Các tiêu chí nhận diện tính [+ Động] của VTQT tiếng Việt

Một phần của tài liệu đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của vị từ quá trình tiếng việt (Trang 53 - 56)

[+ Động] là đặc trưng ngữ nghĩa cần yếu của VTQT giúp phân biệt VTQT với các loại vị từ tĩnh ([- Động]) là vị từ trạng thái và vị từ quan hệ. Vì vậy để nhận diện VTQT, trước hết cần xác định được đặc trưng [+ Động] của chúng. Kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước (S.C. Dik, Nguyễn Thị Quy) và dựa trên kết quả phân tích ngữ liệu, chúng tôi thấy có thể xác định đặc trưng [+ Động] của VTQT bằng các tiêu chí dưới đây:

1/ Khả năng kết hợp của vị từ:

1.1/ Khả năng kết hợp với các vị từ tình thái: Có thể kết hợp:

Các vị từ tình thái biểu thị tốc độ, cách thức, sự khởi đầu hay sự kết thúc của sự chuyển biến như bắt đầu, bèn, bỗng, chậm, chóng, chợt, liền, ngừng, nhanh, suýt, sực,

vụt, v.v.: Những vị từ có khả năng kết hợp với nhóm các vị từ tình thái này là những vị

từ có tính [+ Động]. Ví dụ:

1) Giọng ông Hoà vang lên đầy tức giận, cổ ông bạnh ra: [PA, BVTTVN] 1’) Giọng ông Hoà bỗng vang lên đầy tức giận, cổ ông bắt đầu bạnh ra.

2’) * Giọng ông Hoà bỗng vang, cổ ông bắt đầu bạnh.

Trong câu 1’), các vị từ “vang” và “bạnh” kết hợp được với các vị từ tình thái “bỗng” và “bắt đầu” nên chúng là các vị từ [+ Động]. Trái lại, trong câu 2’), các vị từ “vang” và “bạnh” không kết hợp được với các vị từ tình thái này nên chúng là các vị từ [- Động].

1.2/ Khả năng kết hợp với các trạng tố: a/ Có thể kết hợp:

- Các trạng tố biểu thị tốc độ, cách thức, sự khởi đầu hay sự kết thúc của sự chuyển biến như bỗng nhiên, đột nhiên, bất chợt, bất thình lình, từ từ, dần dần, nhanh

chóng, chậm rãi, xong, rồi, v.v.: Những trạng tố này biểu thị sự chuyển biến do vậy

những vị từ có khả năng kết hợp với nhóm các từ ngữ này là những vị từ có tính [+ Động]. Ví dụ:

1) Sợi dây thừng đã ải bỗng nhiên đứt phựt. [DTH, CDNHX]

2) Chỉ là chút ánh sáng rất mơ hồ bất chợt loé lên, rồi biến mất. [PA, BVTTVN] Trong các câu trên, các vị từ “đứt” và “loé” lần lượt kết hợp với các từ ngữ “bỗng nhiên” và “bất chợt” nên chúng là các vị từ [+ Động].

- Các trạng tố chỉ thể kết quả và thể bắt đầu như lên, ra, v.v.: Chỉ những sự tình [+ Động] mới có sự bắt đầu và sự kết thúc. Do vậy, những vị từ có thể kết hợp được với các trạng tố trên là những vị từ [+ Động]. Ví dụ:

1) Mồ hôi ông ra, (…). [CL, BCDCNĐBL] 2) Tấm ảnh cong lên... [CL, BCDCNĐBL]

Trong câu 1), “ra” cho biết sự xuất hiện hay sự bắt đầu tồn tại của “mồ hôi ông”. Trong câu 2), “lên” cho biết kết quả của sự thay đổi trạng thái của “tấm ảnh”. Nói một cách khác, “ra” và “lên” biểu thị thể bắt đầu và thể kết quả của sự tình do vị từ trong câu biểu thị. Các vị từ “vã” và “cong” trong các câu trên là các vị từ [+ Động].

- Các trạng tố biểu thị âm thanh như bốp, bộp, bịch, vèo, xịt, vút, xẹt, sạt, vun

vút, ầm ì, inh ỏi, v.v.: “Chỉ có một biến cố, một sự kiện động, mới có thể gây nên “tiếng động”.”. [84, tr. 60]. Do vậy, những vị từ có khả năng kết hợp với nhóm các từ ngữ này

là những vị từ có tính [+ Động]. Ví dụ:

2) Thái Việt giật mình thức dậy bởi tiếng chuông điện thoại reo inh ỏi. [PA,

BVTTVN]

Trong các câu trên, vị từ “rụng” kết hợp được với (đánh) “bộp” và vị từ “reo” kết hợp được với “inh ỏi” do vậy các vị từ này là các vị từ [+ Động].

- Các trạng tố chỉ hướng (lên, xuống, ra, vào, đi, đến, tới, sang, qua, về, lại): Ý nghĩa chỉ hướng luôn gắn với sự di chuyển tức là một sự tình [+ Động]. Do vậy, những vị từ kết hợp được với các trạng tố chỉ hướng là những vị từ [+ Động]. Ví dụ:

1) Hơi lạnh dâng lên từ mặt hồ. [NTTH, BNTĐ]

2) Những giọt nước mắt cứ lặng lẽ rơi xuống. [PA, BVTTVN]

Trong các câu trên, “lên” và “xuống” chỉ hướng của quá trình di chuyển do vị từ “dâng” và “rơi” biểu thị. Các vị từ “dâng” và “rơi” là các vị từ [+ Động].

b/ Không thể kết hợp:

Các trạng tố chỉ mức độ như quá, lắm, v.v.: Các sự tình [+ Động] không có mức độ do vậy vị từ [+ Động] không kết hợp được với các trạng tố chỉ mức độ. Các câu sau là các câu bất thường:

1) * Nó ngã quá. → “ngã”: vị từ [+ Động]. 2) * Hoa rơi lắm. → “rơi”: vị từ [+ Động]. 1.3/ Khả năng kết hợp với các bổ tố:

Có thể kết hợp:

Các bổ tố chỉ Đích, Nguồn hay Mốc trên tuyến đường. Các bổ tố này thường do danh ngữ đảm nhiệm và thường được đánh dấu bằng các vị từ chỉ hướng: lên, xuống, ra, vào, đi, đến, tới, sang, qua, về, lại. Những vị từ có khả năng kết hợp với các bổ tố

này là những vị từ biểu thị sự di chuyển do vậy chúng là các vị từ [+ Động]. Ví dụ: 1) Rồi như để nhanh chóng thoát khỏi tình thế bất lợi này, hắn co chân đạp một phát, cô gái bắnra xa. [NNA, BBLT] → “xa”: bổ tố chỉ Đích.

2) Nếu có một điểm chung giữa các cô gái, thì đó hẳn là cô nào cũng trẻ trung, xinh đẹp, và cô nào cũng rớt đài chỉ sau một thời gian ngắn. [PA, BVTTVN] → “đài”:

bổ tố chỉ Nguồn.

2/ Khả năng tham gia các CTCP của vị từ: Không thể tham gia:

Vị từ [+ Động] khó có thể tham gia kết cấu so sánh. Chẳng hạn, xét các câu sau: 1) Nó đẹp hơn tôi. → “đẹp”: vị từ [- Động].

2) * Nó ngã hơn tôi. → “ngã”: vị từ [+ Động].

Trong hai câu trên, câu 2) là một câu bất thường. Vị từ “ngã” là một vị từ [+ Động].

Trên đây là các tiêu chí chủ yếu để nhận diện vị từ [+ Động]. Các vị từ [+ Động] có thể thoả mãn tất cả các tiêu chí trên hay chỉ thoả mãn một hay một số tiêu chí. Tuy nhiên, một vị từ tiếng Việt chỉ cần thoả mãn một trong số các tiêu chí trên đã là vị từ [+ Động].

Một phần của tài liệu đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của vị từ quá trình tiếng việt (Trang 53 - 56)