VTQT hữu tác:

Một phần của tài liệu đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của vị từ quá trình tiếng việt (Trang 70 - 75)

- Khái niệm VTQT hữu tác:

VTQT hữu tác là những vị từ biểu thị một quá trình trong đó có một vật vô tri, một biến cố hay một hiện tượng nào đó gây ra một tác động làm thay đổi vị trí hay trạng thái của đối tượng, thậm chí huỷ diệt đối tượng. Các vị từ này phải có ít nhất hai diễn tố. Diễn tố thứ nhất là chủ thể của sự tác động, trong cấu trúc ngữ nghĩa được gọi là Lực và trong CTCP giữ vai trò là Chủ ngữ. Diễn tố thứ hai là đối tượng bị tác động, trong cấu trúc ngữ nghĩa được gọi là Đối thể và trong CTCP giữ vai trò là Bổ ngữ. Chẳng hạn, xét các câu sau:

1) Sóng thuyền bồng bềnh. [NTCG, BTN]

2) (…), Thường nóng lòng chờ nắng gió nhuộm nước da mình. [NNA, BBLT] Trong các câu trên, VTQT “xô” có hai tham tố là “sóng” và “thuyền” và VTQT “nhuộm” có hai tham tố là “nắng gió” và “nước da mình”. Nếu lược bỏ hai thậm chí chỉ một trong hai tham tố của vị từ, các câu trên sẽ trở nên bất thường, không thể hiểu được.

1a) * bồng bềnh.

2a) * (…), Thường nóng lòng chờ nhuộm. 1b) * thuyền bồng bềnh.

2b) * (…), Thường nóng lòng chờ nhuộm nước da mình. 1c) * Sóng bồng bềnh.

Trong các câu trên, các câu a) bị lược cả hai tham tố, các câu b) lược tham tố thứ nhất và các câu c) lược tham tố thứ hai. Dù lược một hay hai tham tố, các câu trên đều là các câu bất thường trong tiếng Việt. Do vậy, các tham tố này phải là các tham tố bắt buộc tức là các diễn tố của vị từ. Trong câu 1) nêu trên, vị từ “xô” ngoài hai tham tố là “sóng” và “thuyền” còn có một tham tố nữa là “bồng bềnh”. Tuy nhiên, đây không phải là tham tố bắt buộc của vị từ. Nếu lược bỏ tham tố này, câu trên vẫn diễn đạt trọn vẹn một sự tình trong thế giới khách quan. Tham tố này chỉ giữ vai trò là chu tố của vị từ bổ sung các ý nghĩa về phương thức hay cách thức xảy ra biến cố. Câu sau là một câu bình thường trong tiếng Việt:

1d) Sóng thuyền.

Như vậy, các vị từ “xô” và “nhuộm” trên đều là các vị từ có ít nhất hai diễn tố. Các VTQT hữu tác có một đặc trưng là diễn tố thứ nhất chỉ có thể có tính [- Động vật] trong khi diễn tố thứ hai, đối tượng bị tác động có thể có tính [+ Động vật] hay [- Động vật]. Các vị từ hữu tác biểu thị sự tác động vào một đối tượng bên ngoài bản thân chủ thể. Do vậy nếu sự tác động này do một thực thể có ý thức ([+ Động vật]) gây ra thì đó là những biến cố có thể kiểm soát được. Các thực thể có ý thức có thể quyết định việc có hay không tác động vào đối tượng. Do vậy, lúc này vị từ không phải là vị từ [- Chủ ý]. Hay nói một cách khác vị từ lúc này không còn là VTQT nữa mà là vị từ hành động. Chẳng hạn, xét các câu sau:

1) Gió nát tàu lá. [VNNH, TĐTV]

2) Cú ném hất 10 chai kygel đổ tung toé trên đường băng và cái màn hình 21 inches trên đầu cho biết rằng anh vừa ghi một cú strike ngoạn mục. [PA, BVTTVN]

Nếu thay diễn tố “gió” trong câu 1) là một sự vật, một hiện tượng thiên nhiên có tính [- Động vật] bằng một diễn tố có tính [+ Động vật] như “thằng bé”, “ông ta”, v.v. thì “xé” không còn là VTQT hữu tác mà đã trở thành vị từ hành động hữu tác. Quan sát câu sau:

1’) Thằng bé/ ông ta nát tàu lá. → xé: vị từ hành động hữu tác.

2’) Anh hất 10 chai kygel đổ tung toé trên đường băng và cái màn hình 21 inches trên đầu cho biết rằng anh vừa ghi một cú strike ngoạn mục.

→ hất: vị từ hành động hữu tác.

Như vậy, diễn tố thứ nhất của VTQT hữu tác chỉ có thể là bất động vật.

Đặc trưng tiêu biểu nhất của các vị từ hữu tác nói chung là Đối thể dễ dàng trở thành Bị thể trong cấu trúc bị động. Các VTQT hữu tác cũng không ngoại lệ. Đối thể của các VTQT hữu tác cũng dễ dàng trở thành Bị thể trong cấu trúc bị động của chính các vị từ này và có cấu trúc hạt nhân như sau:

diễn tố thứ haiBị thể + bị + diễn tố thứ nhấtLực + VTQT hữu tác + diễn tố thứ ba + diễn tố thứ tư

Ví dụ:

1) Bông hút nước. [VNNH, TĐTV] → NướcBịthểbị bôngLựchút.

2) Giọng nói cứ ám ảnh anh mãi từ hôm qua tới giờ, (…). [PA, BVTTVN] → AnhBị thể cứ bị giọng nóiLực ám ảnh mãi từ hôm qua tới giờ, (…).

- Phân biệt quá trình hữu tác và quá trình vô tác: Quan sát các câu sau:

1) Gió thổi rất nhẹ, và nắng dịu dàng. [PA, BVTTVN]

2) Cô mặc kệ cả những cơn gió đang luồn qua chỗ cánh cửa sổ khép hờ thổi

những bức tranh treo tường lắc lư trên đầu cô. [PA, BVTTVN]

Trong câu 1), vị từ “thổi” chỉ có một diễn tố “gió” là chủ thể của biến cố do vị từ biểu thị do vậy “thổi” là một VTQT vô tác. Trái lại, trong câu 2), vị từ “thổi” có ba diễn tố là “những cơn gió đang luồn qua chỗ cánh cửa sổ khép hờ”, “những bức tranh treo tường” và “lắc lư” trong đó diễn tố thứ hai “những bức tranh treo tường” là đối tượng bị quá trình “thổi” tác động vào. Trong câu này, “thổi” là một VTQT hữu tác.

Như vậy, quá trình hữu tác khác với quá trình vô tác trước hết ở chỗ VTQT hữu tác luôn có một diễn tố là đối tượng bị biến cố do vị từ biểu thị tác động còn VTQT vô tác không có diễn tố nào biểu thị đối tượng bị biến cố do vị từ biểu thị tác động.

Thứ hai, VTQT hữu tác phải có ít nhất hai diễn tố trong khi VTQT vô tác có thể không có diễn tố nào (vô trị), có một diễn tố (đơn trị), có hai diễn tố (song trị) hay có ba diễn tố (tam trị). Quan sát các câu trên có thể thấy rõ điều này.

1) Đang mưa mà anh? [PA, BVTTVN] → “mưa”: VTQT vô tác vô trị 2) Tôi nhìn mây bay: [NNA, ĐQHC] → “bay”: VTQT vô tác đơn trị 3) (…), hắn co chân đạp một phát, cô gái bắn ra xa. [NNA, BBLT]

→: “bắn”: VTQT vô tác song trị

4) Chị Ngà không té xe cũng chẳng va đầu vào gốc cây, tảng đá. [NNA, ĐQHC]

→: “va”: VTQT vô tác tam trị

5) Cô mặc kệ cả những cơn gió đang luồn qua chỗ cánh cửa sổ khép hờ thổi

những bức tranh treo tường lắc lư trên đầu cô. [PA, BVTTVN]

→ “thổi”: VTQT hữu tác tam trị.

Thứ ba, chủ thể của quá trình hữu tác chỉ có thể là [- Động vật] (những cơn gió

đang luồn qua chỗ cánh cửa sổ khép hờ (câu 5) trong khi chủ thể của quá trình vô tác

có thể là [+ Động vật] (cô gái (câu 3), Chị Ngà (câu 4)) hay [- Động vật] (mây (câu 2)). - Các tiểu loại VTQT hữu tác:

1/ VTQT hữu tác chuyển vị:

- VTQT hữu tác chuyển vị song trị: cuốn, đẩy, đuổi, hút, lùa, trốc, tung, xiết, xô, xua, v.v.Ví dụ:

1) Cơn gió này không lành lạnh, không mát mát như gió của một ngày hè, không phải là cơn gió của đầu mùa đông đến xao xác đuổi lá trên hè phố. [NTTH, MTVRR]

2) Chỉ có mỗi tiếng gió lùa lá cây xào xạc, hoang vu. [NTTH, MTVRR]

- VTQT hữu tác chuyển vị tam trị: bạt, cuốn, dìm, đánh, đánh rơi, đẩy, đuổi,

đưa, gạt, hắt, hất, khiến, làm, quết, thổi, xua, v.v.Ví dụ:

1) Gió đánh tàn lửa baytung trên miệng thằng gác. [CL, LM]

2) Có lẽ thuỷ triều lên và sóng biển đã đẩy thuyền xa ra khỏi vị trí cũ, trong khi Việt đã quá mải mê bơi theo hướng ngược lại mà không để ý. [PA, BVTTVN]

- VTQT hữu tác chuyển vị tứ trị: đánh, đẩy, hất, khiến, làm, v.v. Ví dụ:

1) Nhưng đã quá muộn, chiếc thuyền thúng tròng trành dữ dội khi bị mất cân bằng bởi hành động bột phát của Việt và hất anh ngã nhào xuống mặt nước đang chuyển dần sang màu đen thẫm khiến bọt nước bắn lên cả mặt Phan. [PA, BVTTVN]

2/ VTQT hữu tác chuyển thái:

- VTQT hữu tác chuyển thái song trị: ám ảnh, ăn, bồi đắp, cháy, cứa, đâm, hành

hạ, nghiến, nhuộm, quất, sém, xiết, xoáy, xói, xuyên, v.v.Ví dụ:

1) Giọng nói cứ ám ảnh anh mãi từ hôm qua tới giờ, nó khiến anh trằn trọc mãi không ngủ được. [PA, BVTTVN]

2) Từ hôm bị Tài Khôn chê là “bạch diện thư sinh”, Thường nóng lòng chờ nắng gió nhuộm nước da mình. [NNA, BBLT]

- VTQT hữu tác chuyển thái tam trị: đánh, đánh thức, giật, khiến, làm, móc,

nghiến, nhuộm, phá, thổi, xé, xuyên, v.v.Ví dụ:

1) Hẳn là mùi thơm của thức ăn đã đánh thức anh dậy. [PA, BVTTVN]

2) Sương muối đã làm héo úa những tán lá cây xoài cổ thụ mà ngày xưa, phải khó khăn lắm chồng bà mới trồng được. [PA, BVTTVN]

3/ VTQT hữu tác huỷ diệt:

- VTQT hữu tác huỷ diệt song trị: át, ăn, ăn mòn, bít, bồi lấp, đập tan, giết, huỷ,

huỷ diệt, tàn phá, thiêu đốt, trốc, xâm chiếm, xoá, v.v.Ví dụ:

1) Ngày mai thuyền ra khơi, cát sẽ xoá mọi dấu vết. [NTTH, CĐ]

2) Những luồng nắng cuối thu bỗng rực lên, như muốn thiêu đốt tất cả bằng sự cháy sáng của mình. [NTTH, MTVRR]

- VTQT hữu tác huỷ diệt tam trị: bạt, bít, cắt, che, hút, khiến, làm, phá, quét,

thiêu, thổi, trôi, xoá, v.v. Ví dụ:

1) Chắc gió đã bạt mất lời tôi, (…). [NNT, CĐBT]

2) Cơn mưa buổi xế chiều làm tắt rụi ánh mặt trời, (…). [NNT, CĐBT] 2.3. TIỂU KẾT

Tóm lại, căn cứ vào khả năng kết hợp và khả năng tham gia các cấu trúc cú pháp của các vị từ tiếng Việt các VTQT tiếng Việt có thể được nhận diện theo từng tiêu chí [+ Động] và [- Chủ ý]. Quy trình thích hợp nhất cho việc nhận diện các VTQT tiếng Việt là xác định vị từ [+ Động] rồi xác định vị từ [- Chủ ý] trong số các vị từ [+ Động] này. Từ các VTQT tiếng Việt nhận được, căn cứ vào các tiêu chí: tính tác động, tính biến đổi của Quá thể hay Đối thể, diễn trị và đặc trưng của chủ thể các VTQT tiếng Việt được phân ra thành các nhóm khác nhau. Sau đây là đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của các nhóm VTQT tiếng Việt.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của vị từ quá trình tiếng việt (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w