4.1.1. Đặc điểm ngữ nghĩa
Quan sát các câu sau:
1) Cơn gió này không lành lạnh, không mát mát như gió của một ngày hè, không phải là cơn gió của đầu mùa đông đến xao xác đuổi lá trên hè phố. [NTTH, MTVRR]
2) Bông hút nước. [VNNH, TĐTV]
3) Chỉ có mỗi tiếng gió lùa lá cây xào xạc, hoang vu. [NTTH, MTVRR]
4) Giận dữ, gió thổi mạnh thêm và giục cho mưa to hơn, hắt cả nước mưa vào trong quán khiến Việt ho lên thành tiếng vì lạnh. [PA, BVTTVN]
5) Cô mặc kệ cả những cơn gió đang luồn qua chỗ cánh cửa sổ khép hờ thổi
những bức tranh treo tường lắc lư trên đầu cô. [PA, BVTTVN]
6) Nhưng đã quá muộn, chiếc thuyền thúng tròng trành dữ dội khi bị mất cân bằng bởi hành động bột phát của Việt và hất anh ngã nhào xuống mặt nước đang chuyển dần sang màu đen thẫm khiến bọt nước bắn lên cả mặt Phan. [PA, BVTTVN]
Trong câu 1), VTQT “đuổi” biểu thị quá trình một hiện tượng là “cơn gió của đầu mùa đông đến xao xác” đã tác động vào một đối tượng là “lá” khiến cho “lá” có sự thay đổi vị trí. Trong câu 2), “hút” biểu thị quá trình “bông” có sự tác động vào đối tượng là “nước” khiến cho “nước” có sự di chuyển, thay đổi vị trí từ bên ngoài vào bên trong. Cũng tương tự như vậy, trong câu 3) và 4), “lùa” và “hắt” biểu thị quá trình “gió” tác động vào “lá” và “nước mưa” khiến cho chúng có sự thay đổi vị trí. Trong câu 5), “thổi” cũng biểu thị quá trình “những cơn gió đang luồn qua chỗ cánh cửa sổ khép hờ” tác động vào “những bức tranh treo tường” khiến chúng chuyển động qua lại. Trong
bằng bởi hành động bột phát của Việt” tác động vào “anh” khiến đối tượng này có sự thay đổi về vị trí. Các VTQT “đuổi”, “hút”, “lùa”, “hắt”, “thổi” và “hất” trên là các VTQT hữu tác chuyển vị.
Như vậy, VTQT hữu tác chuyển vị là những VTQT biểu thị quá trình một vật vô tri, một biến cố hay một hiện tượng nào đó tác động vào đối tượng làm thay đổi vị trí hay tư thế của đối tượng. Các VTQT hữu tác chuyển vị tiêu biểu là: bạt, cuốn, dìm, đánh, đánh rơi, đẩy, đuổi, đưa, gạt, hắt, hất, hút, khiến, làm, lùa, quết, thổi, trốc, tung, xua, v.v.
Các quá trình hữu tác chuyển vị cũng khác với các quá trình vô tác chuyển vị. Sự khác biệt này thể hiện trước hết ở chỗ đối tượng có sự thay đổi về vị trí hay tư thế trong quá trình hữu tác là đối tượng bị tác động còn trong quá trình vô tác chính là chủ thể. Điểm khác biệt thứ hai giữa hai quá trình này là quá trình vô tác chuyển vị có thể có một diễn tố trong khi quá trình hữu tác chuyển vị phải có ít nhất hai diễn tố. Ví dụ:
1) Tôi nhìn mây bay: [NNA, ĐQHC]
2) Sóng xô thuyền bồng bềnh. [NTCG, BTN]
Trong câu 1), vị từ “bay” chỉ có một diễn tố là “mây” còn trong câu 2), vị từ “xô” phải có hai diễn tố là “sóng” và “thuyền”. Nếu câu 2) lược bỏ một trong hai tham tố này thì sẽ trở thành bất thường. Các câu sau là bất thường trong tiếng Việt:
2’) * xô thuyền bồng bềnh. 2’’) * Sóng xô bồng bềnh.
Thêm vào đó, trong câu 1), đối tượng có sự thay đổi về vị trí chính là chủ thể “mây”. Trong khi đó, trong câu 2), đối tượng có sự thay đổi về vị trí là Đối thể “thuyền” chứ không phải chủ thể “sóng”. Câu 1) là câu quá trình vô tác chuyển vị còn câu 2) là câu quá trình hữu tác chuyển vị. Vị từ “bay” trong câu 1) là VTQT vô tác chuyển vị còn vị từ “xô” trong câu 2) là VTQT hữu tác chuyển vị.
Quá trình di chuyển của đối tượng bị tác động trong quá trình hữu tác có thể có hướng hoặc không có hướng. Chẳng hạn, xét câu 1) nêu trên. Vị từ “đuổi” cho biết đối tượng bị tác động có hướng di chuyển xa dần vị trí ban đầu. Các vị từ “đẩy” và “xua” cũng tương tự. Ví dụ:
8) Hai bàn tay cô khum khum ôm lấy cốc nước ấm vừa mới đưa lên còn bốc hơi nghi ngút như cố tìm chút hơi ấm xua đi cái lạnh giá đang làm tay cô cóng lại. [PA, BVTTVN]
Trong câu 4), hướng của sự di chuyển còn được làm rõ nhờ vị từ chỉ hướng “vào”.
Trái lại, vị từ “hút” lại cho biết đối tượng bị tác động có hướng di chuyển từ xa tới gần. Ví dụ:
9) Nam châm hút thỏi sắt. [VNNH, TĐTV]
Các vị từ như “trốc”, “tung” hay “thổi” lại không cho biết đối tượng bị tác động di chuyển theo hướng nào. Ví dụ:
10) Bão trốc mái nhà. [VNNH, TĐTV]
4.1.2. Đặc điểm cấu trúc tham tố (CTTT)
4.1.2.1. Các tham tố
VTQT hữu tác chuyển vị thường có các tham tố sau:
1/ Lực: Là một vật vô tri, một biến cố hay một hiện tượng nào đó gây ra quá trình chuyển vị. Lực luôn có tính [- Động vật]. Ví dụ: “cơn gió của đầu mùa đông đến xao xác” (câu 1), “bông” (câu 2), “gió” (câu 3 và 4), “những cơn gió đang luồn qua chỗ cánh cửa sổ khép hờ” (câu 5), “chiếc thuyền thúng tròng trành dữ dội khi bị mất cân bằng bởi hành động bột phát của Việt” (câu 6), v.v.
2/ Đối thể (ĐT): Là thực thể có sự thay đổi vị trí do tác động của một vật vô tri, một biến cố hay một hiện tượng nào đó. Ví dụ: “lá” (câu 1 và 3), “nước” (câu 2), “nước mưa” (câu 4), “những bức tranh treo tường” (câu 5), và “anh” (câu 6), v.v. Đối thể có thể có tính [+ Động vật] (câu 6) hay [- Động vật] (câu 1, 2, 3, 4, 5).
3/ Đích: Là điểm đến hay là nơi kết thúc quá trình chuyển vị của Đối thể. Ví dụ: “trong quán” trong câu 4) là Đích của quá trình chuyển vị của Đối thể “nước mưa” do vị từ “hắt” biểu thị hay “mặt nước đang chuyển dần sang màu đen thẫm” trong câu 6) là Đích của quá trình chuyển vị của Đối thể “anh” do vị từ “hất” biểu thị.
Quan sát thêm các câu sau:
12) (...), chỉ có gió lạnh thổi vun vút làm những hạt sương muối đọng trên những cánh hoa hồng trong vườn rơi xuống đấtĐích. [PA, BVTTVN]
Trong các câu trên, “xa” và “đất” là Đích của quá trình chuyển vị do các VTQT hữu tác “đuổi” và “làm” biểu thị.
4/ Kết quả (KQ): Là trạng thái mới của Đối thể sau quá trình chuyển vị. Ví dụ: trạng thái “ngã nhào” của Đối thể “anh” trong câu 6) là Kết quả của quá trình chuyển vị do VTQT hữu tác chuyển vị “hất” biểu thị.
Quan sát thêm các câu sau:
13) Gió và nắng ùa vào làm tóc bà bay tungKQ. [NTTH, MTVRR]
14) (...), vì gió cứ đẩy chiếc thuyền thúng trôiKQ theo hướng ngược lại. [PA, BVTTVN]
Trong các câu trên, trạng thái “bay tung” và “trôi” của “tóc bà” và “chiếc thuyền thúng” là Kết quả của quá trình chuyển vị do VTQT hữu tác chuyển vị “làm” và “đẩy” biểu thị.
5/ Vị trí: Là nơi xảy ra quá trình hữu tác chuyển vị. Ví dụ: “trên hè phố” trong câu 1) là nơi xảy ra quá trình hữu tác chuyển vị do vị từ “đuổi” biểu thị.
6/ Thời gian: Thời điểm hay thời đoạn xảy ra quá trình hữu tác chuyển vị. Ví dụ: 15) Hôm quaThời gian, sóng đã bất thình lình cuốn bè cá trôi ra biển hả? [PA, BVTTVN]
Trong câu trên, “hôm qua” là thời gian xảy ra quá trình hữu tác chuyển vị do vị từ “cuốn” biểu thị.
7/ Phương thức: Cách xảy ra quá trình hữu tác chuyển vị. Ví dụ:
16) Hôm qua, sóng đã bất thình lìnhPhương thức cuốn bè cá trôi ra biển hả? [PA, BVTTVN]
Trong câu trên, “bất thình lình” biểu thị cách xảy ra quá trình hữu tác chuyển vị do vị từ “cuốn” biểu thị.
Trên đây là các tham tố cơ bản của VTQT hữu tác chuyển vị. Trong số các tham tố trên, thường chỉ có các tham tố Lực, Đối thể, Đích và Kết quả có thể là diễn tố còn các tham tố còn lại thường chỉ có thể là chu tố của vị từ. VTQT hữu tác chuyển vị có thể có hai, ba hay bốn diễn tố.
4.1.2.2. Cấu trúc tham tố (CTTT)
Căn cứ vào số lượng các diễn tố, VTQT hữu tác chuyển vị có thể được chia thành các nhóm sau:
1/ VTQT hữu tác chuyển vị song trị: Là những VTQT hữu tác chuyển vị có diễn tố thứ nhất là Lực và diễn tố thứ hai là Đối thể. Đó là các VTQT hữu tác chuyển vị như:
cuốn, đẩy, đuổi, hút, lùa, trốc, tung, xiết, xô, xua, v.v. Các vị từ này có CTTT hạt nhân như sau:
Lực + VTQT hữu tác chuyển vị song trị + Đối thể Ví dụ:
1) SóngLựcxô thuyềnĐT bồng bềnh. [NTCG, BTN]
2) Chỉ có mỗi tiếng gióLựclùa lá câyĐT xào xạc, hoang vu. [NTTH, MTVRR] Trong các câu trên, VTQT hữu tác chuyển vị “xô” và “lùa” đòi hỏi phải có ít nhất hai diễn tố, một diễn tố là Lực tác động “sóng” và “gió” và một diễn tố là Đối thể bị tác động “thuyền” và “lá cây”. Khi biến cố do vị từ biểu thị xảy ra, Đối thể có sự thay đổi về vị trí. Nếu lược bỏ một trong hai hay cả hai diễn tố này các câu trên sẽ trở thành bất thường:
1a) * xô thuyền bồng bềnh.
2a) * Chỉ có mỗi tiếng lùa lá cây xào xạc, hoang vu. 1b) * Sóng xô bồng bềnh.
2b) * Chỉ có mỗi tiếng gió lùa xào xạc, hoang vu. 1c) * xô bồng bềnh.
2c) * Chỉ có mỗi tiếng lùa xào xạc, hoang vu.
Các VTQT hữu tác chuyển vị “xô” và “lùa” trong các câu trên là các VTQT hữu tác chuyển vị song trị.
VTQT hữu tác chuyển vị song trị có CTTT hạt nhân ở dạng bị động như sau: Bị thể + bị + Lực + VTQT hữu tác chuyển vị song trị
Trong cấu trúc trên, Bị thể (BT) là Đối thể trong cấu trúc chủ động. Ví dụ:
2/ VTQT hữu tác chuyển vị tam trị: Là những VTQT hữu tác chuyển vị ngoài diễn tố thứ nhất là Lực và diễn tố thứ hai là Đối thể còn có diễn tố thứ ba là Đích hay Kết quả. Chẳng hạn, xét các câu sau:
1) Cú némLựchất 10 chai kygelĐT đổtung toéKQ trên đường băng và cái màn hình
21 inches trên đầu cho biết rằng anh vừa ghi một cú strike ngoạn mục. [PA, BVTTVN] 2) GióLựcđánh tàn lửaĐT baytungKQ trên miệng thằng gác. [CL, LM]
3) Giận dữ, gióLực thổi mạnh thêm và giục cho mưa to hơn, hắt cả nước mưaĐT
vào trong quánĐích khiến Việt ho lên thành tiếng vì lạnh. [PA, BVTTVN]
So với các VTQT hữu tác chuyển vị song trị, các vị từ “hất”, “đánh” và “hắt” trong các câu trên có ít nhất là ba tham tố. Trong câu 1), vị từ “hất” có ba tham tố là “cú ném”, “10 chai kygel” và “đổ tung toé”. Trong câu 2), vị từ “đánh” có ba tham tố là “gió”, “tàn lửa” và “bay tung”. Trong câu 3), vị từ “hắt” cũng có ba tham tố là “gió”, “nước mưa” và “trong quán”. Nếu lược bỏ các tham tố này hay một trong số các tham tố này câu có thể trở nên bất thường hoặc khó hiểu. Ví dụ:
1a) * hất10 chai kygel và cái màn hình 21 inches trên đầu cho biết rằng anh vừa
ghi một cú strike ngoạn mục.
2a) * Gió đánh baytung trên miệng thằng gác.
3a) * Giận dữ, gió thổi mạnh thêm và giục cho mưa to hơn, hắt cả vào khiến Việt ho lên thành tiếng vì lạnh.
Do vậy, các tham tố trên đều là các diễn tố của vị từ. Hay nói một cách khác, các vị từ nêu trên là các VTQT hữu tác chuyển vị tam trị.
Các VTQT hữu tác chuyển vị tam trị tiêu biểu là: bạt, cuốn, dìm, đánh, đánh rơi, đẩy, đuổi, đưa, gạt, hắt, hất, khiến, làm, quết, thổi, xua, v.v. Các vị từ này thường có CTTT hạt nhân như sau:
1/ Lực + VTQT hữu tác chuyển vị tam trị + Đối thể + Đích (65%) Ví dụ:
Nhớ và thương những buổi chiều ngồi đợi sóngLực hồn nhiên đưa mặt trờiĐT vào
bờĐích. [NTCG, BTN]
Trong câu trên, “sóng”, “mặt trời” và “bờ” lần lượt là Lực, Đối thể và Đích của quá trình hữu tác chuyển vị do vị từ “đưa” biểu thị.
2/ Lực + VTQT hữu tác chuyển vị tam trị + Đích + Đối thể (5%) Ví dụ:
Da trời trắng đụcLựcquết lên mặt chúngĐích cái mầu nhợt nhạtĐT, (...). [CL, LM] 3/ Lực + VTQT hữu tác chuyển vị tam trị + Đối thể + Kết quả (20%)
Ví dụ:
GióLựcthổi những đám cát - troĐT bay lả tảKQ, (...). [PA, BVTTVN] 4/ Lực + VTQT hữu tác chuyển vị tam trị + Kết quả + Đối thể (10%)
Ví dụ: Ừ, thì mong trờiLực phùng mang trợn mép thổi bayKQ cái mái bếpĐT, nên anh mới có việc làm chứ. [NTTH, BNTĐ]
Nếu ở dạng chủ động VTQT hữu tác chuyển vị tam trị có thể có các CTTT hạt nhân như trên nhưng ở dạng bị động thì các VTQT hữu tác chuyển vị tam trị chỉ có một cấu trúc hạt nhân như sau:
Bị thể + bị + Lực + VTQT hữu tác chuyển vị tam trị + Đích/ Kết quả Ví dụ:
1) GióLựcđánh tàn lửaĐT bay tungKQ trên miệng thằng gác. [CL, LM] → Tàn lửaBTbị gióLựcđánh baytungKQ trên miệng thằng gác.
2) Có lẽ thuỷ triều lên và sóng biểnLực đã đẩy thuyềnĐT ra xaĐích. [PA, BVTTVN] → Có lẽ thuyềnĐT đã bị thuỷ triều lên và sóng biểnLực đẩy ra xaĐích.
Có một số trường hợp trong kết cấu vị ngữ hạt nhân của VTQT hữu tác chuyển vị tam trị ta thấy chỉ có hai tham tố bắt buộc và do vậy ta có thể nhầm VTQT hữu tác chuyển vị tam trị với VTQT hữu tác chuyển vị song trị hay với một loại vị từ song trị nào đó. Chẳng hạn, quan sát câu sau:
Nhưng từ bưng xa, gió đã đưa về cái hương vị ngọt ngào mới mẻ của một mùa cây trái tốt tươi. [CL, LM]
Trong câu trên vị từ “đưa” có ba tham tố là “từ bưng xa”, “gió” và “cái hương vị ngọt ngào mới mẻ của một mùa cây trái tốt tươi”. Trong ba tham tố này, tham tố “từ bưng xa” có thể lược bỏ được. Đây là một tham tố không bắt buộc tức một chu tố của vị từ. Như vậy, dường như vị từ này chỉ còn lại hai tham tố không thể lược bỏ. Tuy nhiên, thực chất vị từ này có ba tham tố bắt buộc. Ở đây có một tham tố đã bị ẩn đi. Đó là
tốt tươi”. Trong câu trên, vị từ “đưa” có vị từ chỉ hướng “về” đi kèm. Đây là một vị từ chỉ hướng có mục tiêu ([+ Mục tiêu]). Vị từ này bắt buộc phải có một tham tố chỉ địa điểm, nơi chốn. Trong câu trên ta không thấy sự hiện diện của tham tố này nhưng thực chất không phải là không có. Ở đây, địa điểm, nơi chốn, cái Đích của quá trình hữu tác chuyển vị mà Đối thể di chuyển đến được hiểu ngầm là “ở đây-nơi này” tức là lấy vị trí của người nói làm mốc. Do vậy, vị từ “đưa” trong câu trên vẫn là một VTQT hữu tác chuyển vị tam trị. Vị từ này biểu thị một quá trình tác động của diễn tố thứ nhất Lực vào diễn tố thứ hai Đối thể “cái hương vị ngọt ngào mới mẻ của một mùa cây trái tốt tươi” và làm cho Đối thể này có sự di chuyển đến vị trí mới Đích là “ở đây-nơi này”, vị trí của người nói.
3/ VTQT hữu tác chuyển vị tứ trị: Là những VTQT hữu tác chuyển vị ngoài diễn tố thứ nhất là Lực, diễn tố thứ hai là Đối thể, diễn tố thứ ba là Đích còn có diễn tố thứ tư là Kết quả. Chẳng hạn, xét các câu sau:
1) SóngLựcđánh thuyềnĐT dạtKQ vào bờĐích. [NTCG, BTN]
2) (...), chỉ có gió lạnh thổi vun vútLực làm những hạt sương muối đọng trên những cánh hoa hồng trong vườnĐT rơiKQ xuống đấtĐích. [PA, BVTTVN]
Trong câu 1), vị từ “đánh” ngoài Lực tác động “sóng”, Đối thể bị tác động “thuyền” và Đích của quá trình di chuyển “bờ” còn có Kết quả của quá trình di chuyển là “dạt”. Câu 2) cũng tương tự. Vị từ “làm” ngoài Lực “gió lạnh thổi vun vút”, Đối thể “những hạt sương muối đọng trên những cánh hoa hồng trong vườn”, Đích “đất” còn có Kết quả là “rơi”.
Số lượng các vị từ nói chung có tới bốn diễn tố rất ít. Các VTQT cũng không