Nếu như Cao Xuân Hạo chủ yếu quan tâm đến cấu trúc ngữ nghĩa của câu thì Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp lại đặc biệt quan tâm đến CTCP của

Một phần của tài liệu đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của vị từ quá trình tiếng việt (Trang 29 - 31)

câu thì Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp lại đặc biệt quan tâm đến CTCP của câu. Cũng với quan điểm vị từ là yếu tố trung tâm của câu, là “những từ có thể làm vị tố

trong câu” [37, tr. 330] như các tác giả trên, các ông đã đi sâu phân tích CTCP của câu

bốn thành phần phụ là khởi ngữ, tình thái ngữ, định ngữ và trạng ngữ. Các thành phần này được các ông định nghĩa như sau:

- “Vị ngữ là bộ phận của nòng cốt câu có thể chen thêm phó từ chỉ thời-thể hoặc

cách thức vào phía trước.”. [104, tr. 88].

- “Chủ ngữ là bộ phận của nòng cốt câu biểu thị chủ thể ngữ pháp của vị ngữ,

tạo ra cùng vị ngữ một kết cấu có khả năng nguyên nhân hoá.”. [104, tr. 121].

- Bổ ngữ cùng với chủ ngữ đều là thành phần chính của câu nhưng bổ ngữ khác với chủ ngữ ở chỗ chủ ngữ có thể làm bổ ngữ thể từ tính trong kiến trúc nguyên nhân còn bổ ngữ thì không có khả năng này. [104, tr. 171].

- “Khởi ngữ là thành phần phụ luôn luôn đứng trước nòng cốt câu, biểu thị chủ

đề của sự tình được nêu trong câu.”. [104, tr. 193].

- “Tình thái ngữ là thành phần phụ của câu luôn luôn đứng sau nòng cốt câu, có

nhiệm vụ bổ sung những ý nghĩa về tình thái cho câu.”. [104, tr. 230].

- Định ngữ là “thành phần phụ có thể đứng trước nòng cốt câu hoặc chen vào

giữa chủ ngữ và vị ngữ, có nhiệm vụ biểu thị những ý nghĩa hạn định về tình thái hoặc cách thức cho sự tình được nêu trong câu.”. [104, tr. 260].

- “Trạng ngữ là thành phần phụ của câu có khả năng tham gia các cải biến vị

trí: đứng trước, đứng sau hoặc chen vào giữa chủ ngữ và vị ngữ. Trạng ngữ biểu thị những ý nghĩa về không gian, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện… cho sự tình được biểu đạt trong câu.”. [104, tr. 296].

Câu có thể chỉ có vị ngữ (nòng cốt câu chỉ do một IC (thành tố trực tiếp) tạo thành), có thể có vị ngữ và chủ ngữ hay có thể có cả vị ngữ, chủ ngữ và bổ ngữ. Ngoài ra, câu có thể có một hay một số hay không có thành phần phụ nào. Câu chỉ có các thành phần chính được gọi là nòng cốt câu.

Một phần của tài liệu đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của vị từ quá trình tiếng việt (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w