5. Kết cấu của luận văn
4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan QLNN
Để tồn tại và phát triển bền vững, nhằm đạt được các mục tiêu trong kế hoạch giai đoạn 2013-2015 và định hướng phát triển đến năm 2020 của công ty, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong bối cảnh Việt Nam là thành viên WTO, đề nghị Nhà nước và các cơ quan QLNN cần nhanh chóng thực hiện các nội dung sau:
Nhà nước cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và ban hành hệ thống pháp luật đồng bộ, ổn định lâu dài, phù hợp với nền kinh tế thị trường và các cam kết quốc tế.
Hệ thống văn bản quản lý của Nhà nước liên quan đến hoạt động SXKD của VNPT cần được ban hành nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ. Các văn bản luật cần chi tiết, bao trùm được các nội dung hướng dẫn tránh phải ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn kèm theo;
Tiếp tục cải các hành chính, thực hiện chính phủ điện tử để giảm thiểu các khâu trung gian trong quá trình tổ chức hoạt động và thực hiện nghĩa vụ tài chính của Công ty Vinaphone với Nhà nước, đặc biệt là minh bạch, công khai các thủ tục hành chính.
Chính phủ cần nhanh chóng đánh giá kết quả và kết thúc thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP để tạo điều kiện VNPT nói chung và Công ty Vinaphone nới riêng mở rộng đầu tư vào mạng lưới và SXKD, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong nước và quốc tế trong lĩnh vực BCVT.
Đề nghị Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước xem xét không áp dụng qui định về các điều kiện được vay vốn đối với các khoản vay phục vụ đầu tư xây dựng mạng lưới của các công ty viễn thông.
Đề nghị Bộ Tài chính có quy định về các khoản mục phí cho hoạt động nghiên cứu thị trường, hoạt động PR, tài trợ, chăm sóc khách hàng, để các doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài trong các hoạt động Marketing.