dn) V2. Hay nói một cách khác VTQT nào có thể giữ vị trí V1 trong các cấu trúc trên là VTQT hữu tác còn VTQT nào không thể giữ vị trí V1 là VTQT vô tác. Ví dụ:

1) Gió nát tàu lá. [VNNH, TĐTV]

= Gió tàu lá làm cho nó (tàu lá) nát. → “xé”: VTQT hữu tác. 2) Anh tái mặt thốt lên: [NNA, BBLT]

= * Anh tái mặt làm cho nó (mặt) thốt lên: → “tái”: VTQT vô tác.

Một phần của tài liệu đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của vị từ quá trình tiếng việt (Trang 61 - 63)