trào lưu ngữ pháp chức năng hiện đại, trình bày rõ ràng hơn khi nghiên cứu về các kiểu sự tình do vị từ biểu thị. Dựa trên hai thông số cơ bản là “Động (dynamism) và Chủ ý
(control)” [15, tr. 48], S.C. Dik đã đưa ra một bảng phân biệt các sự tình như sau:
Sự tình + Động SỰ KIỆN - Động TÌNH HUỐNG + Chủ ý Hành động Tư thế - Chủ ý Quá trình Trạng thái [15, tr. 50] Theo đó có bốn sự tình cơ bản được câu biểu thị là:
- Trạng thái: [- Động] [- Chủ ý] - Quá trình: [+ Động] [- Chủ ý]
- Tư thế: [- Động] [+ Chủ ý]
- Hành động: [+ Động] [+ Chủ ý]
Trong công trình của mình ông không đưa ra các ví dụ cụ thể minh hoạ từng sự tình nêu trên nhưng rải rác trong công trình đó có thể thấy một số câu tương ứng với các sự tình trên như sau:
- Trạng thái:
1) The table stood in the corner. [15, tr. 51] 2) John tasted the wine in the soup. [15, tr. 51]
3) John saw a beautiful bird. [15, tr. 51] - Quá trình:
The potatoes are cooking. [15, tr. 51]
- Tư thế: Ở đây có điểm cần lưu ý là trong bản dịch Ngữ pháp chức năng (NXB
ĐHQG TP Hồ Chí Minh, 2005), nhóm biên dịch dịch các câu này là các câu “Vị trí” mặc dù các chỗ khác vẫn dịch là “Tư thế”. Do vậy, để thống nhất chúng tôi đồng loạt sử dụng thuật ngữ “Tư thế”.
1) John stood on the table. [15, tr. 51]
2) John remained in the hotel for my sake. [15, tr. 53] - Hành động:
1) Mary cooked the potatoes. [15, tr. 50] 2) John tasted the soup. [15, tr. 51]
3) John looked at a beautiful bird. [15, tr. 51] 4) John cut down the tree for my sake. [15, tr. 53] 5) John cut down the tree with an axe. [15, tr. 53]
Tóm lại, các sự tình này, theo ông, được xác định bằng “thuộc tính hay quan hệ cụ thể được chỉ định bằng vị từ.”. [15, tr. 48]. Và các vị từ này đặc trưng cho các thực
thể mà ngữ định danh biểu thị. Ở đây, thuật ngữ “sự tình” (state of affairs) được ông dùng với cái nghĩa là “cái có thể là tình huống trong một thế giới nào đó.”. [15, tr. 48]. Sự phân biệt giữa các sự tình này được ông giới hạn trong phạm vi các chỉ định của kết cấu vị ngữ hạt nhân. Như vậy, ở đây khái niệm VTQT đã được nhắc đến mặc dù không được định nghĩa một cách rõ ràng. Tuy nhiên, qua những gì ông trình bày có thể hiểu ông quan niệm VTQT là những vị từ biểu thị những sự kiện không chủ ý hay những sự tình động không chủ ý. Thêm vào đó, quan sát 6 cấu trúc chức năng ngữ nghĩa hạt nhân của VTQT mà ông đưa ra trong số 18 cấu trúc chức năng ngữ nghĩa hạt nhân (Xin xem tr. 14) ta thấy VTQT có thể chỉ có một tham tố là Kẻ chịu tác động của quá trình (Processed-Proc) hay Lực (Force-Fo); có hai tham tố là Lực (Force-Fo) và Đích (Goal-Go); hay có ba tham tố là Lực (Force-Fo), Đích (Goal-Go) và tham tố thứ ba là Tiếp thể (Recipient-Rec), Hướng (Direction-Dir) hay Nguồn (Source-So).