Quan điểm của tác giả luận án

Một phần của tài liệu đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của vị từ quá trình tiếng việt (Trang 43 - 46)

Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của các tác giả như S.C. Dik, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thị Quy, v.v. về khái niệm VTQT nói chung và VTQT tiếng Việt nói riêng. VTQT tiếng Việt là những vị từ có hai đặc trưng tiêu biểu là [+ Động] và [- Chủ ý]. Đó là hạt nhân của kết cấu vị ngữ biểu thị một biến cố không chủ ý nằm ngoài khả năng kiểm soát của chủ thể sự tình. Chủ thể của sự tình do VTQT biểu thị có thể là con người, con vật (có tính [+ Động vật]) hay sự vật, hiện tượng, v.v. (có tính [- Động

bắt buộc của VTQT là diễn tố và những tham tố không bắt buộc là chu tố. CTTT hạt nhân chỉ gồm VTQT hay VTQT và các diễn tố. CTTT mở rộng là CTTT hạt nhân có thêm chu tố. Những thành phần cú pháp bắt buộc của VTQT là thành phần chính và những thành phần cú pháp không bắt buộc là thành phần phụ. CTCP hạt nhân chỉ có VTQT hay VTQT và các thành phần chính. CTCP mở rộng là CTCP hạt nhân có thêm thành phần phụ.

1.4. TIỂU KẾT

Tóm lại, vị từ có vai trò đặc biệt quan trọng trong cấu trúc ngữ nghĩa và CTCP của câu. Chính vị từ quyết định số lượng cũng như đặc điểm của các yếu tố xung quanh vị từ trong cấu trúc ngữ nghĩa cũng như trong CTCP của câu. Trong cấu trúc ngữ nghĩa (còn được gọi là cấu trúc tham tố), những yếu tố bắt buộc, gắn liền với bản chất của vị từ có thể được gọi là diễn tố, tham tố hay tham thể và những yếu tố không bắt buộc, chỉ là các yếu tố tuỳ nghi và chỉ gắn với bản chất của sự tình có thể được gọi là chu tố, yếu tố chu cảnh hay yếu tố cảnh huống. Mỗi cấu trúc ngữ nghĩa có thể có một, hai, ba hay bốn diễn tố thậm chí không có diễn tố nào. Số lượng các diễn tố có hạn nhưng số lượng các vai nghĩa (S.C. Dik gọi là các chức năng ngữ nghĩa) mà các diễn tố có thể biểu thị lại rất đa dạng phong phú. C.J. Fillmore đề xuất 13 vai nghĩa cơ bản, S.C. Dik liệt kê 14 vai nghĩa quan yếu, M.A.K. Halliday nêu ra 16 vai nghĩa, Diệp Quang Ban liệt kê 9 vai nghĩa chủ yếu, v.v. Danh sách các vai nghĩa này hiện vẫn còn đang được bổ sung, chỉnh lí. Về cơ bản, các tác giả đều cho rằng có hai kiểu cấu trúc ngữ nghĩa: cấu trúc ngữ nghĩa hạt nhân và cấu trúc ngữ nghĩa mở rộng. Cấu trúc ngữ nghĩa hạt nhân gồm ba thành phần chính là: sự tình, vị từ hạt nhân và các diễn tố. Cấu trúc ngữ nghĩa mở rộng là cấu trúc ngữ nghĩa hạt nhân có thêm chu tố. Mỗi tác giả có cách biểu diễn các cấu trúc ngữ nghĩa một cách khác nhau cũng như có tên gọi khác nhau cho các cấu trúc đó. Có tác giả biểu thị các vai nghĩa của diễn tố gắn liền với diễn tố (S.C. Dik). Có tác giả biểu thị các vai nghĩa cùng với các diễn tố trong những ô tương ứng (M.A.K. Halliday, Cao Xuân Hạo, Diệp Quang Ban, Nguyễn Thị Quy, v.v.). Có tác giả gọi cấu trúc nghĩa biểu hiện là “nút vị từ” (noeud verbal) (L. Tesnière), có tác giả gọi là “khung cách” (C.J. Fillmore), có tác giả gọi là “khung vị từ” (predicate-frame) (S.C. Dik), v.v.

Trong CTCP, những yếu tố bắt buộc gắn với vị từ được gọi là các thành phần chính và những yếu tố không bắt buộc được gọi là các thành phần phụ. Các thành phần chính gắn với vị từ gồm có chủ ngữ và bổ ngữ. Các thành phần phụ của vị từ gồm có

khởi ngữ, tình thái ngữ, định ngữ và trạng ngữ. Câu có thể có một, hai hay không có thành phần chính nào và có thể có hay không có thành phần phụ. CTCP chỉ có vị từ hay gồm vị từ và thành phần chính gọi là CTCP hạt nhân (Diệp Quang Ban gọi là cấu trúc cơ sở). CTCP hạt nhân có thêm thành phần phụ gọi là CTCP mở rộng.

Trong số các quan điểm về vị từ tiếng Việt, về cơ bản, quan niệm của Cao Xuân Hạo là phù hợp và thoả đáng với hiện trạng tiếng Việt nhất. Vị từ là những từ có khả năng tự mình làm vị ngữ hoặc làm hạt nhân ngữ nghĩa của một vị ngữ biểu thị nội dung sự tình của thế giới được nói đến trong câu. Đó là thuật ngữ diễn tả một cách chính xác nhất nội dung ngữ nghĩa của thuật ngữ “verb” trong tiếng Anh và “verbe” trong tiếng

Pháp. Vị từ chuyên biểu hiện nội dung của sự tình. Chính đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của nó quyết định các phần còn lại của câu.

W.L. Chafe là một trong những tác giả đầu tiên đề cập đến khái niệm VTQT. Tuy nhiên, phải đến S.C. Dik, những đặc trưng cơ bản nhất của VTQT mới được nhận diện. Theo S.C. Dik, VTQT là những vị từ có hai đặc trưng là [+ Động] và [- Chủ ý]. Đó là những vị từ biểu thị những sự kiện không chủ ý hay những sự tình động không chủ ý. Quan điểm này của S.C. Dik đã được nhiều nhà Việt ngữ học áp dụng trong việc nghiên cứu tiếng Việt nói chung và nghiên cứu vị từ tiếng Việt nói riêng. Tiêu biểu trong số đó là các nhà Việt ngữ học như Cao Xuân Hạo và Nguyễn Thị Quy. Theo các tác giả này, VTQT tiếng Việt cũng có hai đặc trưng là [+ Động] và [- Chủ ý]. Đó là hạt nhân của kết cấu vị ngữ biểu thị một biến cố không chủ ý nằm ngoài khả năng kiểm soát của chủ thể sự tình. Chủ thể của sự tình do VTQT biểu thị có thể có tính [+ Động vật] hay [- Động vật]. VTQT tiếng Việt có thể có một, một số hay không có tham tố. Những tham tố bắt buộc của VTQT là diễn tố và những tham tố không bắt buộc là chu tố. CTTT hạt nhân chỉ gồm VTQT hay VTQT và các diễn tố. CTTT mở rộng là CTTT hạt nhân có thêm chu tố. Những thành phần cú pháp bắt buộc của VTQT là thành phần chính và những thành phần cú pháp không bắt buộc là thành phần phụ. CTCP hạt nhân chỉ có VTQT hay VTQT và các thành phần chính. CTCP mở rộng là CTCP hạt nhân có thêm thành phần phụ. Đây cũng chính là quan điểm của tác giả luận án này.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của vị từ quá trình tiếng việt (Trang 43 - 46)