Như trên đã nói, một trong số những người đầu tiên đưa ra khái niệm VTQT là W.L Chafe Khi phân biệt các đặc trưng nghĩa học của vị ngữ, W.L Chafe đã

Một phần của tài liệu đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của vị từ quá trình tiếng việt (Trang 37 - 40)

VTQT là W.L. Chafe. Khi phân biệt các đặc trưng nghĩa học của vị ngữ, W.L. Chafe đã chia cấu trúc nghĩa của câu ra làm ba loại cơ bản là trạng thái, quá trình và hành động.

Câu trạng thái là những câu mà vị từ của nó là vị từ trạng thái và có một danh từ là “kẻ nhận hành động ấy (đối tượng của hành động) đi kèm”. [9, tr. 127]. Ví dụ: The

wood is dry. (Củi khô). Ở đây, như trên đã nói, trong bản dịch Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ của W.L. Chafe do Nhà xuất bản Giáo dục in năm 1998 thuật ngữ “verb” mà

tác giả sử dụng được dịch sang tiếng Việt là “động từ” nhưng thực chất khái niệm này tương đương với thuật ngữ “vị từ” mà chúng tôi phân tích ở trên nên để cho thống nhất và tránh hiểu nhầm, ở đây chúng tôi sử dụng thuật ngữ “vị từ” này để thay thế cho thuật ngữ “động từ”.

Câu quá trình là những câu mà vị từ của nó là VTQT. Ví dụ: The wood dried. (Củi đã khô).

Câu hành động là những câu mà vị từ của nó biểu thị hoạt động hoặc hành động. Ví dụ: Michael ran. (Michael đã chạy).

Tuy nhiên, khi phân tích các câu, W.L. Chafe lại nhận thấy rằng có những câu mà vị từ của nó vừa là quá trình vừa là hành động. Ví dụ:

a. Michael dried the wood. (Michael đã làm khô củi).

b. The men tightened the rope. (Những người đàn ông đã kéo căng sợi dây). c. Harriet broke the dish. (Harriet đã làm vỡ đĩa).

d. The tiger killed the elephant. (Con hổ đã giết con voi).

Từ đây ông đề xuất một loại câu nữa là câu quá trình và hành động. Nhưng theo chúng tôi, bản chất của các câu này vẫn là biểu thị những hoạt động hay hành động nên có thể xếp chung chúng vào nhóm các câu hành động. Các câu mà W.L. Chafe cho là câu quá trình và hành động nêu trên về bản chất vẫn diễn đạt một biến cố trong đó có một tác thể thực hiện một hành động nào đó. Chỉ có điều trong các câu quá trình và

Đó là, “the wood” trong câu a, “the rope” trong câu b, “the dish” trong câu c và “the

elephant” trong câu d. Trong khi đó, trong câu hành động “Michael ran” (Michael đã chạy), hành động do vị từ biểu thị không tác động vào đối tượng nào cả. Hai kiểu câu

này chỉ phân biệt ở điểm hành động do vị từ biểu thị có tác động hay không tác động vào đối tượng khác còn bản chất vẫn diễn đạt một sự tình có sự chuyển biến từ tình huống này sang tình huống khác, một đặc điểm của sự tình động. Do vậy, theo chúng tôi, có thể gộp chung các câu mà W.L. Chafe quan niệm là câu quá trình và hành động vào loại câu hành động.

Để phân biệt các loại câu trên, trước hết ông phân biệt hai nhóm là phi trạng thái và trạng thái nhờ hai câu hỏi là “What happened? “Cái gì đã xảy ra?”” và “What’s

happening? “Cái gì đang xảy ra?””. [9, tr. 127]. Ngoài ra, ông cho rằng cũng có thể sử

dụng dạng thức tiếp diễn để phân biệt hai nhóm này. Theo ông, dạng thức phi trạng thái có dạng thức tiếp diễn không trùng với trạng thái. Ví dụ:

1) The wood is drying. “Củi đang khô đi”.

2) The men are laughing. “Những người đàn ông đang cười”. 3) Harriet is breaking the dish. “Harriet đang đánh vỡ đĩa”.

4) The wood is being dry. “Củi đang khô”. (ở một thời điểm nào đó). [9,

tr. 127]

Các câu 1), 2) và 3) là câu phi trạng thái còn câu 4) là câu trạng thái.

Tiếp theo, để phân biệt các câu trong nhóm các câu phi trạng thái ông đã sử dụng hai câu hỏi là: What did N do? (N làm gì?) và What happened to N? (Cái gì đã xảy ra

với N?). Ở đây, N là một danh từ nào đó. Theo ông, “câu có chứa hành động là câu trả

lời cho câu hỏi What did N do?” [9, tr. 128], câu chỉ quá trình là câu trả lời cho câu hỏi

What happened to N? và câu vừa là quá trình vừa là hành động là câu trả lời cả hai câu

hỏi trên. Ông đã nêu ra các ví dụ như sau:

1) What did Harriet do? “Harriet đã làm gì?”

She sang. “Cô ấy đã hát”.

2) What happened to Harriet? “Cái gì đã xảy ra cho Harriet?”

She died. “Cô ấy đã chết”.

She broke the dish. “Cô ấy đã đánh vỡ đĩa”. 4) What happened to the dish? “Cái gì đã xảy ra với cái đĩa?”

Harriet broke it. “Harriet đã đánh vỡ nó”. [9, tr. 128-129].

Trong các câu trên thì “She sang” và “She broke the dish” là các câu có chứa hành động còn các câu “She died” và “Harriet broke it” là các câu chỉ quá trình.

Từ việc phân biệt bốn loại câu trên, W.L. Chafe đã cho rằng vị từ có bốn đặc trưng ngữ nghĩa sau:

(1) (2) (3) (4)

V V V V

trạng thái quá trình hành động quá trình hành động

[9, tr. 128] Từ đây, kết hợp với yếu tố “hoàn cảnh”, W.L. Chafe cho rằng tiếng Anh có sáu loại vị từ sau:

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

V V V V V V

trạng thái quá trình hành động quá trình trạng thái hành động hành động hoàn cảnh hoàn cảnh

[9, tr. 131] Tương ứng với mỗi loại vị từ nêu trên, tác giả đưa ra sáu sơ đồ thể hiện cấu trúc ngữ nghĩa của mỗi loại vị từ trong đó có VTQT như sau:

“(2)

th The wood dried. “Gỗ đã khô”.

V N

quá trình” [9, tr. 134]

Trong sơ đồ trên các chữ được viết tắt như sau:

Th: thụ nhân N: danh từ V: vị từ

Tóm lại, ở đây thuật ngữ VTQT đã được nhắc đến. Đó là trung tâm của câu quá trình, là một loại câu phi trạng thái và là câu trả lời cho câu hỏi What happened to N?.

Tuy nhiên, trong công trình của W.L. Chafe, đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của VTQT mới chỉ dừng ở đây.

Một phần của tài liệu đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của vị từ quá trình tiếng việt (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w