VỊ TỪ QUÁ TRÌNH HỮU TÁC CHUYỂN THÁ

Một phần của tài liệu đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của vị từ quá trình tiếng việt (Trang 137 - 146)

4.2.1. Đặc điểm ngữ nghĩa

Quan sát các câu sau:

1) Giọng nói cứ ám ảnh anh mãi từ hôm qua tới giờ, nó khiến anh trằn trọc mãi không ngủ được. [PA, BVTTVN]

2) Sơn ăn mặt. [VNNH, TĐTV]

3) Sét đánh gãy cành cây. [VNNH, TĐTV]

4) Quả là lưỡi câu đã xuyên thủng mép nó, (...). [NNA, ĐQHC]

Trong câu 1), “giọng nói” đã tác động vào đối tượng “anh”. Đối tượng “anh” đã có sự thay đổi về trạng thái tinh thần và điều này đã được làm rõ trong mệnh đề tiếp theo. Trong câu 2), “sơn” có sự tác động vào “mặt” khiến cho “mặt” có sự thay đổi vẻ bên ngoài. Trong câu 3), “sét” đã tác động vào “cành cây” và làm cho “cành cây” có một trạng thái mới là “gãy”. Hay trong câu 4) cũng vậy. “Lưỡi câu” đã tác động vào “mép nó” và “mép nó” thay đổi sang trạng thái mới là “thủng”. Trong các câu trên, “giọng nói”, “sơn”, “sét” và “lưỡi câu” đều là một hiện tượng hay một vật vô tri. Các

VTQT “ám ảnh”, “ăn”, “đánh” và “xuyên” biểu thị các quá trình tác động trên là các VTQT hữu tác chuyển thái.

Như vậy, VTQT hữu tác chuyển thái là những VTQT biểu thị quá trình một vật vô tri, một biến cố hay một hiện tượng tác động vào đối tượng (con người, con vật, sự vật, hiện tượng, v.v.) làm thay đổi vẻ bên ngoài hay trạng thái bên trong của đối tượng.

Các VTQT hữu tác chuyển thái tiêu biểu là: ám ảnh, ăn, bồi đắp, cháy, cứa,

đánh, đánh thức, đâm, giật, hành hạ, khiến, làm, móc, nghiến, nhuộm, phá, quất, sém, thổi, xé, xiết, xoáy, xói, xuyên, v.v.

Các quá trình hữu tác chuyển thái do các VTQT hữu tác chuyển thái biểu thị cũng khác với các quá trình vô tác chuyển thái. Trong quá trình vô tác chuyển thái, đối tượng có sự thay đổi về trạng thái chính là chủ thể của quá trình còn trong quá trình hữu tác chuyển thái đối tượng có sự thay đổi về trạng thái lại là đối tượng bị tác động. Một điểm khác nữa giữa hai quá trình trên là quá trình vô tác chuyển thái có thể có một diễn tố trong khi quá trình hữu tác chuyển thái phải có ít nhất hai diễn tố. Ví dụ:

1) Mặt nó dãn ra, (...). [NNT, CĐBT]

2) Giọng nói cứ ám ảnh anh mãi từ hôm qua tới giờ, nó khiến anh trằn trọc mãi không ngủ được. [PA, BVTTVN]

Trong câu 1), vị từ “dãn” chỉ cần có một diễn tố là “mặt nó” còn trong câu 2), vị từ “ám ảnh” đòi hỏi phải có hai diễn tố là “giọng nói” và “anh”. Nếu câu 2) lược bỏ một trong hai tham tố này thì sẽ trở thành bất thường. Các câu sau là bất thường trong tiếng Việt:

2’) * cứ ám ảnh anh mãi từ hôm qua tới giờ, nó khiến anh trằn trọc mãi không ngủ được.

2’’) * Giọng nói cứ ám ảnh mãi từ hôm qua tới giờ, nó khiến anh trằn trọc mãi không ngủ được. [PA, BVTTVN]

Thêm vào đó, trong câu 1), đối tượng có sự thay đổi về trạng thái chính là chủ thể “mặt nó”. Trong khi đó, trong câu 2), đối tượng có sự thay đổi về trạng thái là đối thể “anh” không phải chủ thể “giọng nói”. Câu 1) là câu quá trình vô tác chuyển thái còn câu 2) là câu quá trình hữu tác chuyển thái. Vị từ “dãn” trong câu 1) là VTQT vô tác chuyển thái còn vị từ “ám ảnh” trong câu 2) là VTQT hữu tác chuyển thái.

Các VTQT hữu tác chuyển thái có thể biểu thị những tác động làm đối tượng thay đổi về trạng thái vật chất hay tinh thần.

1/ Những VTQT hữu tác chuyển thái biểu thị những tác động làm đối tượng thay đổi về trạng thái vật chất tiêu biểu là: ăn, bồi đắp, cháy, đánh, giật, móc, nghiến, nhuộm, phá, sém, thổi, xói, xé, v.v.Ví dụ:

1) Nắng mùa thu nhuộm vàng óng tất cả. [NTTH, MTVRR] 2) Gió nát tàu lá. [VNNH, TĐTV]

Trong câu 1), “nắng mùa thu” đã tác động làm “tất cả” có trạng thái vật chất mới là “vàng óng”. Trong câu 2), “gió” đã tác động làm “tàu lá” có trạng thái vật chất mới là “nát”.

2/ Những VTQT hữu tác chuyển thái biểu thị những tác động làm đối tượng thay đổi về trạng thái tinh thần tiêu biểu là: ám ảnh, đánh thức, hành hạ, xoáy, xuyên, v.v.Ví dụ:

1) Tiếng đập cửa rầm rầm bên ngoài đánh thức Phương dậy. [PA, BVTTVN] 2) Và ngay cả căn bệnh sốt rét mà Tài Khôn đang mang và thỉnh thoảng tái phát

hành hạ cô kia nữa có lẽ cũng bắt nguồn từ những ngày tháng cô theo hai người anh đến chốn núi rừng muỗi mòng lam chướng. [NNA, BBLT]

Trong câu 1), “tiếng đập cửa rầm rầm bên ngoài” đã tác động khiến “Phương” có trạng thái tinh thần mới là “dậy”. Trong câu 2), “căn bệnh sốt rét mà Tài Khôn đang mang và thỉnh thoảng tái phát” đã tác động vào “cô” khiến “cô” có sự thay đổi về trạng thái tinh thần.

3/ Một số VTQT hữu tác chuyển thái vừa biểu thị những tác động làm đối tượng thay đổi về trạng thái vật chất vừa biểu thị những tác động làm đối tượng thay đổi về trạng thái tinh thần như: cứa, đâm, khiến, làm, quất, xiết, v.v. Ví dụ:

Mỗi lời nói của mẹ như một mũi dao cứa vào lòng cô. [PA, BVTTVN]

Trong câu trên, “một mũi dao” đã tác động vào “lòng cô” và gây ra sự thay đổi không chỉ về mặt vật chất mà cả về mặt tinh thần. Về mặt vật chất, “lòng cô” có một vết thương. Về mặt tinh thần, “lòng cô” có cảm giác đau đớn.

4.2.2. Đặc điểm cấu trúc tham tố (CTTT)

4.2.2.1. Các tham tố

Quá trình hữu tác chuyển thái thường bao gồm các yếu tố như: đối tượng tác động, đối tượng bị tác động, kết quả của sự tác động làm thay đổi trạng thái, hay vị trí, thời gian, v.v. xảy ra quá trình tác động làm thay đổi trạng thái. Do vậy, VTQT hữu tác chuyển thái thường có các tham tố sau:

1/ Lực: Là một vật vô tri, một biến cố hay một hiện tượng nào đó gây ra quá trình chuyển thái. Lực luôn có tính [- Động vật]. Ví dụ:

1) Nắng mùa thuLựcnhuộm vàng óng tất cả. [NTTH, MTVRR] 2) Quả là lưỡi câuLực đã xuyên thủng mép nó, (...). [NNA, ĐQHC]

Trong các câu trên, “nắng mùa thu” và “lưỡi câu” đều có tính [- Động vật].

2/ Đối thể: Là thực thể có sự thay đổi trạng thái do tác động của một vật vô tri, một biến cố hay một hiện tượng nào đó. Đối thể có thể có tính [+ Động vật] hay [- Động vật]. Ví dụ:

1) Tiếng đập cửa rầm rầm bên ngoài đánh thức PhươngĐT dậy. [PA, BVTTVN] 2) Quả là lưỡi câu đã xuyên thủng mép nóĐT, (...). [NNA, ĐQHC]

Trong các câu trên, “Phương” (câu 1) có tính [+ Động vật] còn “mép nó” (câu 2) có tính [- Động vật].

3/ Kết quả: Là trạng thái mới của Đối thể sau quá trình hữu tác chuyển thái. Ví dụ: trạng thái “dậy” (câu 1) và “thủng” (câu 2) trong hai câu trên.

4/ Vị trí: Là nơi xảy ra quá trình hữu tác chuyển thái. Ví dụ:

Ở đóVị trí, đang có bão tơi bời, gió quất điên cuồng vào trái tim nhỏ chi chít vết đau. [NNT, CĐBT]

Trong câu trên, “ở đó” là nơi xảy ra quá trình hữu tác chuyển thái do vị từ “quất” biểu thị.

5/ Thời gian: Thời điểm hay thời đoạn xảy ra quá trình hữu tác chuyển thái. Ví dụ: Giọng nói cứ ám ảnh anh mãi từ hôm qua tới giờThời gian, nó khiến anh trằn trọc mãi không ngủ được. [PA, BVTTVN]

Trong câu trên, “từ hôm qua tới giờ” là thời gian xảy ra quá trình hữu tác chuyển thái do vị từ “ám ảnh” biểu thị.

6/ Phương thức: Cách xảy ra quá trình hữu tác chuyển thái. Ví dụ:

May ra, gió chỉPhương thức thổi khô nước mắt lúc nào cũng ri rỉ trên mặt em tôi. [NNT, CĐBT]

Trong câu trên, “chỉ” biểu thị cách xảy ra quá trình hữu tác chuyển thái do vị từ “thổi” biểu thị.

Trong số các tham tố nêu trên, chỉ có các tham tố Lực, Đối thể và Kết quả có thể là diễn tố của VTQT hữu tác chuyển thái. Các tham tố Vị trí, Thời gian và Phương thức thường chỉ giữ vai trò là chu tố của VTQT hữu tác chuyển thái. Các VTQT hữu tác chuyển thái thường có hai hay ba diễn tố.

4.2.2.2. Cấu trúc tham tố (CTTT)

Căn cứ vào số lượng các diễn tố, VTQT hữu tác chuyển thái có thể chia thành các nhóm sau:

1/ VTQT hữu tác chuyển thái song trị: Là những VTQT hữu tác chuyển thái có diễn tố thứ nhất là Lực và diễn tố thứ hai là Đối thể. Ví dụ: ám ảnh, ăn, bồi đắp, cháy,

cứa, đâm, hành hạ, nghiến, nhuộm, quất, sém, xiết, xoáy, xói, xuyên, v.v. Quan sát các

câu sau:

1) Và ngay cả căn bệnh sốt rét mà Tài Khôn đang mang và thỉnh thoảng tái

phátLực hành hạ ĐT kia nữa có lẽ cũng bắt nguồn từ những ngày tháng cô theo hai người anh đến chốn núi rừng muỗi mòng lam chướng. [NNA, BBLT]

2) Thường nóng lòng chờ nắng gióLựcnhuộm nước da mìnhĐT. [NNA, BBLT] 3) NắngLựcsém daĐT. [VNNH, TĐTV]

Trong các câu trên, các VTQT hữu tác chuyển thái “hành hạ”, “nhuộm” và “sém” đều đòi hỏi phải có một tham tố bắt buộc biểu thị lực tác động và một tham tố bắt buộc biểu thị đối tượng bị tác động. Nếu lược bỏ các tham tố này hay một trong các tham tố này câu sẽ trở nên bất thường.

1a) * Và ngay cả hành hạ kia nữa có lẽ cũng bắt nguồn từ những ngày tháng cô theo hai người anh đến chốn núi rừng muỗi mòng lam chướng.

2a) * Thường nóng lòng chờ nhuộm. 3a) * sém.

1b) * Và ngay cả hành hạ cô kia nữa có lẽ cũng bắt nguồn từ những ngày tháng cô theo hai người anh đến chốn núi rừng muỗi mòng lam chướng.

2b) * Thường nóng lòng chờ nhuộm nước da mình. 3b) * sém da.

1c) * Và ngay cả căn bệnh sốt rét mà Tài Khôn đang mang và thỉnh thoảng tái phát hành hạ kia nữa có lẽ cũng bắt nguồn từ những ngày tháng cô theo hai người anh đến chốn núi rừng muỗi mòng lam chướng.

2c) * Thường nóng lòng chờ nắng gió nhuộm. 3c) * Nắng sém.

Do vậy, các VTQT hữu tác chuyển thái “hành hạ”, “nhuộm” và “sém” trên là các VTQT hữu tác chuyển thái song trị.

VTQT hữu tác chuyển thái song trị thường có CTTT hạt nhân như sau: 1/ Lực + VTQT hữu tác chuyển thái song trị + Đối thể

Ngoài ra, các VTQT hữu tác chuyển thái song trị còn có thể có CTTT mở rộng với các chu tố như: Vị trí, Thời gian, Phương thức, v.v. Ví dụ:

1) Ở đóVị trí, đang có bão tơi bời, gióLựcquất điên cuồng vào trái tim nhỏ chi chít

vết đauĐT. [NNT, CĐBT]

2) Giọng nóiLực cứ ám ảnh anhĐT mãi từ hôm qua tới giờThời gian, nó khiến anh trằn trọc mãi không ngủ được. [PA, BVTTVN]

2/ VTQT hữu tác chuyển thái tam trị: Là những VTQT hữu tác chuyển thái ngoài diễn tố thứ nhất là Lực và diễn tố thứ hai là Đối thể còn có diễn tố thứ ba là Kết quả của quá trình hữu tác chuyển thái. Ví dụ: đánh, đánh thức, giật, khiến, làm, móc, nghiến,

nhuộm, phá, thổi, xé, xuyên, v.v.Quan sát các câu sau:

1) (...), tiếng điện thoại vang lênLựckhiến anhĐT thức giấcKQ. [PA, BVTTVN] 2) Sương muốiLực đã làm héo úaKQ những tán lá cây xoài cổ thụ mà ngày xưa, phải khó khăn lắm chồng bà mới trồng đượcĐT. [PA, BVTTVN]

3) Trông thấy con trùn ngoe nguẩy trên lưỡi câu, chị đã chết khiếp, lại thêm cái cảnh lưỡi thépLựcmóc thủngKQ mồm con cá tham ănĐT, chị càng mất vía. [NNA, ĐQHC]

Trong các câu trên, các VTQT hữu tác chuyển thái “khiến”, “làm”, “móc” và “xé” ngoài diễn tố thứ nhất Lực và diễn tố thứ hai Đối thể còn có thêm diễn tố thứ ba biểu thị trạng thái của Đối thể sau khi bị tác động. Đó là diễn tố Kết quả. Chẳng hạn, trạng thái “thức giấc” trong câu 1), “héo úa” trong câu 2), “thủng” trong câu 3) và “nát” trong câu 4). Các câu trên nếu lược bỏ các tham tố này có thể trở nên bất thường hoặc khó hiểu.

1a) * (...), tiếng điện thoại vang lên khiến anh.

2a) * Sương muối đã làm những tán lá cây xoài cổ thụ mà ngày xưa, phải khó

khăn lắm chồng bà mới trồng được.

3a) (?!) Trông thấy con trùn ngoe nguẩy trên lưỡi câu, chị đã chết khiếp, lại thêm cái cảnh lưỡi thép móc mồm con cá tham ăn, chị càng mất vía. [NNA, ĐQHC]

4a) * Gió tàu lá. [VNNH, TĐTV]

Do vậy, các VTQT hữu tác chuyển thái “khiến”, “làm”, “móc” và “xé” trên là các VTQT hữu tác chuyển thái tam trị.

VTQT hữu tác chuyển thái tam trị thường có CTTT hạt nhân như sau: 1/ Lực + VTQT hữu tác chuyển thái tam trị + Đối thể + Kết quả (75,76%)

Ví dụ: câu 1) nêu trên. Trong câu này, VTQT hữu tác chuyển thái tam trị đứng sau Lực và đứng trước Đối thể và Kết quả.

2/ Lực + VTQT hữu tác chuyển thái tam trị + Kết quả + Đối thể (24,24%)

Ví dụ: câu 2), 3) và 4) nêu trên. Trong các câu này, VTQT hữu tác chuyển thái tam trị đứng sau Lực và đứng trước Kết quả và Đối thể.

Ngoài ra, các VTQT hữu tác chuyển thái tam trị còn có thể có CTTT mở rộng với các chu tố như: Vị trí, Thời gian, Phương thức, v.v. Ví dụ:

1) Đôi lúcThời gian, những cơn gió trôi qua trong cơn mơ của “hai chị già khó

tính”Lựckhiến không gianĐT lại ngào ngạt thêm mùi hoa sữaKQ. [PA, BVTTVN]

2) Hai bên đườngVị trí, gió thổi rất mạnhLực khiến những cành xoan cổ thụ trụi ĐT trông như những cánh tay dài ma quái vươn raKQ, bay loà xoà trong đêm tốiKQ. [PA, BVTTVN]

VTQT hữu tác chuyển thái tam trị có thể có các dạng CTTT hạt nhân như trên nhưng cũng chỉ có một cấu trúc bị động như sau:

Bị thể + bị + Lực + VTQT hữu tác chuyển thái tam trị + Kết quả Ví dụ: câu 2) và câu 4) trên có cấu trúc bị động như sau:

2’) Những tán lá cây xoài cổ thụ mà ngày xưa, phải khó khăn lắm chồng bà mới

trồng đượcBT đã bị sương muốiLựclàm héo úaKQ. 4’) Tàu láBT bị gióLực nátKQ.

4.2.3. Đặc điểm cấu trúc cú pháp (CTCP)

4.2.3.1. CTCP của VTQT hữu tác chuyển thái song trị

VTQT hữu tác chuyển thái song trị có CTCP hạt nhân điển hình là: 1/ CN + VTQT hữu tác chuyển thái song trị + BN Đối thể

Ví dụ:

1) Giọng nóiCN cứ ám ảnh anhBNĐT mãi từ hôm qua tới giờ, nó khiến anh trằn trọc mãi không ngủ được. [PA, BVTTVN]

2) Ở đó, đang có bão tơi bời, gióCNquất điên cuồng vào trái tim nhỏ chi chít vết

đauBNĐT. [NNT, CĐBT]

Ngoài ra, VTQT hữu tác chuyển thái song trị có thể có CTCP mở rộng với một hay một số các thành phần phụ là Khởi ngữ, Định ngữ, Tình thái ngữ và Trạng ngữ như sau:

2/ CN + VTQT hữu tác chuyển thái song trị + BN Đối thể + KN/ ĐN/ TTN/ TN 1) Giọng nóiCN cứ ám ảnh anhBNĐT mãi từ hôm qua tới giờTN, nó khiến anh trằn trọc mãi không ngủ được. [PA, BVTTVN]

2) Ở đóTN, đang có bão tơi bời, gióCNquất điên cuồng vào trái tim nhỏ chi chít

vết đauBNĐT. [NNT, CĐBT]

4.2.3.2. CTCP của VTQT hữu tác chuyển thái tam trị

VTQT hữu tác chuyển thái tam trị có CTCP hạt nhân điển hình là:

1/ CN + VTQT hữu tác chuyển thái tam trị + BN Đối thể + BN Kết quả (75,76%)

Ví dụ:

Tuy nhiên, VTQT hữu tác chuyển thái tam trị còn có thể có CTCP hạt nhân như sau:

2/ CN + VTQT hữu tác chuyển thái tam trị + BN Kết quả + BN Đối thể (24,24%)

Ví dụ: Sương muốiCN đã làm héo úaBNKQ những tán lá cây xoài cổ thụ mà ngày

xưa, phải khó khăn lắm chồng bà mới trồng đượcBNĐT. [PA, BVTTVN]

Ngoài ra, VTQT hữu tác chuyển thái tam trị có thể có CTCP mở rộng với một hay một số các thành phần phụ là Khởi ngữ, Định ngữ, Tình thái ngữ và Trạng ngữ như sau:

3/ CN + VTQT hữu tác chuyển thái tam trị + BN Kết quả + BN Đối thể + KN/ ĐN/ TTN/ TN

4/ CN + VTQT hữu tác chuyển thái tam trị + BN Đối thể + BN Kết quả + KN/ ĐN/ TTN/ TN

Ví dụ:

Một phần của tài liệu đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của vị từ quá trình tiếng việt (Trang 137 - 146)